VỤ CHÂU PHÁT LAI EM GIẾT ĐỔNG CHÍ NAM

Một phần của tài liệu Chuyên Án Z501 Vụ án Năm Cam (Trang 32 - 79)

Khoảng 12 giờ ngày 26.12.1987, Đổng Chí Nam sinh năm 1963 tại Sài Gòn, trú tại 1/17 đường Calmett, phường 19 (nay là phường Nguyễn Thái Bình), quận 1, thành phố Hồ Chí Minh là công nhân bốc xếp tại chợ cá cầu Ông Lãnh , đòi tiền bốc xếp của chủ hàng tôm tên Mỹ, dẫn tới có sự cãi nhau giữa Nam và chị Mỹ và anh Hùng lái xe chở hàng cho chị Mỹ(không xác định được địa chỉ của chị Mỹ và anh Hùng). Biết chủ hàng tôm là khách giao hàng thường xuyên cho chị ruột của mình là Châu Kim Hoa nên Châu Phát Lai Em đến để can thiệp, dẫn tới mâu thuẫn cãi nhau giữa Nam và Châu Phát Lai Em. Hai bên thách thức đánh nhau tay đôi nhưng được mọi người can ngăn nên cả hai cùng bỏ về nhà và lấy hung khí. Đổng Chí Nam chạy về nhà lấy 2 thanh sắt , mỗi thanh dài khoảng 80-90 cm, rồi đi đến đứng trước hẻm 88X Bến Chương Dương. Lúc đó Châu Phát Lai Em cũng từ nhà 88X (nhà của Châu Kim Hoa) trong hẻm 88X đi ra và gặp Nam ở đầu hẻm. Khi gặp Lai Em, Nam hỏi “mày muốn chơi tay không hay có đồ” sau đó Nam vừa vất 2 thanh sắt xuống đất thì Lai Em lao đến và dùng dao đã chuẩn bị trước đâm thẳng vào bụng Nam. Sau đó đâm liên tiếp 2 phát nữa làm Đổng Chí Nam gục xuống đường, Lai Em bỏ chạy, trên đường bỏ chạy thì vất con dao gần khu vực hiện trường rồi bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Đến ngày 11.2.1988 thì bị bắt. Cong Đổng Chí Nam được mọi người đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Sài Gòn, khoảng 14 giờ cùng ngày thì chết.

Biên bản giải phãu tử thi của Đổng Chí Nam:

- Vùng ngang rốn bên trái có 1 lỗ thủng kích thước 3x1cm, vết thương này làm thủng 1/3 phần dưới

dạ dày kích thước 1.5x1cm.

- Vết thương vùng nách trái khoảng liên sườn số 6.7 kích thước 3x1cm, vết thương này làm thủng

thùy dưới phổi trái kích thước 2.5x1cm.

- Vết thương vùng nách sau trái kích thước 3x1cm; vết thương này làm thủng mặt dưới tim thất

phải kích thước 1x0.5 cm.

Nguyên nhân chết: Do thủng mặt dưới tâm thất phải.

Nhân chứng Nguyễn Minh Chánh , là công nhân bốc xếp chứng kiến trực tiếp sự việc từ đầu đến cuối, có khai (lúc 14 giờ 30 phút ngày 26.12.1987 ngay sau khi sự việc xảy ra) “... sau đó tôi thấy anh Nam đi đến đứng trước căn nhà 89X Bến Chương Dương (cạnh hẻm 88X Bến Chương Dương), trên tay anh Nam có cầm 1 cây sắt đặc và 1 cây sắt ống nước dài khoảng 80-90 cm. Sau đó tôi thấy anh Lai Em cũng vừa đi đến gặp mặt anh Nam, anh Nam có hỏi : “mày muốn chơi tay không hay có đồ?”; liền sau đó tôi thấy anh Nam bỏ 2 cây sắt xuống đất thì anh Lai EM nhào vô đánh đâm đường...”. Lời khai này phù hợp với 3 vết tử thương trên người nạn nhân theo biên bản giải phẫu tử thi , phù hợp với kết luận giám định số 2447/C21 điều tra viên, kiểm sát viên, giám định viên : cũng tư thế mà Lai Em khai là Nam đè lên người. Lai Em cầm dao tay trái để đâm Nam, nhưng khi yêu cầu Châu Phát Lai Em đâm sang sườn trái thì bị can trả lời là không thực hiện được, phù hợp với lời khai của nhân chứng Lê Thị Hương buôn bán cá tại chợ Cầu Ông Lãnh và có mặt hôm đó, gián tiếp nghe thấy sự việc: “... Lai Em mặc áo sơ mi, trong tay áo có dấu 1 con dao găm, khi gặp Nam ở hẻm 88X thì Lai Em có nói với Nam là: Nếu có ngon thì chơi tay đôi, sau đó Nam vứt móc sắt xuống đường, Lai Em xông vào đâm Nam nhiều nhát bị lòi ruột sau đó Lai Em bỏ chạy...tôi nghe thấy mọi người kêt như vậy...”.

Lời khai của bị can Châu Phát Lai Em không ghi ngày tháng năm 1988 và bản kết luận điều tra số 196/PC16-HS ngày 8.4.1988: “Lai Em trượt chân té trên lề đường đồng thời cướp 1 con dao của 1 người bán

buôn của 1 người bán buôn ngồi tại lề đường để chống cự lại Nam, và bị Nam chạy đến ôm cở, nên Lai Em dùng dao đâm 1 nhát vào bụng nam...”

Bị can Châu Phát Lai Em còn khai trong các bản cung ngày 20.3, 12.4, 6.6 và ngày 26.6.2002: “... tôi bỏ chạy...Nam phóng con dao theo nhưng không trúng... tôi vấp ngã ngửa, anh Nam lao đến đè lên người...tay trái tôi quơ được con dao của Nam, tôi (Lai Em) cầm dao tay trái đâm anh Nam nhiều nhát, sau đó hất anh Nam xuống đất và bỏ chạy...”. với những tài liệu, kết quả điều tra nêu trên (lời khai nhân chứng, biên bản giải phẫu tư thi, kết luận giám định, thực nghiệm điều tra...) đã bác bỏ hoàn toàn lời khai chối tội của bị can Châu Phát Lai Em.

Với những tài liệu đã thu thập được, để có cơ sở xác định Lai Em đã sử dụng dao mang theo để đâm nhiều nhát rất quyết liệt vào chỗ hiểm của Nam trong khi Nam đã bỏ hung khí để định đánh nhau tay không với tên Lai Em. Hành động giết người của Lai Em thể hiện rõ tính côn đồ, hung hãn của y. Hành vi của Châu Phát Lai Em đã phạm tội giết người.

Tang vật của vụ án là con dao đã bị mất nhưng với lời khai nhân chứng, bị can, biên bản giải phẫu tử thi, sổ tay trang 401 của bác sĩ pháp y có thể khẳng định: hung khí mà bị can sử dụng để gây án là con dao sắc nhọn có bản rộng khoảng 3cm. Con dao thu được tại hiện trường đã được thay bằng con dao khác tại biên bản bàn giao hồ sơ và tang vật vụ án và hai thanh sắt theo phiếu nhập, xuất và bàn giao tang vật vụ án, nhưng hiện nay Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh không tìm thấy không xác định được 2 thanh sắt này có phải là tang cật của vụ án không

Hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án của Nguyễn Minh Tuân

Ngày 13.12.1988 Công an quận 1, thành phố Hồ Chí Minh có quyết định di lý vụ án Châu Phát Lai Em phạm tội “giết người” đến phòng PC16-Công an thành phố Hồ Chí Minh để điều tra theo thẩm quyền. Nguyễn Minh Tuân là điều tra viên đã được phân công thụ lí điều tra vụ án này . Ngày 22.2.1988 Nguyễn Minh Tuân viết bản kế hoạch điều tra vụ án được lãnh đạo đội duyệt, sau đó tiến hành điều tra. Ngày 8.4.1988 kết luận điều tra vụ án và chuyển hồ sơ vụ án cho viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đề nghị truy tố Châu Phát Lai Em về tội giết người theo điều 101 khoản 3, Bộ luật hình sự 1985 là trường hợp phạm tội “trong tình trạng thần kinh bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân”.

Quá trình điều tra vụ án bị can Nguyễn Minh Tuân đã để ngoài hồ sơ vụ án lời khai của nhân chứng trực tiếp rất quan trọng là anh Nguyễn Minh Chánh . Kết luận điều tra vụ án chỉ dựa theo lời khai chối tội của bị can Châu Phát Lai Em.

Bị can Nguyễn Minh Tuân đã biết rõ con dao mà công an quận 1 chuyển không phải là con dao mà bị can Châu Phát Lai Em đã sử dụng để gây án nhưng Nguyễn Minh Tuân vẫn chuyển cùng hồ sơ vụ án đề nghị truy tố. Mặt khác theo phiếu nhập, xuất và bàn giao tang vật mà Nguyễn Minh Tuân chuyển lên tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh gồm : 1 con dao và 2 thanh sắt nhưng trên kết luận điều tra vụ án chỉ nêu tang vật là 1 con dao(biên bản thu hồi tang vật tại hiện trường ngày 26.12.1987 cũng chỉ có 1 con dao).

Các hành vi trên đây của Nguyễn Minh Tuân đã dẫn đến làm sai lệch bản chất vụ án. Mặc dù Tuân vẫn thảo theo kết luận điều tra đề nghị truy tố Châu Phát Lai Em, ngưng lại trên cơ sở hồ sơ đã bị làm sai lệch theo hướng không phạm tội như đã nêu ở trên. Bị can Nguyễn Minh Tuân đã thừa nhận việc làm sai phạm của mình. Mặc dù đã thừa nhận sai phạm của mình nhưng Nguyễn Minh Tuân không thừa nhận có tiêu cực trong việc này , chỉ thừa nhận việc sai phạm của mình là do điều tra thiếu thận trọng, cẩu thả, trình độ non kém.

Hành vi trên của Nguyễn Minh Tuân đã phạm vào tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, tội danh được quy định tại khoản 2 điều 236 BLHS 1985 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. ....mất trang119

Văn thư của phòng kiểm sát điều tra án trị an là chị Hải (chị Hải hiện đang định cư tại Mỹ) nhưng phát cũng thừa nhận là không có cơ sở nào để xác định hồ sơ Phát đã giao lại cho văn thư của phòng, toàn bộ hồ sơ vụ án bị mất trách nhiệm thuộc về phát.

Bị can Lâm Xuân Phát còn khai : khi được phân công thụ lý kiểm sát điều tra, sau khi nghiên cứu hồ sơ và kết luận điều tra, Lâm Xuân Phát đã viết đề xuất với nhận thức là Châu Phát Lai Em có dấu hiệu của tội “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”. Nay được điều tra viên cho xem lại bản kết luận điều tra vụ án này còn lưu lại thì thấy nạn nhân không có hành vi tấn công bị can, như vậy là để lọt tội giết người đối với bị can Châu Phát Lai Em. Mặc dù thời gian đã lâu , nhưng rõ ràng việc để mất hồ sơ gốc vụ án và cả hồ sơ kiểm sát dẫn đến rất nhiều ván đề tồn tại trong quá trình giải quyết vụ án này , đến nay không thể giải đáp được.

Hành vi trên của Lâm Xuân Phát đã phạm vào tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng , tội danh được quy định tại khoản 2 điều 220 BLHS 1995 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đối với ông Nguyễn Văn Bông (nguyên phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh) đã ký lệnh tạm tha và quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án, bị can như trên đã nêu. Đến nay mất hồ sơ gốc nên không xác định được là dựa vào cơ sở nào mà ông Bông đã thay đổi tội danh từ tội “giết người” (điều 102 BLHS năm 1985) sang tội “giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” thì không thấy kết quả xử lý. Vì hồ sơ gốc đã mất , do đó không có cơ sở xác minh mức độ sai phạm của ông Bông trong việc đình chỉ đối với bị can Châu Phát Lai Em.

Việc để lọt tội giết người của Châu Phát Lai Em (một đói tượng có nhiều tiền án, tiền sự, tay chân thân tín của Năm cam), hắn tiếp tục có điều kiện thực hiện các hành vi phạm tội khác trong thời gian dài, làm mất ổn định trật tự xã hội trên địa bàn rộng lớn, ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Hậu quả mà bọn chúng đã gây ra là đặc biệt nghiêm trọng. Sinh năm 1963, trú tại 152/1, đường Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng , quận 7, thành phố Hồ Chí Minh làm đơn tố cáo Châu Phát Út, đã nhờ đồng bọn chém gây thương tích cho Minh vào tối ngày 10.8.1999 tại quán cà phê 3B, bến Chương Dương. trước đây Minh không dám tố cáo vì khiếp sợ thế lực của anh em nhà Châu Phát Lai Em (Lai Em là anh ruột của Châu Phát Út và là tay chân thân cận của Năm cam) cụ thể sự việc đó như sau:

Do có sự cãi nhau giữa Lân là con trai của Châu Phát Lai Anh (Lai Anh là anh ruột của Châu Phát Út) và Hoà là em trai của Trần Văn Minh , Minh đã nói lại sự việc này với Châu Phát Út nên dẫn tới Út bực tức với Minh. khoảng 20 giờ ngày 10.8.1999 , Châu Phát Út đến quán “BARCONKET” (sau này đổi tên thành nhà hàng Hoàng Hôn), thì gặp Nguyễn Trần Lam (Lam là bạn tù trước đây với Út tại trại Xuyên Mộc) và Đinh Tuấn Huy (bạn của Lam) cùng với Châu Phát Lai Em ngồi uống rượu, được một lúc thì Út chửi và đến kéo Lam đứng dậy,Lam kéo Huy đi theo. Út đi 1 xe máy chạy trước, Lam đi xe mô tô L.A chở Huy chạy theo sau. Đi đến chợ Cá cầu Ông Lãnh, Út dựng xe bên lề đường và đi vào nhà em rể tên là Của (hiện Của đã chết), Của đưa cho Út 1 thanh kiếm rồi Út đi ra và đưa kiếm cho Huy cầm, lúc này Huy và Lam biết là đi chém ai đó. Út lên xe chạy trước, Lam và Huy chạy theo sau , đi một đoạn đến quán 3B Bến Chương Dương thấy Trân Văn Minh đang uống cà phê với một số người, Út chỉ tay vào Minh và nói: “chém chết mẹ thằng áo xanh cho tao” ngay lúc ấy Huy cầm kiếm lao vào chém Minh , Minh giơ tay trái lên đỡ và bị thương ở tay rồi bỏ chạy, Huy chạy theo mấy mét chém tiếp nhưng không trúng, Huy chạy lại chỗ Lam đang chờ . Xe không nổ máy nên Huy phải đẩy khoảng 100m thì xe nổ máy. Lam chở Huy cầm kiếm ngồi sau bỏ chạy đến đầu đường Nguyễn Công Trứ (cửa hàng SAIGON SHIP) thì dừng lại và Lam gọi điện thoại cho Út nhưng không gặp. Sau khi gọi điẹn cho Út không được, Lam nói Huy giấu chiếc kiếm ở bồn hoa trước cửa công ty SAIGON SHIP rồi chở Huy về nhà mình thuê ở 600 Lê Quan Định ngủ. Châu Phát Út lúc đó đã chạy xe về nhà thay quần áo khác và ra Hợp tác xã bốc xếp bến Chương Dương làm việc. Trần Văn Minh được mọi người đưa vào cấp cứu tại trung tâm chấn thương chỉnh hình điều trị. Khoảng 2 tuần sau Lam gặp Út, sau đó Út có rủ Lam, Huy đi nhậu và “bao chơi gái” chứ Út không cho tiền Lam và Huy.

Trần Văn Minh điều trị tại bệnh viện khoảng 20 ngày thì về. Châu Phát Lai Em đến thăm Minh và có ý đe doạ nếu như Minh làm đơn tố cáo với công an. Châu Phát Út cũng tới thăm và đưa cho Minh 2 triệu đồng. Vì lo sợ thế lực của gia đình Châu Phát Lai Em, nên trước đây Minh không dám tố cáo như đã nêu ở trên. Vợ Trần Văn Minh có đơn trình bày tổng số tiền điều trị của Minh là 9.2 triệu đồng.

Gia đình Đinh Tuấn Huy tự nguyện bồi thường cho gia đình Minh 2 triệu đồng nhưng chị Phượng(vợ Trần Văn Minh) không nhận.

Do đã quá lâu nên đến nay chiếc kiếm không thu hồi được, nhưng với lời khai nhận của các bị can và lời khai của bị hại, nhân chứng có đủ cơ sở xác định hung khí mà các bị can sử dụng để gây án là 1 thanh kiém dài khoảng 80cm, rộng 5cm, mũi nhọn.

Bản kết luận giám định y pháp số 2284/C21(CIII) ngày 18.6.2002 của Viện khoa học hình sự Bộ công an kết luận thương tích của Minh: cứng các khớp liên đốt ngón trỏ, giữa, nhẫn và út bàn tay trái, tỉ lệ thương tật là 27%.

Vụ Châu Phát Út dùng dao chém Trát Minh Dũng đêm 21.11.2000 tại chợ cá Cầu Ông Lãnh

Khoảng 2 giờ 30 phút ngày 21.11.2000, tại chợ cá Cầu Ông Lãnh, quận 1, tên Châu Phát Út và anh Trát Minh Dũng , sinh năm 1970, trú tại 81/65 Bến Chương Dương, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh cùng là công nhân bốc xếp thuộc hợp tác xã số 1 Bến Cầu Chương Dương đang làm việc, tên Út có nói với anh Trát Minh Dũng: “mày làm ở trong chợ hay ngoài đường?”. Anh Dũng trả lời “làm ở đâu thì cũng là làm”. Hai người cãi nhau, anh Dũng có đẩy làm Út ngã vào chậu cá, Út đứng dậy bỏ đi còn anh Dũng vẫn tiếp tục làm việc. Sau vài phút anh Dũng nghe có người kêu, liền quay lại thì thấy tên Út đang vung dao lên chém mình, Dũng đưa tay phải lên, tên Út chém liên tiếp anh Dũng 3 phát, sau đó vất dao tại hiện trường, rồi bỏ đi và trốn khỏi nơi cư trú. Đến ngày 14.2.2000 tới công an phường Cầu ông Lãnh tự thú, còn anh Dũng được mọi người đưa đi cấp cứu tạitrung tâm chấn thương chỉnh hình Thành phố.

Bản kết luận giám định y pháp số 1632/TT.00 ngày 15.12.2000 của tổ chức giám đinh – pháp y tâm thần

Một phần của tài liệu Chuyên Án Z501 Vụ án Năm Cam (Trang 32 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)