chồi của mẫu Kim ngân
Nhóm cytokinin là nhóm chất kích thích sự phân chia tế bào mạnh mẽ, đặc biệt là sự phân hóa chồi, trong một số trường hợp chúng có tác dụng phá ngủ nghỉ của hạt, củ, chồi,... Có ba loại cytokinin chính thường dùng trong nuôi cấy mô tế bào thực vật là kinetin, zeatin và BAP. Trong đó BAP được sử dụng thông dụng nhất, do vậy đã chọn BAP để khảo sát khả năng nhân nhanh chồi in vitro của cây Kim ngân.
Sau 2 tuần vào mẫu vô trùng Kim ngân, sẽ cấy chuyển sang môi trường MS có bổ sung 30g/l saccarose, 6g/l Agar và BAP ở các nồng độ khác nhau. Sau 4 tuần nuôi cấy, kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ BAP đến khả năng nhân nhanh chồi Kim ngân
Công thức (CT) CT 1 (ĐC) CT2 CT3 CT4 CT5
Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy: Giá trị F lớn hơn Fcrit vậy nên các công thức khác nhau cho hệ số nhân chồi khác nhau. Các thí nghiệm bổ sung BAP đều cho kết quả nhân nhanh chồi cao hơn công thức đối chứng không có bổ sung BAP. Hệ số bật chồi của Kim ngân tăng từ 1,73 lần đến 5,03 lần khi bổ sung BAP từ 0mg/l đến 1 và 2mg/l. Tuy nhiên khi tăng nồng độ BAP lên 3, 4 và 5mg/l thì hệ số bật chồi Kim ngân lại bị giảm xuống tương ứng là 4,17 lần; 3,5 lần và 2,33 lần. Như vậy nhìn vào kết quả trên ta thấy bổ sung BAP 2mg/l cho hệ số nhân chồi cao nhất đạt 5,03 lần, chồi khỏe, mập và xanh.
Hình 4.2. Hình ảnh nhân nhanh chồi của mẫu Kim ngân khi môi trường có bổ sung BAP 2 mg/l
Kết quả thu được được giải thích như sau: BAP là một trong các cytokinin có vai trò trong việc hoạt hóa quá trình phân bào, nhờ có tác dụng tái sinh và phân hóa chồi cho cây. Khi tăng dần nồng độ BAP từ 0 đến 2mg/l trong môi trường nuôi cấy thì hệ số nhân chồi cao nhất, chất lượng chồi tốt. Tuy nhiên khi tiếp tục tăng nồng độ BAP lên 3, 4, 5mg/l không những không cho kết quả cao hơn mà còn có xu hướng giảm là vì hàm lượng BAP cao có thể gây độc cho mẫu, từ đó gây ức chế khả năng tạo chồi cho mẫu Kim ngân.