CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TRÁI THANH LONG SANG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2015-

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thanh long của việt nam sang thị trường trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 50)

TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2015-2020

2.1. Tổng quan thị trường Trung Quốc 2.1.1. Quy mô thị trường

Nhu cầu của thị trường Trung Quốc khá đa dạng và có thể được xem là một thị trường dễ tính do các tầng lớp dân cư khác nhau có thu nhập khác nhau. Đây là một thị trường đặc trưng bởi sự tồn tại của các loại hàng hóa có quy cách và chất lượng khác nhau xa đến mức giá cả hàng hóa chênh lệch nhau hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Quả thanh long tại thị trường Trung Quốc được ưa chuộng bởi vì cơng dụng tuyệt vời mà loại quả này mang lại. Thanh long có tính ngọt mát, bổ sung nhiều vitamin và chất xơ, protein….Vì thế người tiêu dùng Trung Quốc quan tâm đến sức khỏe ngày càng ưa chuộng thanh long.

Hình 2. 1. Biểu đồ cơ cấu dân số của Trung Quốc năm 2020

Với dân số khoảng 1.4 tỷ dân, đặc biệt cơ cấu dân số trẻ, hằng năm Trung Quốc tiêu thụ một lượng rất lớn các hàng hóa. Mặt hàng thanh long của Việt Nam khi nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc rất được ưa chuộng, bởi lẽ “thanh long” với vỏ ngoài màu hồng đỏ đậm, bản thân nó tượng trưng cho sự cát tường và thịnh vượng; với tên gọi thanh long, nó gợi lên hình ảnh rồng bay phượng múa, phát tài phát lộc, đặc biệt rất phù hợp trong việc thờ cúng. Chẳng những thế mà Trung Quốc trở thành quốc gia tiêu thụ thanh long lớn nhất châu Á. Tỷ trọng nhu cầu tiêu thụ thanh long của Trung Quốc giai đoạn 2011-2015 là 81.2% về lượng và 72.8% về giá trị.

2.1.2. Nguồn cung thanh long của Trung Quốc

Nguồn cung thanh long tươi cho Trung Quốc hiện nay chủ yếu từ nguồn nội địa và nhập khẩu từ Việt Nam. Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, năm 2016, nước này nhập thanh long tưới 523.3 nghìn tấn với tổng kim ngạch 381.1 triệu USD, đa phần nhập từ Việt Nam với kim ngạch và giá trị chiếm 99%. Indonesia cũng đã được chấp thuận cho phép xuất khẩu thanh long vào thị trường Trung Quốc, tuy nhiên số lượng còn hạn chế.

Về nguồn cung nội địa, hiện nay thanh long tại Trung Quốc chủ yếu được trồng ở một số địa phương phía Nam như Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam, Hải Nam... qui mô ngày càng được mở rộng. Thanh long đã được một số địa phương như Quảng Tây, Hải Nam đưa vào danh mục trái cây trọng điểm phát triển trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 13, dự kiến diện tích gieo trồng và sản lượng thanh long nội địa Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong một số năm tới đây.

Theo các chuyên gia, do người dân Trung Quốc đặc biệt ưa chuộng thanh long, nên trong vài năm gần đây diện tích trồng thanh long nội địa của Trung Quốc đã tăng hơn 10 lần, và trồng tập trung tại tỉnh Quảng Tây. Đây cũng là tỉnh có sản lượng thanh long cao nhất của Trung Quốc, diện tích trồng thanh long và sản lượng dự kiến đạt lần lượt 20.000 ha và 500.000 tấn trong năm 2020.

Thanh long của Trung Quốc chủ yếu là thanh long ruột đỏ và cung cấp chủ yếu tập trung trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm.

Theo Produce Report, ngoài việc nhập khẩu thanh long từ Việt Nam thì vào ngày 23/5/2020, Cơ quan Hải quan Trung Quốc đã thông báo một số loại thanh long tươi từ Indonesia được phép nhập khẩu vào Trung Quốc do đáp ứng các yêu cầu vệ sinh kiểm dịch tăng cường. Các loại trái cây được phê duyệt lần này là thanh long ruột tím, thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng. Theo thơng báo, việc phân loại, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển thanh long tới Trung Quốc phải được kiểm tra bởi Cơ quan Kiểm dịch Thực phẩm Indonesia hoặc các cá nhân được tổ chức này ủy quyền. Mặc dù thanh long không phải là loại trái cây bản địa của Indonesia, nhưng diện tích trồng thanh long tại nước này từ năm 2000 đến nay đang ngày càng tăng. Sản xuất thanh long hiện bao phủ gần như toàn bộ các vùng trên cả nước, trong đó Jember, Pasuruan, Malang, Lumajang và Banyuwangi tại East Java là các vùng sản xuất chính. Phần lớn thanh long của Indonesia được tiêu dùng nội địa và phần còn lại được xuất khẩu. Những người trồng thanh long Indonesia có thể cung cấp cho thị trường gần như quanh năm, với thanh long ruột đỏ là loại được trồng phổ biến nhất và được người tiêu dùng nội địa ưa chuộng.

Như vậy, hiện tại thanh long Trung Quốc chủ yếu là nhập khẩu từ các nước khác với trị giá hơn 90%, nguồn cung nội địa chiếm tỷ lệ không đáng kể. Tuy nhiên, trong tương lai việc xuất khẩu thanh long vào thị trường Trung Quốc có thể sẽ bị giảm vì Trung Quốc ngày càng mở rộng diện tích trồng thanh long.

2.1.3. Xu hướng tiêu dùng và các nguyên tắc phát triển thị trường thanh long tại Trung Quốc

2.1.3.1. Một số đặc điểm về thị hiếu và nhu cầu thanh long tại Trung Quốc

Thị hiếu tiêu dùng: Bản sắc văn hóa Trung Quốc mang những đặc điểm truyền thống

nhất của văn hóa châu Á, họ rất coi trọng tâm linh truyền thống. Vì vậy, những sản phẩm mang ý nghĩa về sự giàu có, thịnh vượng, tốt đẹp rất được đề cao. Trái thanh long với tên gọi của nó đã đem lại một cảm quan rất tốt đối với người tiêu dùng. Đặc biệt, người Trung Quốc rất coi trọng sức khỏe, những sản phẩm chất lượng tốt, đem lại sức khỏe tuyệt với sẽ ln được săn đón trên thị trường. Trái thanh long với vị ngọt

thanh, có nhiều cơng dụng đối với sức khỏe như cải thiện lão hóa, tốt cho tim mạch, giải tỏa căng thẳng…nên ngày càng ưa chuộng tại thị trường này.

Nhu cầu thanh long: Trung Quốc là một trong những quốc gia đơng dân nhất thế giới,

vì thế nhu cầu tiêu thụ trái cây nói chung và thanh long nói riêng ngày càng tăng. Hơn 90% thanh long tiêu thụ tại Trung Quốc được nhập tại Việt Nam, như thế đủ cho chúng ta thấy thị trường Trung Quốc có nhu cầu rất lớn đối với trái cây này và có thể sẽ cịn tăng cùng với tốc độ gia tăng dân số.

Hình 2. 2. Tỷ trọng xuất khẩu thanh long của Việt Nam 2015

Nguồn: Vietnambiz

Như hình vẽ trên ta thấy nhu cầu thanh long của Trung Quốc so với các nước khác là rất cao. Trong 2015 thanh long Việt Nam xuất khẩu sang khoảng 40 thị trường thì trong đó Trung Quốc đã chiếm đến 81.2% về lượng và 72.8% về giá trị. Điều đó chứng tỏ Trung Quốc là thị trường tiềm năng đối với thanh long Việt Nam.

2.1.3.2. Nguyên tắc phát triển thị trường thanh long tại Trung Quốc

Có bốn nguyên tắc cơ bản để phát triển thị trường thanh long tại Trung Quốc như sau:

Phải nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng: Để sản xuất ra sản phẩm được ưa

chuộng và tiêu thụ rộng rãi, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và nắm bắt được xu hướng tâm lý, thị hiếu của khách hàng tiềm năng, từ đó tạo ra sản phẩm phù hợp với tính đa dạng của thị trường. Sản xuất và xuất khẩu thanh long chỉ là một phần nhỏ trong xuất khẩu nông sản Việt Nam. Vì vậy, việc quy hoạch trồng thanh long phụ thuộc rất lớn vào thị trường xuất khẩu, phải phù hợp với chủng loại người tiêu dùng ưa thích.

Định giá sản phẩm phù hợp với người tiêu thụ: Trung Quốc là một đất nước đông dân,

dân cư phân bố đa dạng các tầng lớp. Do đó, các nhà kinh doanh cần phải dựa vào đặc điểm cung và cầu, xu hướng tiêu dùng để định giá cho sản phẩm của mình, khơng q cao cũng không quá thấp đối với từng tầng lớp lao động.

Bảo đảm thời gian giao hàng: Trong bất cứ cuộc giao dịch nào thì người xuất khẩu

cũng cần đảm bảo đúng thời gian giao hàng, đúng địa điểm. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu giao hàng chậm, không đúng thời gian quy định, sẽ làm mất uy tín với khách hàng, dẫn đến mất cơ hội kinh doanh.

Duy trì chất lượng sản phẩm: Thương nhân Trung Quốc cũng không yêu cầu quá khắt

khe về chất lượng sản phẩm, nhưng chất lượng phải ổn định, không nên lúc cao lúc thấp. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng không cần thiết phải đưa ra sản phẩm quá cao so với yêu cầu của họ, vì điều đó đồng nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam phải bỏ ra rất nhiều vốn đầu tư, mà lợi nhuận thì có thể sẽ khơng cao.

2.2. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc

Xuất khẩu thanh long tạo nguồn vốn tích lũy quan trọng để nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cơng nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng đói nghèo và chậm phát triển. Để cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong một thời gian ngắn địi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị và cơng nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể lấy từ nhiều nguồn thu như: Đầu tư của nước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, dịch

vụ thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động, xuất khẩu hàng hóa. Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ tuy quan trọng nhưng cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Như vậy, nguồn vốn thu từ hoạt động xuất khẩu đóng vai trị quan trọng nhất để nhập khẩu và cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Từ thực tiễn hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt nam trong những năm qua cho thấy, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu thanh long nói riêng thực sự mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia và là nhân tố quan trọng thu hút được một số lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài. So với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu như hàng dệt may, giầy da hay cơ khí…thì trong cùng một lượng kim ngạch xuất khẩu thu về như nhau, tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của mặt hàng thanh long rất thấp, do đó thu nhập ngoại tệ rịng của hàng thanh long xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều.

Mặt khác, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu thanh long nói riêng cịn tạo nguồn thu ngoại tệ mạnh cho phép chúng ta gia tăng dự trữ quốc gia và chủ động trong việc điều hòa cung cầu tiền tệ.

Xuất khẩu thanh long góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng sử dụng có hiệu quả, nhất là nguồn lực và lợi thế quốc gia.

Do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi nhanh chóng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa để phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới là con đường tất yếu đối với Việt Nam.

Để phục vụ cho xuất khẩu, việc tổ chức sản xuất ở mỗi quốc gia đều phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới. Điều này tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển; bao gồm:

- Xuất khẩu thanh long sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển thuận lợi: Đẩy mạnh xuất khẩu thanh long sẽ cho phép mở rộng quy mô sản xuất, tạo điều kiện để nhiều ngành nghề mới ra đời, gây phản ứng dây chuyền thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo, kết quả là làm tăng tổng sản phẩm xã hội và nền

kinh tế phát triển nhanh. Ví dụ, xuất khẩu thanh long sẽ kéo theo sự phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ khác như sản xuất bao bì, vận chuyển, ngành cơng nghiệp chế biến thanh long…

- Xuất khẩu thanh long tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn để nhập khẩu thiết bị và công nghệ tiên tiến góp phần hiện đại hóa kinh tế đất nước, tạo ra năng lực sản xuất mới mạnh mẽ hơn. Đồng thời thông qua xuất khẩu thanh long chúng ta chứng minh được khả năng của Việt Nam về các sản phẩm rau quả nhiệt đới, về khả năng hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối tác trong sản xuất, kinh doanh. Từ đó tăng thêm niềm tin và sự chủ động trong phát triển kinh tế đất nước.

- Thông qua xuất khẩu thanh long, các nhà sản xuất trong nước buộc phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường nước ngoài. Để chiến thắng trong cạnh tranh đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất tốt hơn, quản lý và kinh doanh hiệu quả hơn để tăng năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn các đòi hỏi ngày càng cao của thị trường.

- Xuất khẩu thanh long còn là yếu tố quan trọng nhằm phát huy mọi nguồn nội lực, tạo thêm vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Xuất khẩu thanh long có tác động tích cực và hiệu quả đến việc nâng cao đời sống của nhân dân trên cơ sở tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

Sản xuất hàng hóa xuất khẩu khả năng thu hút hàng triệu lao động và làm việc với thu nhập cao. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, với khoảng hơn 40 triệu lao động, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm ở nơng thôn hiện nay khoảng 25%. Đẩy mạnh xuất khẩu thanh long sẽ làm tăng số lượng công ăn việc làm, do đó thu hút được thêm nhiều lao động, đặc biệt là lao động ở các vùng nông thôn vào các khu công nghiệp, khu chế xuất và các vùng chuyên canh cây trồng để sản xuất hàng xuất khẩu. Ngành thanh long xuất khẩu là ngành sử dụng nhiều lao động vào quá trình sản xuất - kinh doanh. Đây là một ưu thế quan trọng hiện nay vì hàng năm Việt Nam phải giải quyết thêm việc làm

cho hơn 1,4 triệu người bước vào tuổi lao động. Ví dụ, để trồng và chăm sóc 1 ha thanh long mỗi năm cần sử dụng tới 20 lao động. Trong khi đó, giá nhân cơng Việt Nam rẻ hơn các nước khác trong khu vực như Thailand từ 2 - 3 lần. Lợi thế này sẽ không tồn tại lâu dài và dần mất đi cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước.

Để nắm vững và làm chủ được cơng nghệ trong q trình sản xuất, người lao động buộc phải nâng cao trình độ cả lý thuyết và thực hành. Như vậy, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ có tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động cả về tính chất ngành nghề và cả về chất lượng lao động. Đồng thời, với việc đẩy mạnh xuất khẩu thanh long sẽ góp phần tăng thu nhập của người lao động, tạo điều kiện để họ nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần. Ngồi ra, một phần kim ngạch xuất khẩu có thể dùng để nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của đời sống con người. Xuất khẩu thanh long đã và đang đóng vai trị quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân vốn phần lớn đang sống trong nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu.

Xuất khẩu thanh long góp phần giữ vững ổn định nền kinh tế đất nước

Việt Nam là một nước từ nông nghiệp đi lên, dân cư trước đây chủ yếu lao động nông nghiệp. Nghề trồng thanh long xuất khẩu cũng sử dụng nhiều lao động tại chỗ hơn là nguồn vốn đầu tư nước ngồi. Nghề trồng thanh long nói riêng và nơng sản nói chung, có vai trị quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam vì liên quan đến hơn 70% dân số, là một thị trường lớn cho các ngành sản xuất khác. Khi xuất khẩu thanh long giữ được ổn định và tăng trưởng, nền kinh tế có nhiều cơ hội để phát triển.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thanh long của việt nam sang thị trường trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w