Khái niêm căn bản về NAT

Một phần của tài liệu Do an tot nghiep_thuy pdf (Trang 44 - 46)

NAT được dùng khi cá nhân dùng địa chỉ mạng riêng của mình để kết nối vào Internet (Trong khi muốn kết nối được với Internet thì yêu cầu bạn phải có địa chỉ mạng chung – Public Address)

Địa chỉ mạng chung sử dụng trên Internet chỉ tồn tại duy nhất và thông thường được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Providers – ISPs) hay còn gọi là địa chỉ IP hợp lệ. Địa chỉ mạng riêng được sử dụng trong mạng nội bộ (Local Address Networt- LAN). Địa chỉ này thì không cần phải cung cấp từ nhà dịch vụ mà có thể được cung cấp bởi người quản trị mạng nội bộ. Nhưng không bao giờ địa chỉ mạng riêng đó lại được sử dụng trên Internet.

NAT có thể giúp bạn vào Internet ngay trong khi bạn đang sử dụng địa chỉ mạng riêng đó. Thực hiện được điều đó là do NAT cho phép bạn chuyển đổi giữa hai kiểu địa chỉ đó, bất kể bạn đang ở mạng nội bộ có kích thước như thế nào trong khi ISPS chỉ cung cấp cho bạn duy nhất một địa chỉ chung duy nhất.

NAT sẽ biến đổi địa chỉ nguồn và khi ra khỏi mạng nội bộ thì nó sẽ sử dụng địa chỉ mạng chung để vào Internet. Và nếu đứng từ Internet thì sẽ không thể biết được địa chỉ riêng của máy mà chỉ biết được địa chỉ chung của mạng nội bộ. NAT sẽ nhận biết các địa chỉ mạng của các máy trong mạng nội bộ thông qua số cổng dịch vụ.

 Bí mật được địa chỉ mạng nội bộ với mạng bên ngoài.

 Nếu kết nối vào Internet thì nó sẽ tiết kiệm được địa chỉ chung (địa chỉ Internet).

 Nó sẽ phục vụ cân bằng tải và có thể chia ra nhiều server khác nhau ở bên trong mạng nội bộ.

 Quá trình phân phối khoá sẽ được đảm bảo bí mật.

 Nếu thay đổi địa chỉ Internet cũng không cần phải cấu hình lại cho từng máy sẽ rất thuận lợi cho người quản trị.

 Giảm được chi phí đầu tư.

Nhưng cùng với những ưu điểm nêu trên thì nó cũng không tránh khỏi các nhược điểm:

 Tốc độ xử lí chậm vì phải phân tích lại gói tin, ghi lại địa chỉ và tính toán địa chỉ gói tin.

 Dễ xảy ra tắc nghẽn nếu quá nhiều thông tin cùng qua lại một thời điểm.

Chúng ta sẽ tìm hiểu về một số phương thức đổi địa chỉ của NAT sau đây.

3.3.2. Cách đổi địa chỉ IP động (Dynamic - NAT)

NAT động là một trong những kĩ thuật chuyển đổi địa chỉ IP NAT (Network Address Translation). Các địa chỉ IP nội bộ được chuyển sang IP NAT như sau:

Hình 8: Cách đổi đia chỉ IP động.

NAT Router đảm nhận việc chuyển dãy IP nội bộ 169.168.0.x sang dãy IP mới 203.162.2.x. Khi có gói liệu với IP nguồn là 192.168.0.200 đến router, router sẽ đổi IP nguồn thành 203.162.2.200 sau đó mới gởi ra ngoài. Quá trình này gọi là SNAT (Source-NAT, NAT nguồn). Router lưu dữ liệu trong một bảng gọi là bảng NAT động. Ngược lại, khi có một gói từ liệu từ gởi từ ngoài vào với IP đích là 203.162.2.200, router sẽ căn cứ vào bảng NAT động hiện tại để đổi địa chỉ đích 203.162.2.200 thành địa chỉ đích mới là 192.168.0.200. Quá trình này gọi là DNAT (Destination-NAT, NAT đích). Liên lạc giữa 192.168.0.200 và 203.162.2.200 là hoàn toàn trong suốt (transparent) qua NAT router. NAT router tiến hành chuyển tiếp (forward) gói dữ liệu từ 192.168.0.200 đến 203.162.2.200 và ngược lại.

Một phần của tài liệu Do an tot nghiep_thuy pdf (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w