Về chẩn đoán xác định

Một phần của tài liệu BỆNH án TRÌNH BỆNH bệnh nhân tái khám định kì, phát hiện đường máu cao nên vào viện trước đó, bệnh nhân thấy khỏe, không ăn nhiều, tiểu nhiều (Trang 31 - 43)

- Dấu chứng có giá trị khác: 

Về chẩn đoán xác định

31

Về chẩn đoán đái tháo đường trên bệnh nhân:

▪ Bệnh nhân vào viện với glucose máu rất cao 21,18 mmol/l, bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, không có các triệu chứng khác như tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, tuy nhiên có tiền sử đái tháo đường type 2 đã 12 năm hiện đang điều trị với Insulin 6 tháng nên chẩn đoán đái tháo đường trên bệnh nhân đã rõ.

▪ Về phân loại, bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường type 2 trước đây. Bệnh nhân tuổi khởi phát bệnh muộn, không có các bệnh lý tự miễn trước đó nên chẩn đoán type 2.

▪ Về biến chứng:

- Biến chứng thần kinh: bệnh nhân có biểu hiện tê rần 2 chân, lan xuống 2 bàn chân. Điện cơ đồ có giảm biên độ vận động dây thần kinh mác sâu bên phải, thời gian tiền sóng F dây thần kinh mác sâu 2 bên kéo dài, giảm tốc độ dẫn truyền vận động dậy thần kinh chày say 2 bên, dây thần kinh cảm giác bình thường. Kết luận theo dõi tổn thương dây thần kinh mác sâu và chày sâu 2 bên, ưu thế bên (P) trong bối cảnh bệnh lý thần kinh đái tháo đường. Vì vậy nhóm hướng đến có biến chứng thần kinh ngoại biên trên bệnh nhân này. Ơ bệnh nhân này, chúng ta cần lưu ý chăm sóc và theo dõi đề phòng biến chứng bàn chân đái tháo đường.

- Về biến chứng bệnh thận đái tháo đường: bệnh nhân đã có đái tháo đường type 2 lâu năm hiện đang điều trị bằng insulin. Bệnh nhân có TPU rất cao (7,87 g/l, tương đương 5,25g/24h). Mức lọc cầu thận hiện tại của bệnh nhân là 93ml/phút/1,73m2 tuy không giảm nhưng có thể đây là biểu hiện của giai đoạn đầu thận bù trừ của bệnh nhân này. Chẩn đoạn bệnh thận đái tháo đường trên lâm sàng của bệnh nhân này là khả năng rất lớn nên nhóm đề nghị theo dõi tiến triển albumin niệu, soi đáy mắt.

▪ Bệnh nhân có 10 TSNT có Leu 100/ul, xét nghiệm soi nước tiểu có trực khuẩn gram âm (+++), BC (+++). Tuy nhiên, đối chiếu trên lâm sàng, bệnh nhân k có biểu hiện nhiễm trùng, không sốt, không tiểu buốt rắt. Xét nghiệm nước tiểu cần xem lại cách lấy bệnh phẩm, ngoài ra bệnh nhân nữ dễ bị nhiễm bẩn bởi vi khuẩn đường sinh dục.

- Về biến chứng mạch máu lớn: Bệnh nhân đái tháo đường type 2 lâu năm, đánh giá nguy cơ ASCVD 10 năm ở bệnh nhân là 22.7% là nguy cơ cao. Đánh giá nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường theo ESC được phân tầng nguy cơ tim mạch rất cao. Nhóm đề nghị thực hiện tầm soát để phòng ngừa biến cố tim mạch trên bệnh nhân này và kiểm soát tốt các rối loạn lipid, tăng huyết áp, đường huyết.

- Về chẩn đoán tăng huyết áp: bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp đang điều trị với Amlodipin, huyết áp đo được lúc vào viện là 160/80mmHg, huyết áp lúc thăm khám là 140/80mmHg nên theo Hôi Tăng huyết áp Việt Nam 2015, tăng huyết áp trên bệnh nhân đã rõ.

40

Bệnh nhân có ĐTĐ, có đang nghi ngờ tổn thương cơ quan đích => nguy cơ cao- rất cao

- Về biến chứng của tăng huyết áp: bệnh nhân có tình trạng dày thất trái trên siêu âm, đây là 1 biến chứng sớm của tăng huyết áp, cần tầm soát nguy cơ suy tim và bệnh mạch vành trên bệnh nhân này. Nhóm đề nghị làm thêm NT pro-BNP để đánh giá thêm.

- Bệnh nhân chưa có các biểu hiện biến chứng ở não như tai biến mạch máu não, xuất huyết não.

- Các biến chứng ở mắt, thận kết hợp trong bệnh cảnh đái tháo đường cần tầm soát để chẩn đoán

▪ Về chẩn đoán rối loạn lipid máu, bệnh nhân có tình trạng tăng cholesterol (5,58 mmol/l) ,tăng LDL-C (3,84 mmol/l), tăng cholesterol (5,58 mmol/l) ,tăng LDL-C (3,84 mmol/l), tăng

Một phần của tài liệu BỆNH án TRÌNH BỆNH bệnh nhân tái khám định kì, phát hiện đường máu cao nên vào viện trước đó, bệnh nhân thấy khỏe, không ăn nhiều, tiểu nhiều (Trang 31 - 43)