Đây là nhân tố quyết định đảm bảo kinh té tăng trưởng nhanh ổn định và bền vững ở nước ta. Nhà nước muốn phát huy thành công vai trò của mình trong phát triển kinh tế cần có những điều kiện nhất định, trong đó then chốt là phải có hệ thống hành chính hành động có hiệu quả, có đủ năng lực để chế định và thực hiện chính sách trên cơ sở những chính sách khoa học.
Cải cách hành chính nhằm tổ chức lại cơ bản nền hành chính nhà nước phù hợp cới nền kinh tế thị trường và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đòi hổi phải tiến hành đồng bộ trên các mặt: cải cách thể chế hành chính, tổ chức bộ máy , xây dựng đào tạo đội ngũ công chức hành chính, cải cách thủ tục hành chính.
Cải cách hành chính phải kết hợp chặt chẽ với quá trình đổi mới hoạt động lập pháp, cải cách tư pháp và có quan hệ mật thiết với đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị hoàn thiên cơ chế: Đảng lãnh đạo- Nhân dân làm chủ- Nhà nước quản lí.
Cải cách thể chế hành chính: tập trung vào việc rà soát, xây dựng hoàn thiện thể chế để quản lí xã hội theo pháp luật phục vụ lợi ích của nhân dân, đề cao nghĩa vụ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời đảm bảo cho thể chế quản lí phù hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, tạo sự thích ứng rong quan hệ đối ngoại, phù hợp với luật pháp, tập quán và thông lệ quóc tế.
Về tổ chức bộ máy: chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động, vận hành bộ máy hành chính các cấp. Định rõ thứ bậc và mối quan hệ thứ bậc trong bộ máy hành chnhs. vận dụng đúng nguyên tắc tập trung dân chủ phù hợp với đặc điểm hệ thống hành chính, gắn với nguyên tắc kết hợp quản kí theo ngành và theo lãnh thổ nhằm đảm bảo sự điều hành tập trung thống nhất kỉ luật cao từ Chính phủ đến chính quyền địa phương, cơ cở; đồng thời phát huy tính chủ động, năng động của địa phương cơ sở.
- Về đội ngũ công chức hành chính: sớm xây dựng chế độ công vụ nhằm quản lí và phát triển nguồn nhân lực thuộc bộ máy nhà nước. Chế độ công vụ mới phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân để mọi người dân có đủ điều kiên, cơ hội được tuyển vao làm việc trong cơ quan nhà nước; quy định trách nhiệm quyền hạn nghĩa vụ và quyền lợi của công chức; xây dựng và từng bước thực hiện tiêu chuẩn hoá công chức, nhằm phát triển và sử dụng nhân tài vào khu vực nhà nước.Xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức có đủ năng lực, phẩm chất và tận tuỵ đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ đặt ra, đồng thời trả lương tương xứng cho công chức.
Tóm lại, chiến lược cải cách hành chính phải lấy sự phát triển liên tục tốc độ cao của kinh tế làm định hương chiến lược và mục tiêu. Việc thực hiện cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả nền hành chính quốc gia phải được xem là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng kinh tế.