Thứ nhất, giá cả thị trường của hàng nông sản hữu cơ tương đối cao và nguồn cung ít nên phần lớn chủ thể sản xuất đều gia tăng thu nhập.
Trước tình trạng mất an tồn vệ sinh thực phẩm, thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường trong thời gian gần đây, người tiêu dùng ngày càng quan tâm và lựa chọn các sản phẩm NNHC, bên cạnh đó, đời sống vật chất khơng ngừng tăng lên, người tiêu dùng ngày càng sẵn sàng chi tiêu cho các sản phẩm an toàn cho sức khỏe, trong đó có thực phẩm có nguồn gốc từ NNHC. Theo kết quả khảo sát của tác giả, có đến 76,5% số người được phỏng vấn rất quan tâm đến hàng nông sản hữu cơ, 18,2% quan tâm và chỉ có 2,1% là khơng có sự phân biệt hàng nông sản hữu cơ với hàng nông sản sản xuất an toàn hay sản xuất thường. Vì thế, nguồn cung hàng nơng sản hữu cơ đến đâu thì có cầu đến đó, thậm chí cầu vượt q cung. Nhờ đó, NNHC đã góp phần giảm khoảng cách giàu - nghèo giữa các quận nội thành với ngoại thành, người nông dân dễ dàng tiếp cận được với văn hóa, tri thức. Nhờ phát triển NNHC, kinh tế nơng thôn theo hướng tiến bộ đã giúp cho đời sống người dân khu vực nông thôn ở Hà Nội ngày càng khá lên cả về vật chất lẫn tinh thần: thu nhập bình qn khu vực nơng thơn tăng từ 33,0 triệu đồng/người/năm (năm 2015) lên 38,0 triệu đồng/người/năm (2018); số hộ ở khu vực ngoại thành được dùng điện từ 91,2% năm 2008 lên 99,6% năm 2015; tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ 63,2% lên 95,2%. Tỷ lệ lao động nơng nghiệp cịn khoảng 48% lao động xã hội khu vực nơng thơn, trong đó, lao động qua đào tạo đạt 42,1%. Trên 91% số hộ gia đình có vơ tuyến truyền hình; 100% số xã và trên 30% số thơn có máy tính kết nối Internet; hầu hết các hộ có điện thoại [43]. Tính đến hết năm 2016, tỷ lệ số
dân nông thôn trên địa bàn Thành phố được sử dụng nước sinh hoạt bảo đảm vệ sinh là 100%, trong đó có 38% số dân được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. 100% số xã có trạm y tế, có bác sỹ và các xã đã cơ bản đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ở một số huyện tương đối cao như Đan Phượng (80%), Phúc Thọ (80,2%), Phú Xuyên (75%), Chương Mỹ (76%)... trên 91% số hộ gia đình có vơ tuyến truyền hình; 100% số xã có máy tính kết nối Internet; hầu hết các hộ có điện thoại [53]. Ngồi ra, trình độ dân trí người dân nơng thơn ngoại thành ngày càng được nâng cao; trình độ tổ chức quản lý chỉ đạo của cán bộ xã, cán bộ khuyến nông được đào tạo cẩn thận, tiếp thu nhanh tiến bộ KHCN để ứng dụng vào sản xuất.
Từ đó, các HTX của những hộ nơng dân tham gia sản xuất NNHC cũng thu được nhiều lợi ích. Hợp tác xã lúa gạo xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ (170 tấn gạo/năm). HTX nông nghiệp Sông Hồng kinh doanh sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất rau, củ, quả theo hướng hữu cơ trong nhà màng, sản xuất mạ khay, chuyển giao cơ giới hóa đồng bộ về gieo trồng lúa. Cứ với 1.000m2 trồng dưa vàng Kim Hồng Ngọc, 1 năm 3 vụ, mỗi vụ 3 tấn dưa, mỗi năm cho thu 270 triệu đồng. Chi phí nhân cơng, giống, phân bón, khấu hao nhà màng… khoảng 75 triệu đồng. Tính riêng làm quả dưa sạch, HTX thu lãi 195 triệu đồng. Nếu tính gộp các khoản rau mầm và thu khác thì hiệu quả cao hơn nhiều lần so với cây lúa và cho thu về 1,5 tỷ đồng/năm. Vào thời vụ, HTX có 30 cơng nhân là người trong và ngồi địa phương, tạo cơng việc ổn định với thu nhập bình quân 5 - 7 triệu đồng/người/tháng [21].
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất nơng nghiệp hữu cơ cũng có những tín hiệu khả quan. Trang trại chăn ni Bảo Châu (50 tấn thịt lợn/năm), trang trại Hoa Viên (150 tấn rau củ quả/năm)… Lợi nhuận bình quân của một doanh nghiệp trong ngành trực tiếp sản xuất nông nghiệp đạt 1,08 tỷ đồng/năm [25]. Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp ngành khác thì đây là một con số rất khiêm tốn. Như vậy, có thể thấy thu nhập của hộ nông dân, các
doanh nghiệp và các HTX sản xuất NNHC ở Hà Nội là số hộ nơng dân có thu nhập cao ngày càng tăng lên.
Tuy nhiên, vẫn còn một số chủ thể (chủ yếu là các hộ nơng dân) gian nan tìm đầu ra. Cụ thể là nhiều hộ nơng dân sản xuất riêng lẻ với diện tích nhỏ rải rác ở các huyện như Thạch Thất, Phúc Thọ, Sóc Sơn… Trường hợp các hộ nơng
dân ở xã Đồng Phú (Chương Mỹ) cho biết hiện nay trung bình mỗi vụ, nơng dân xã Đồng Phú trồng 25ha lúa hữu cơ, nhưng canh tác vất vả, lấy cơng làm lãi vì đầu ra khơng ổn định. Mới chỉ có 60% sản phẩm của hợp tác xã bán cho doanh nghiệp cịn lại nơng dân vẫn bán qua thương lái nên giá thấp, thậm chí bị ép giá.
Thứ hai, chất lượng đất và môi trường được cải thiện dẫn đến hiệu quả sử dụng đất tăng cao.
Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, giống vật nuôi, cây trồng có năng suất, chất lượng cao kết hộ với khả năng tổ chức, quản lý các khâu trong sản xuất tốt sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm để từ đó nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm NNHC, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng cho tồn ngành nơng nghiệp của Thành phố. Việc đảm bảo quan hệ lợi ích trong phát triển NNHC trước hết phải bảo vệ và làm gia tăng lợi ích kinh tế cho người nơng dân, mặt khác việc lựa chọn sản xuất NNHC cũng là sự lựa chọn sản xuất an toàn hơn đối với sức khỏe của người nông dân. Hoạt động đảm bảo lợi ích kinh tế trực tiếp trong phát triển nơng nghiệp hữu cơ được biểu hiện cụ thể: Đối với người nông dân là chủ thể lao động sáng tạo, tạo ra các sản phẩm NNHC an toàn cho người tiêu dùng và xã hội chủ động, tích cực tổ chức sản xuất, kinh doanh hiệu quả để đảm bảo tốt các lợi ích kinh tế chính đáng cho chính mình trong cơ chế thị trường; phát huy khả năng sáng tạo trong một nền sản xuất an tồn, bền vững, góp phần xây dựng môi trường kinh tế lành mạnh. Chỉ khi người nơng dân thu được lợi ích kinh tế đủ trang trải phục vụ sản xuất, đời sống, nghĩa là ngồi phần nơng sản để lại phục vụ sinh hoạt, người nơng dân đã có một phần nơng sản để bán thu
tiền mua những hàng hóa khác, phục vụ nhu cầu khác của cuộc sống và đầu tư thêm tư liệu sản xuất cho sản xuất, thì khi đó người nơng dân có nhu cầu mở rộng, phát triển sản xuất và tích cực tìm kiếm tham gia sâu vào hoạt động liên doanh, liên kết... sản xuất nông nghiệp để hướng tới có lợi ích kinh tế cao hơn. Lúc này, người nơng dân có động lực, mở rộng, thâm canh sản xuất trên đất nông nghiệp nhằm đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thứ ba, sản xuất nơng nghiệp hữu cơ phải trải qua quy trình sản xuất khắt khe, cần có thời gian để cải tạo đất, tạo nguồn nước tưới đáp ứng yêu cầu về chất lượng, thêm vào đó là đầu tư cho sản xuất tương đối lớn. Do đó,
chưa tạo được sức hấp dẫn đối với các chủ thể sản xuất. Có thể nói, cho đến nay, quy trình sản xuất nơng nghiệp hữu cơ là nghiêm ngặt, khắt khe nhất với nhiều bộ tiêu chuẩn, nhiều tiêu chí. Ví dụ như để có được chứng nhận hữu cơ PGS, các nhà sản xuất phải đáp ứng đủ 27 tiêu chí khác nhau.
Kết quả khảo sát của tác giả cho thấy người tiêu dùng rất quan tâm đến các tiêu chí của hàng nông sản hữu cơ và mức độ yêu cầu đối với các tiêu chí lựa chọn hàng nơng sản hữu cơ là khác nhau.
Bảng 3.4: Tỷ lệ quan tâm của ngƣời tiêu dùng khi lựa chọn hàng nông sản hữu cơ Đơn vị: % TT Mặt hàng Giá cả Độ tƣơi Độ D.dƣỡng Độ an toàn Nguồn gốc hàng NS Thƣơng hiệu 1 Gạo 23,1 9,8 15,2 24,9 23,7 3,3 2 Rau 22,4 15,6 10,2 26,3 24 1,5 3 Quả 21,8 16 13,1 25,3 23 0,8 4 Thịt 17 26 21,1 18,3 16,4 1,2 5 Thủy sản 13,7 34,8 15,2 20,8 10,6 4,9
Có thể thấy, ở tất cả các mặt hàng, người tiêu dùng quan tâm nhất đến độ an tồn của hàng nơng sản, mặc dù có sự chênh lệch khơng đáng kể giữa các mặt hàng (gạo 24,9%, rau 26,3%, quả 25,3%...); đối với những mặt hàng gạo và rau quả, người tiêu dùng quan tâm đến giá cả nhiều hơn mặt hàng thịt và thủy sản; thương hiệu là tiêu chí người tiêu dùng ít quan tâm nhất, đặc biệt là khi hàng nơng sản đã đáp ứng các tiêu chí về an tồn, tươi và dinh dưỡng. Một phần vì lý do đó, người tiêu dùng lại khó phân biệt được hàng nơng sản hữu cơ với các hàng hóa nơng sản khác. Chính điều này đã khiến cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các hộ nông dân e ngại khi muốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Và dẫn đến các chủ thể sản xuất nông nghiệp hữu cơ trở nên ít ỏi.