Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị cắt lớp vi tính ngực liều thấp trong chẩn đoán các nốt phổi (FULL TEXT) (Trang 46 - 49)

1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Chương trình hành động sớm về ung thư phổi ELCAP (Early Lung Cancer Action Project) của Hoa Kỳ (1992-1998) lần đầu tiên sử dụng CLVT ngực liều thấp hằng năm để sàng lọc ung thư phổi có: Tỷ lệ phát hiện nốt không vôi hóa của CLVT ngực liều thấp so với X quang là 95% so với 7%; tương tự có tỷ lệ phát hiện nốt ác tính của CLVT ngực liều thấp là 2,7% và của X quang là 0,7%; tỷ phát hiện UTP giai đoạn I của CLVT là 2,3% và của X quang là 0,4% [55]. Kết thúc cùng thời điểm có chương trình ALCA (Anti-Lung Cancer Association – ALCA, 1993-1998) của Hội phòng chống ung thư phổi Nhật Bản, có 78% UTP được phát hiện ở giai đoạn I, trong đó, 82% ung thư được phát hiện trên CLVT tầm soát và các bệnh nhân này có tỷ lệ sống sau 5 năm lên đến 85%, cao hơn rất nhiều so với X quang [18].

Thử nghiệm tầm soát ung thư phổi Quốc gia (National Lung Screening Trial - NLST) được Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Hoa Kỳ (NCI) công bố trên tạp chí NEJM 2011 khẳng định: tầm soát ung thư phổi trên người có nguy cơ cao bằng CLVT ngực liều thấp giảm 20,3% tỷ lệ tử vong khi so với X quang. Thử nghiệm NLST được kết thúc sớm vì những kết quả đầy hứa hẹn trên mẫu nghiên cứu là những người ở độ tuổi từ 55-74, đã hoặc đang hút thuốc lá, không có tiền sử ung thư, hút thuốc lá khoảng 1 gói ngày trong khoảng 30 năm [18]. NLST từ khi công bố đã có vai trò nhất định trong việc đẩy mạnh các nghiên cứu và ứng dụng tầm soát ung thư phổi và được xem như là một tài liệu tham khảo chuẩn. Nhiều nghiên cứu đã chọn mẫu đúng như trong NLST, nhưng cũng có một số nghiên cứu không cùng tiêu chí với NLST của viện nghiên cứu ung thư quốc gia Hoa Kỳ [33], [51], [73], [80], [133], [136], [145] (Phụ lục 5).

Nghiên cứu của nhóm tác giả Corneloup (2003) với thiết kế gồm 2 quy trình chụp CLVT ngực liều tiêu chuẩn và liều thấp trên cùng một bệnh nhân; phân tích đánh giá về kết quả chẩn đoán và sự phù hợp giữa hai bác sỹ CĐHA đọc kết quả. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được rằng hình ảnh trên CLVT liều thấp có giá trị chẩn đoán tương đương với hình ảnh trên CLVT liều bình thường (kỹ thuật cổ điển) và đã giảm được 53% liều chiếu xạ lên bệnh nhân [38]. Nghiên cứu của một

số tác giả khác thì công bố liều chiếu xạ có thể giảm đến 90%, tuy nhiên, nếu chụp với mAs quá thấp thì hình ảnh sẽ không còn rõ nét [145], [154]. Từ kết quả của NLST cũng như một số nghiên cứu về giá trị của CLVT ngực liều thấp, tất cả các chương trình sàng lọc ung thư phổi sau 2011 đều áp dụng CLVT ngực liều thấp.

Ở châu Âu, có 4 nghiên cứu chính đã sử dụng các quy trình của Liên minh châu Âu, dựa trên cơ sở kết quả của thử nghiệm NELSON và I-ELCAP, được ứng dụng chính ở Ý, Tây Ban Nha và Thụy Sỹ, còn lại ứng dụng các tiêu chí của NLST. Nghiên cứu lớn nhất là thử nghiệm NELSON của Hà Lan-Bỉ với 7900 người tham gia nhóm sàng lọc CLVT và 7892 người tham gia nhóm đối chứng. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ tử vong do ung thư phổi giảm tới 26% ở nam giới và 61% ở nhóm phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư phổi cao sau 10 năm [68].

Ở châu Á, tầm soát ung thư phổi đầu tiên bằng CLVT ngực liều thấp được thực hiện ở Nhật (dự án ALCA, 1993), và sau đó có rất nhiều dự án khác. Hiện tại, có một số thử nghiệm quy mô lớn đang diễn ra ở Đông Á để đánh giá hiệu quả của sàng lọc ung thư phổi bằng CLVT ngực liều thấp đối với người hút thuốc nhẹ (JECS, CHANCES và TALENT). Một số chương trình dự đoán khả năng ác tính bằng cách đánh giá nốt phổi ở người không bao giờ hút thuốc (TALENT); đánh giá tính khả thi của việc tiến hành sàng lọc ung thư phổi bằng CLVT ngực liều thấp dựa trên dân số (RuraCSP, CanSPUC và K-LUCAS) và phát triển hệ thống mạng lưới dựa trên web cũng như xác định dự báo nguy cơ ung thư phổi (CHANCES và K- LUCAS). Nhìn chung, sàng lọc ung thư phổi bằng CLVT ngực liều thấp cũng được ứng dụng khá rộng rãi ở châu Á, đặc biệt là ở Nhật [133] (Phụ lục 5).

1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Giai đoạn 2000-2014 ở nước ta chủ yếu là một số nghiên cứu về điều trị nốt phổi bằng phẫu thuật nội soi, tìm bản chất nốt, trong đó có:

Nguyễn Công Minh (2011), báo cáo về vai trò của phẫu thuật nội soi cắt nốt phổi đơn độc tại bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện cấp cứu Trưng Vương trong 10 năm (2000-2009) trên 92 bệnh nhân có kết quả: 83% trường hợp nốt phổi đơn độc ác tính đều tình cờ phát hiện, 61% bệnh nhân trên 55 tuổi có nốt ác tính, 82% nốt < 1,5cm lành tính, 76% nốt 1,5-3cm là ác tính [8]

phổi đơn độc có: Vị trí nốt thùy trên phổi trái: 17, thùy trên phổi phải: 15; kích thước nốt phổi 1-3cm, trong đó có 23 trường hợp nốt phổi < 2cm. Kết quả giải phẫu bệnh: ung thư biểu mô tuyến 5, u hạt: 25, u lao: 25, phổi biệt lập: 2 [9].

Theo Đồng Đức Hưng (2014) nghiên cứu về sinh thiết xuyên thành ngực trong chẩn đoán tổn thương phổi ở 125 bệnh nhân. Triệu chứng lâm sàng hay gặp là ho 41,6%, đau ngực 26,4%, khó thở 11,2%, không có triệu chứng 12%. Tổn thương thùy trên phổi 47,2%, thùy giữa 20% và thùy dưới 32,8%. Kích thước trung bình của nốt phổi 19,7 ± 3mm, đường bờ đa cung hay gặp 59,2%, 3,2% tổn thương có vôi hóa và 6,4% tổn thương hình hang [4].

Giai đoạn 2015-2020 bắt đầu có nhiều nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề liên quan đến nốt phổi, u phổi, chẩn đoán bằng CLVT ngực đa dãy đầu thu và chẩn đoán u phổi bằng sinh thiết xuyên thành ngực. Trong đó có:

Cung Văn Công (2015) nghiên cứu và đặc điểm hình ảnh của ung thư phổi nguyên phát ở người lớn trên 141 bệnh nhân cho thấy tuổi trung bình 56,8 ± 10,7 tuổi, nam: nữ = 4,64:1. Vị trí hay gặp nhất là thùy trên 60,3%, bờ tua gai 41,1%, bờ đa cung 34,8%. U đặc toàn bộ 90,8%, đặc một phần 5,7% và dạng kính đục 0,7%. Tỷ trọng u ngấm thuốc cản quang sau tiêm tăng >15HU là 75,7% [2].

Đoàn Thị Phương Lan (2015) nghiên cứu 104 bệnh nhân u phổi đã phẫu thuật, kết quả cho thấy 69/104 tổn thương là u phổi ác tính. U phổi ác tính thùy trên phải gặp 34,8%, thùy trên trái gặp 24,6%, sau đó đến thùy dưới hai bên, thùy giữa phải ít gặp nhất. Các u ác tính bờ tua gai, không nhẵn, có múi chiếm 76,8%. Kết quả MBH ung thư biểu mô tuyến gặp nhiều nhất (91,3%), ung thư biểu mô vảy 4,3% [6]

Nguyễn Tiến Dũng (2020) đã tiến hành tầm soát ung thư phổi ở người có yếu tố nguy có cao ung thư phổi > 60 tuổi bằng CLVT ngực liều thấp trên cỡ mẫu 389 bệnh nhân, bao gồm phát hiện cả các nốt phổi và khối mờ [3]. Cho đến hiện tại vẫn chưa có công trình nghiên cứu về giá trị của CLVT ngực liều thấp trong chẩn đoán nốt phổi.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị cắt lớp vi tính ngực liều thấp trong chẩn đoán các nốt phổi (FULL TEXT) (Trang 46 - 49)