CÁC KÊNH ĐIỀU CHỈNH
V.2/ Lựa chọn thiết bị: TBĐC:
TBĐC:
Trong tự động hóa sản xuất hóa chất thường xuyên sử dụng bộ điều chỉnh khí nén do chúng an toàn với cháy nổ, làm việc tin cậy , phát triển nội lực vừa đủ lớn ( vài trăm kg ) . Hạn chế của chúng là quán tính cao ( trong một số trường hợp thời gian truyền tín hiệu lên đến vài chục giây ) và giới hạn tầm xa tác động ( đến 300 m ) .
Tốc độ tác động của bộ điều chỉnh khí nén chấp nhận được do phần lớn các đại lượng công nghệ thay đổi đủ chậm .
Do đó toàn bộ thiết bị điều chỉnh của hệ cô đặc ta chọn bộ điều chỉnh khí nén .
TBTH:
Như đã phân tích trong công nghiệp hóa chất ta chọn thiết bị thừa hành khí nén dạng màng , còn cơ quan điều chỉnh là van điều chỉnh cho toàn bộ hệ thống cô đặc .
CBĐL:
Đo nồng độ sản phẩm ta không dùng cơ cấu thử mẫu mà xác định sự chênh lệch tín hiệu nhiệt độ hơi thứ và tín hiệu nhiệt độ dòng sản phẩm sau đó qua cơ cấu tính toán suy ra nồng độ sản phẩm. Cơ sở của phương pháp này là so nồng độ sản phẩm có quan hệ đơn trị với chêng lệch nhiệt độ trên. Do đó cảm biến đo lượng chính là cảm biến đo lường nhiệt độ.
Ta chọn dụng cụ do nhiệt độ là cặp nhiệt điện vì ở đây cần độ chính xác cao
Sơ đồ cấu tạo:
Cặp nhiệt điện cấu tạo bởi hai dây dẫn khác nhau, nối với nhau tại một điểm chung. Mạch đo có sự kết hợp cặp nhiệt điện với dụng cụ đo điện ( milivolt kế hay điện thế kế ), gọi là nhiệt kế nhiệt điện.
Hoạt động theo nguyên lý của hiệu ứng nhiệt điện, gọi là hiệu ứng Seebeck: hai dây dẫn khác nhau nối với nhau một đầu chung , nếu đốt nóng chung thì ở hai đầu tự do sẽ sing ra một hiệu điện thế hay còn gọi là sức điện động. Sức điện động này tỉ lệ thuận với nhiệt độ ở đầu chung. Đo sức điện động
ĐTĐK BPTH CBĐL TBĐC Z xc xc u Gc xĐC TBĐ 1 2 to 3t o t
Cặp nhiệt điện được sử dụng rộng rãi nhất là cặp nhiệt điện loại S: một nhiệt điện cực làm bằng hợp kim platin (90%) và rôđi (10%), còn điện cực kia làm bằng platin tinh khiết , khoảng đo nhiệt độ: 0 – 1600 oC . Với nhiệt độ cần đo của thiết bị cô đặc ta chọn cặp nhiệt điện loại này là thích hợp.