10. Kết cấu đề tài
2.4. Nguyên nhân của các hạn chế, khó khăn trong việc xây dựng và thi hành pháp
liên giới tính tại Việt Nam
Thứ nhất, sự ảnh hưởng của quan niệm truyền thống tại Việt Nam.
Người Á Đông thường cho rằng những hành vi trái với tự nhiên là những hành vi sai trái với lệ làng phép nước vì thế họ luôn nhìn những người đồng tính với ánh mắt chứa đầy sự khinh thị. Mặt khác có người còn nghĩ đồng tính là một loại bệnh và có thể lây truyền vì thế càng tránh xa người đồng tính càng tốt.
Quan niệm về văn hóa gia đình truyền thống cho rằng gia đình là tế bào của xã hội, là một đơn vị cộng đồng ra đời cùng với xã hội loài người, bắt nguồn từ quan hệ nam nữ và việc sinh đẻ, nuôi dạy con cái. Ở đây, xin đề cập đến vấn đề đồng tính và mối quan hệ cùng giới. Nhiều người trong xã hội nhìn nhận đồng tính như là một hiện tượng đi ngược lại trật tự tự nhiên, mà đặc biệt là tình dục đồng tính. Thông thường quan hệ tình dục chỉ phù hợp với bản chất và mục đích của nó, khi chúng diễn ra trong quan hệ yêu thương giữa người nam và người nữ. Vì quan niệm từ xa xưa, kết quả của một tình yêu đích thực là hôn nhân, và một trong những yếu tố duy trì hạnh phúc gia đình chính là quan hệ tình dục và con cái. Từ hành động giao hợp vợ chồng
28
hướng đến mục đích của tình dục là yêu thương và sinh sản, chỉ có một quan hệ tình dục như thế mới có thể là mối quan hệ vợ chồng trong hôn nhân được bền vững, bởi nó đòi hỏi trách nhiệm của con người. Vì khi đã bước vào giai đoạn hôn nhân thì vợ chồng phải có trách nhiệm với hành vi của mình, phải yêu thương, chăm sóc, sinh sản và cùng nhau nuôi dạy con cái, việc làm này không chỉ có ý nghĩa đối với gia đình nói riêng mà còn có ý nghĩa với toàn xã hội nói chung. Trong khi đó quan hệ tình dục đồng tính không được xây dựng trên bất cứ một nền tảng nào đòi hỏi sự chung thuỷ và bền vững, nó chỉ là những khoảnh khắc thoáng qua vì thế mà xã hội ngày nay không nhìn nhận nó với một cái nhìn thiện cảm. Bên cạnh đó, truyền thống từ xa xưa, nước ta cũng như các nước phương Đông khác rất coi trọng việc sinh con đẻ cái, nối dõi dòng giống, tổ tiên, đề cao gia đình, tôn tộc, anh em... Người đàn ông trong gia đình là trụ cột, có nghĩa vụ phải nối dõi tông đường; người phụ nữ phải công dung ngôn hạnh, phải sinh đẻ tốt để giúp gia đình chồng có con nối dõi. Hạnh phúc theo quan niệm truyền thống là phúc, lộc, thọ, là cảnh sống lâu, đông con, nhà nào đông con thì nhà đó có phúc, nhà nào càng đông con thì nhà đó càng có phúc.
Thứ hai, nhận thức về đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính trong việc xây dựng, thi hà nh pháp luật về quyền của các đối tượng này chưa đầy đủ, chưa thực sự tiếp cận dựa trên quyền con người.
Bản thân các nhà lập pháp khi xây dựng các văn bản pháp luật có liên quan đến quyền của người LGBT chưa thực sự hiểu đầy đủ, đúng đắn về người LGBT, chưa tiếp cận được với sự đa dạng tính dục, đa dạng bản dạng giới khác nhau của xã hội (đặc biệt là các văn bản pháp luật được ban hành giai đoạn trước như: Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Bộ luật dân sự năm 2005, Nghị định số88/2008/NĐ-CP). Ngay cả một số văn bản pháp luật được ban hành thời gian gần đây như Bộ luật dân sự năm 2015 mặc dù đã ghi nhận vấn đề chuyển đổi giới tính nhưng vẫn chưa ghi nhận là quyền dù quy định này thuộc phần Quyền nhân thân. Bên cạnh đó, năng lực xây dựng, thi hành pháp luật vềquyền của người LGBT của các cán bộ, cơ quan nhà nước cũng tồn tại một số hạn chế nhất định.Việc chưa nhận thức đầy đủ về người LGBT và quyền của người LGBT ảnh hưởng đến nhiều nội dung của pháp luật về quyền của người LGBT. Quan niệm về bình đẳng giới là một ví dụ điển hình. Trên cơ sở của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Luật Bình đẳng giới năm 2006 đã cụ thể hóa tinh thần của Hiến pháp, ghi nhận mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp
29
tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình (Điều 4); bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó (khoản 3 Điều 5)... Từ những quy định này cho thấy, hoạt động bình đẳng giới hướng đến mục tiêu tạo sự ngang bằng giữa nam và nữ về mọi mặt, trong đó tạo một số điều kiện để nữ giới được phát huy khả năng của bản thân. Theo nhóm nghiên cứu, quan niệm này đúng nhưng dường như chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được xu hướng phát triển về giới hiện nay.
Hiến pháp và pháp luật không tỏ rõ thái độ thừa nhận hay cấm hiện tượng đồng tính và cũng không ghi nhận nguyên tắc cấm sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với các vấn đề về xu hướng tính dục. Như vậy, chưa tính đến các quyền khác như quyền kết hôn, quyền thừa kế, cho nhận con nuôi... thì chỉ ở riêng khía cạnh không phân biệt đối xử ngay trong cùng một giới đã có sự khác nhau rõ rệt. Có lẽ, nếu không ghi nhận việc cấm phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục , bản dạng giới thì pháp luật sẽ ít nhiều mất đi giá trị xã hội vốn có của nó. Vì vậy bình đẳng giới qui định trong pháp luật cần đa dạng hơn và rõ ràng hơn về giới tính và xu hướng tính dục của con người.
Thứ ba, tín ngưỡng, tôn giáo cũng ảnh hưởng sâu sắc đến pháp lý hóa hôn nhân của người đồng tính, song tính, chuyển giới, liên giới tính; ghi nhận và thi hành pháp luật về quyền của các đối tượng này tại Việt Nam.
Về tôn giáo, nước ta là nước có nhiều tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài, Hòa hảo...), có khoảng 24 triệu tín đồ (chiếm khoảng 27% dân số cả nước), hơn 83.000 chức sắc, hơn 250.000 chức việc, 46 cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo, hơn 25.000 cơ sở thờ tự. Theo một khảo sát công bố năm 2013, yếu tố dân tộc và tôn giáo có ảnh hưởng khá mạnh đến ý kiến người dân về công nhận hôn nhân cùng giới . Cụ thể, so với người Kinh thì người dân tộc thiểu số có xác suất ủng hộ hôn nhân cùng giới thấp hơn đáng kể. Giáo lý tôn giáo dường như là một trong những rào cản đối với hôn nhân cùng giới. So với những người không có tôn giáo, những người có tôn giáo (trừ tín đồ Phật giáo) có xác suất ủng hộ hôn nhân cùng giới thấp hơn nhiều
Thứ tư, nguyên nhân từ các yếu tố khác
- Nhìn chung, với vấn đề người LGBT và quyền của người LGBT các nước thuộc khu vực châu Phi, châu Á thường có thái độ “dè dặt” trong khi các nước thuộc khu vực châu Âu có thái độ cởi mở, thúc đẩy và phát triển hơn.
30
Vậy nên xu thế phát triển chung và ảnh hưởng theo vị trí địa lí, văn hóa và lối sống ảnh hưởng khá nhiều đến việc xây dựng và thi hành pháp luật về hôn nhân của người LGBT tại Việt Nam.
- Về truyền thông, vẫn chưa có những thông tin toàn diện hơn. Một số truyền thông vẫn còn hướng đến khía cạnh như tệ nạn, lừa đảo hay mặt chưa được tốt của cộng đồng LGBT khiến định hướng còn sai hay chưa toàn diện các mặt. Từ đó hướng dư luận bị lệch và chưa đúng đắn. Với sự phổ biến hiện nay của internet thì cộng đồng của chúng ta ngày càng được tiếp thu nhiều kiến thức và sự hiểu biết về LGBT cũng đang được thúc đẩy, người dân sẽ được tham khảo và đọc nhiều nguồn văn bản chính thống hơn, từ đó trang bị một góc nhìn mới và bao quát hơn rất nhiều về cộng đồng LGBT. Dần tích cực và ủng hộ việc pháp lý hóa hôn hôn nhân đồng giới.
- Các yếu tố về nơi cư trú, độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp... cũng ảnh hưởng đến quan niệm về vấn đề LGBTI. Theo một khảo sát công bố năm 2013 về hôn nhân cùng giới cho thấy, người dân thành thị có thái độ hôn nhân cùng giới mạnh mẽ hơn so với người dân nông thôn, xác suất ủng hộ của nhóm trẻ dưới 30 tuổi cao gấp đôi so với nhóm trung niên, học vấn càng cao thì xác suất ủng hộ càng lớn (cho thấy vai trò tích cực của yếu tố phát triển), người chưa kết hôn có xu hướng ủng hộ hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới, nhóm làm nông nghiệp, học sinh sinh viên có xu hướng ủng hộ hôn nhân cùng giới cao hơn nhóm làm kinh doanh, buôn bán, dịch vụ,...
31
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRONG VIỆC
ĐẢM BẢO QUYỀN KẾT HÔN CỦA NGƯỜI ĐỒNG GIỚI 3.1 Tính cấp thiết của việc thừa nhận hôn nhân đồng giới
3.1.1 Bối cảnh xã hội
Trên thế giới hiện nay, có khoảng 27 quốc gia đã công nhận quyền kết hôn cua rnguười đồng tính. Nếu tính cả các nhà nước liên bang với pháp luật riêng của từng bang thì tổng cộng 30 quốc gia và vfng lãnh thổ đã công nhận hôn nhân đồgn tính. Cùng với đó, Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc đã thông qua Nghị quyết khẳng định: "mọi người đều có quyền bình đẳng, bất kể thiên hướng tình dục như thế nào", lần đầu tiên, tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh đã đưa ra một thông điệp rõ ràng và đầy tính nhằm ủng hộ đối với vấn đề đồng tính, và LHQ khi gần đây liên tiếp có những động thái để giải quyết vấn đề kỳ thị phân biệt dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới. Quyền bình đẳng mà LHQ nói tới chính là quyền bình đẳng về mọi mặt trong đó có cả quyền mưu cầu hạnh phúc, cụ thể hơn chính là quyền kết hôn. Có thể thấy, trong nhwuxng năm gần đây, vấn đề bảo vệ quyền của người đồng tính mà cụ thể là quyền kết hôn đang thực sự dần trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, quyền được kết hôn là quyền đặc biệt, ảnh hưởng lớn đến chất lượng nhân quyền của những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Hôn nhân cùng giới cũng là một vấn đề về quyền công dân và là vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức và tôn giáo ở nhiều quốc gia phương Tây. Gần đây, một sự kiện khá hi hữu, một số phụ nữ đồng tính Campuchia đã chung sống với nhau hơn 10 năm ở một số tỉnh Campuchia sẽ có thể trở thành những cặp đôi đồng tính đầu tiên ở châu Á được công nhận về mặt pháp lý. Một nhà hoạt động nhân quyền Campuchia nói rằng một số chính quyền địa phương ở các quốc gia Đông Nam Á đã công nhận những cặp đồng tính đang chung sống như kết hôn. Như vậy, thế giới ngày nay đề đang tiến tới việc công nhận hôn nhân đồng giới và việc Việt Nam thừa nhận hôn nhân đồgn giới là điều cấp thiết. Đây sẽ là một bước tiến lớn của pháp luật Việt Nam.
3.1.2. Khái quát lịch sử công nhận hôn nhân đồng tính trên thế giới
32
Ngày 1/10/1989, lần đầu tiên trên thế giới, tại Đan mạch, một số cặp đôi đồng tính nam đã được phép tiến hành kết hôn. Đây là dấu mốc đầu tiên trong nghiên cứu pháp luật hôn nhân cho người đồng tính. Tuy nhiên,phải hơn 10 năm sau,quốc gia tiếp theo là Hà Lan đã cho phép hôn nhân đồng tính vào tháng 4/2001.
Kể từ đó, 16 quốc gia châu Âu khác đã chấp nhận việc kết hôn đồng tính bao gồm Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Anh, Iceland, Ireland, Luxembourg, Malta, Thụy Điển và gần đây nhất là quốc gia Thụy Sĩ.
Tiến bộ trong pháp luật về hôn nhân đồng giới ở châu Mỹ
Vào năm 2005, Canada là quốc gia châu Mỹ đầu tiên cho phép hôn nhân đồng giới. Năm 2015, Tòa án Tối cao Liên bang của Hoa Kỳ đã cho phép hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trên toàn bộ lãnh thổ liên bang. Tại thời điểm này, kết hôn này đồgn tính vẫn bị cấm ở 14 trong 50 bang ở Mỹ. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân đồng tính đầu tiên của quốc gia này đã thực sự diễn ra trược đó. Vào năm 1971, khi một cặp vợ chồng ở Minnesota xin được giấy phép kết hôn nhờ một lỗ hổng pháp lý. Cuộc hôn nhân đồng giới đầu tiên tại Mỹ được chính thức công nhận vào tháng 3/2019, sau cuộc chiến pháp lý kéo dài 50 năm.
Còn tại khu vực Mỹ Latin, 6 quốc gia cho phép hôn nhân đồng giới là Argentina, Ecuador, Uruguay, Brazil, Colombia, Costa Rica đã ký thnh luật vào năm 2020.
Hôn nhân đồng tính tại khu vưc châu Á
Đài Loan đã trở thành vùng lãnh thổ đầu tiên tại châu Á cho phép việc hôn nhân giữa những người đồng tính vào tháng 5/2019,.
Vào năm 2021, tại Nhật Bản, một tòa án ở miền Bắc Sapporo đã ra phán quyết khẳng định việc nước này không công nhận hôn nhân đồng giới là vi hiến. Đây là một tín hiệu đầu tiên mang tính bước ngoặt về vấn đề hôn nhân đồng giới tại quốc gia này.
2 quốc gia Australia (năm 2017) và New Zealand (năm 2013) là những quốc gia duy nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã thông qua luật hôn nhân đồng tính.
33
Tại Trung Đông, nơi đồng tính không được công nhận do các vấn đề liên quan đến tôn giáo, Israel là quốc gia dẫn đầu về quyền của người đồng tính, và là quốc gia duy nhất công nhận hôn nhân đồng giới. Một số quốc gia ở khu vực Trung Đông thậm chí vẫn áp dụng án tử hình đối với kết hôn đồgn tính, chủ yếu là các quốc gia hồi giáo, bao gồm Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất.
Ngoài ra, ở Châu Phi chỉ có duy nhất Nam Phi là công nhận hôn nhân đồgn tính còn đa số các quốc gia đều không công nhận hoặc cấm. Đặc biệt một số quốc gia còn áp dụng án tử hình đối với việc quan hệ kết hôn đồng tính.
3.1.3 Hệ quả từ việc không công nhận hôn nhân đồng tính
Vấn đề sinh con/nhận nuôi con nuôi và thừa kế chưa được giải quyết. Phân tích về mục đích sống chung của những người đồng tính với những người hiện trong độ tuổi kết hôn, cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường chỉ ra rằng có tới 87,5% quyết định sống chung nhằm mục đích hỗ trợ nhau về tinh thần, tình cảm tạo cảm giác cuộc sống an toàn; 81% nhằm thể hiện tình yêu cam kết chung thuỷ; 70% nhằm có kế hoạch lâu dài sau này như có con cái, tài sản, tuổi già; 65% nhằm thể hiện sự trưởng thành và độc lập; 47% nhằm chia sẻ chi tiêu, tài chính. Quyết định sống chung của những người đồng tính đa phần đều xuất phát từ mong muốn thiết lập việc sống chung ổn định,lâu dài. Có vai trò và trách nhiệm giống như quan hệ hôn nhân hợp pháp thông thường. Về mục đích và mong muốn có con chung, các cặp đôi cho là việc có con chung sẽ giúp cho việc tăng cường sự gắn bó cho cuộc sống và bản thân có trách nhiệm hơn trong việc chugn sống. Vì do cơ chế sinh học, họ không thể