Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong một đoạn trích của “Vợ nhặt” Từ đó nhận xét về tấm lòng của nhà văn dành cho ngườ

Một phần của tài liệu Đề phát triển theo cấu trúc ma trận minh họa BGD năm 2022 môn ngữ văn đề 11 đến 20 (Trang 38 - 40)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản:

2 Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong một đoạn trích của “Vợ nhặt” Từ đó nhận xét về tấm lòng của nhà văn dành cho ngườ

nhặt”. Từ đó nhận xét về tấm lòng của nhà văn dành cho người nông dân

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài

khái quát được vấn đề.

0,25

b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích; nhận xét về tấm lòng của nhà văn dành cho người nông dân.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

*Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân, tác phẩm và nhân vật, đoạn trích.

* Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích - Giới thiệu nhân vật

+ Là một người mẹ nông dân nghèo khổ, già yếu. Những chi tiết: tiếng ho húng hắng, dáng đi lọng khọng, vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán…là những nét phác họa đầu tiên, đầy ấn tượng về ngoại hình, dáng vẻ của một người mẹ nghèo khổ, già nua, còm cõi, luôn trĩu nặng những lo toan về cuộc sống.

+ Vì hoàn cảnh nên con trai bà khó có thể lấy được vợ vậy mà trong những ngày đói quay quắt, bà trở về nhà và thấy Tràng ra đón với thái độ khác thường cùng sự xuất hiện của một người đàn bà lạ trong nhà, bà rất ngạc nhiên. Sau đó, nghe lời giới thiệu của con bà hiểu ra bao điều và hàng loạt suy nghĩ, tình cảm đan xen trong tâm trí người mẹ nghèo trước hạnh phúc của con.

- Diễn biến tâm trạng nhân vật

+ Tâm trạng bà cụ Tứ sau khi nghe Tràng giới thiệu

. Dáng vẻ cúi đầu nín lặng của bà cụ Tứ sau khi nghe câu nói của Tràng. Cái cúi đầu nín lặng ấy chất chứa, ngổn ngang bao cảm xúc đan xen vì bà lão hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự.

. Cái nín lặng bên ngoài để che đậy cơn bão lòng đang dâng trào trong trái tim người mẹ. Bà ai oán, xót thương cho số kiếp con trai, chỉ vì gia cảnh nghèo khó, xấu xí lại là dân ngụ cư nên không thể lấy nổi vợ, không thể có được một hạnh phúc trọn vẹn như bao người con trai khác trong cuộc đời này.

. Bà so sánh “người ta” và “mình” để càng thêm buồn tủi cho thân phận mình vì không làm tròn bổn phận, trách nhiệm của một người mẹ, không thể lo nổi cho con bằng người.

. Bà cụ Tứ khóc “Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt”. Dòng nước mắt là biểu hiện đẹp đẽ, đáng trân trọng nhất của tình mẫu tử.

. Bà thương lo cho các con “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”. Nỗi lo lắng xuất phát từ hiện thực nghiệt ngã cùng tấm lòng yêu thương con sâu sắc.

+ Tâm trạng bà cụ Tứ khi nhìn nàng dâu mới

. Cái nhìn “đăm đăm” không phải là cái nhìn soi mói, phán xét mà chất chứa tình cảm, nhìn để thấu hiểu, nhìn để cảm thông.

. Bà hiểu được hoàn cảnh khó khăn, đói khổ của thị, thậm chí còn biết ơn vì nhờ thị mà con trai bà mới lấy được vợ, được yên bề gia thất “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được”.

*Nhận xét tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân:

- Tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân được thể hiện ở tình thương, nỗi xót xa và đồng cảm với số phận của một người mẹ nghèo khổ trong nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945. Tác giả gửi gắm tình cảm trân trọng, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người mẹ: tuy nghèo nhưng rất thương con, nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha, đặc biệt bà là người rất lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng.

- Tấm lòng của nhà văn Kim Lân đã làm cho truyện ngắn Vợ nhặt có giá trị phản ánh chân thực hiện thực xã hội Việt Nam, thấm đẫm tinh thần nhân đạo, đem lại niềm tin vào sự đổi đời của người nông dân và sự hướng về cách mạng của họ.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

TỔNG ĐIỂM 10

---Hết---

Một phần của tài liệu Đề phát triển theo cấu trúc ma trận minh họa BGD năm 2022 môn ngữ văn đề 11 đến 20 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w