- Tole cuộn có thể được đóng gói thành kiện đặt trên palett gỗ hoặc cột bằng các đai thép, đường kính lõi d = (650 ÷ 720) mm, đường kính ngoài Dmax = (1600 ÷ 1650) mm, chiều dài phụ thuộc vào khổ tole Lmax = 1500 mm.
- Trọng lượng cuộn cũng rất đa dạng, Qmax = 30T. Độ dày của tole từ nhỏ hơn 1 mm
÷ 25 mm. Tư thế nâng chuyển hàng có thể đứng hoặc nằm.
- Thép tấm cuộn (tole cuộn) có 2 loại là thép cán nóng và thép cán nguội. - Tole cuộn thường được vận chuyển trên các tàu có trọng tải lớn.
14.2. Các phương án xếp dỡ - Tàu – Ô tô - Tàu – Bãi - Bãi – Bãi - Kho – Ô tô 14.3. Thiết bị và công cụ xếp dỡ
- Thiết bị xếp dỡ: cần cẩu bờ chân đế, xe nâng.
- Công cụ mang hàng: mâm xe nâng, dây cáp, móc chữ C, cẩu bờ cẩu mã hàng 10 tấn.
14.3.1. Số lượng phương tiện, thiết bị mỗi máng theo từng phương án
Phương án
Thiết bị xếp dỡ Công cụ mang hàng Ghi chú
Cẩu bờ Xe nâng Móc chữ C Dây cáp Mâm Tàu – Ô tô 1 1 1 Tàu – Bãi 1 1 1 Bãi – Bãi 2 2 Bãi – Ô tô 2 2
14.3.2. Chỉ tiêu định mức cho mỗi máng theo từng phương án
Phương án
Định mức lao động (người) Năng
suất (T/máng/
giờ) Hầm tàu Cần cẩu Ô tô (cầu
tàu) Xe nâng Kho Ô tô
45
Tàu - bãi 2 2 3 60
Bãi - bãi 2 2 57.14
Bãi - ô tô 2 4 57.14
14.3.3. Diễn tả quy trình
14.3.3.1. Phương án 1: Tàu – Ô tô
• Tại hầm tàu:
- Cần cẩu lắp công cụ xếp dỡ từ từ hạ cần xuống hầm hàng đến vị trí xếp dỡ theo tín hiệu của công nhân đánh tín hiệu trên hầm hàng. Công nhân được bố trí dưới hầm tàu tiến hành luồn công cụ xếp dỡ qua lõi cuộn tole. Cần cẩu nâng mã hàng lên cao khoảng 0.3m để công nhân kiểm tra độ an toàn của mã hàng. Sau khi đảm bảo mã hàng đã được chằng buộc chắc chắn, công nhân đánh tín hiệu cho cẩn cẩu nâng mã hàng lên khỏi hầm hàng và di chuyển đến vị trí dỡ hàng trên cầu tàu.
- Dùng xe nâng đưa mã hàng từ vị trí cạnh hầm, be tàu hoặc khoảng tối hầm hàng ra giữa sân hầm để cần cẩu thao tác dễ dàng.
• Trên ô tô:
Xếp hàng lên xe mooc sàn, hoặc xe tải. Bố trí 02 công nhân đứng hai đầu mã hàng khi còn cách sàn xe 0.2m thì yêu cầu dừng lại đế kiểm tra độ an toàn và điều chỉnh và về đúng vị trí kê lót. Chỉ tháo móc cáp ra khỏi hàng khi hàng đã được chèn lót chặt.
14.3.3.2. Phương án 2: Tàu - Bãi
• Tại hầm tàu:
Tương tự phương án Tàu – Ô tô • Tại cầu tàu:
- Khi cần của đưa mã hàng xuống cầu tàu, công nhân trên cầu tàu điều chỉnh mã hàng hạ an toàn xuống cầu tàu, chèn lót chống lăn cho hàng. Khi mã hàng đã ổn định trên cầu tàu, công nhân tiến hành tháo công cụ xếp dỡ ra khỏi mã hàng.
- Công nhân đánh tín hiệu cho cần cẩu di chuyển trở lại hầm hàng để tiếp tục công việc dưới hầm tàu.
14.3.3.3. Phương án 5: Bãi – Bãi
Xe nâng xếp hàng thành đống: Xe nâng đưa hàng đến vì trí bãi, theo sự hướng dẫn của quản lý phụ trách tại bãi thành từng lô. Hàng được xếp song song, hoặc xếp đan xen chồng lên nhau dọc, ngang. Chiều cao mỗi đống không quá 2m và khoảng cách giữa các đống là 5m để cho xe thuận tiện ra vào, cần chằng buộc, cố định, chèn lót để tránh tình trạng lăn, đổ. Kỹ thuật này cũng có thể áp dụng được khi sử dụng cần trục để lập mã hàng, nhưng
46 khoảng cách các đống có thể thu nhỏ lại.
14.3.3.4. Phương án 6: Bãi – Ô tô
Xe nâng dùng công cụ xếp dỡ nâng mã hàng di chuyển đến sàn phương tiện vận chuyển. Bố trí công nhân đứng hai đầu mã hàng, khi còn cách sàn xe 0.2m thì yêu cầu dừng lại để kiểm tra độ an toàn và điều chỉnh về đúng vị trí kê lót. Xe nâng dùng càng xỏ vào khe hở giữa các kiên hàng và xếp hàng vào thùng.
14.3.4. Kỹ thuật chất xếp và bảo quản 14.3.4.1. Kỹ thuật chất xếp:
• Dưới hầm tàu:
Đối với thao tác xếp hàng ở hầm tàu cần tuần thủ các yêu cầu kỹ thuật và an toàn lao động sau:
- Hàng lấy từ trên xuống dưới, không được lấy một bên, trong quá trình xếp dỡ không moi sâu, luôn đề phòng hàng lăn và tự sạt đổ gây tai nạn.
- Đối với mã hàng nằm sâu bên trong vách hầm hàng thì phải dùng palăng hoặc xe nâng hỗ trợ đưa mã hàng ra giữa sân hầm để thành lập mã hàng. Không dùng phương pháp kéo lệch tâm (kéo xiên góc, kéo lê, …)
• Trên cầu tàu:
- Trước khi cần cuẩ hạ mã hàng xuống cầu tàu, công nhân phải kê lót hàng và phải có vật kê tách lớp để mã hàng được ổn định và dễ dàng xếp dỡ.
- Dùng móc đáp điều chỉnh mã hàng đến vị trí hạ tải trên cầu tàu, tháo dỡ công ục xếp dỡ gọn gàng, dứt khoát trước khi lập tín hiệu cho cẩn cẩu di chuyển về phía hầm hàng.
• Trên ô tô:
- Hàng phải được chất đều lên sàn phương tiện, chỉ xếp 01 lớp. Công nhân tiến hành kê lót cố định mã hàng trước khi xe nâng đưa công cụ xếp dỡ ra khỏi cuộn tole.
- Đối với phương tiện giao thẳng phải thực hiện các biện pháp chống lăn, chằng buộc và kiểm tra độ ổn định của mã hàng trước khi rời khỏi.
- Phương tiện vận chuyển di chuyển đúng tốc độ cho phép, chú ý tránh va quẹt gây biến dạng, hư hỏng hàng hóa.
- Lưu ý tải trọng cho phép của phương tiện, không chất quá tải. • Trong bãi:
- Hàng xếp tại bãi phải có nền vững chắc tạo hành lang an toàn cho phương tiện, thiết bị làm hàng di chuyển cũng như thực hiện thao tác xếp dỡ.
47
- Hàng xếp tại phải được xếp thẳng hàng, không xếp chồng từng lớp, tiến hành kê lót chống lăn cho hàng.
- Đối với hàng tole cán nguội phải đưa vào kho bảo quản hoặc che phủ bạt tránh hư hỏng và biến dạng cho hàng.
14.3.4.2. Bảo quản:
- Không lắp móc để nâng chuyển hàng vào các dây đai dùng đóng kiện bó hàng.
- Không chất xếp, bảo quản hàng nơi dễ đọng nước và khu vực có lưu giữ các chất ăn mòn hóa học mạnh.
- Hàng phải được chất xếp chắc chắn ổn định theo từng lớp trên thiết bị xếp dỡ, sàn phương tiện vận chuyển, trong bãi.
14.3.5. An toàn lao động
- Công nhân khi làm việc phải mang đầy đủ trang bị phòng hộ lao động.
- Kiểm tra các thiết bị hoạt động bằng điện, phải có dây nối đất để tránh rò rỉ điện, các đường dây nối phải có vỏ bọc cách điện.
- Không sử dụng dây mềm (dây sợi tổng hợp, dây siling, …) thay cho cáp thép khi kéo hàng.
- Đối với mã hàng có kích thuốc trên 6m phải sử dụng ngáng cân bằng để kéo hàng. - Xếp dỡ hàng dưới hầm tàu, trên cầu tàu, trên sàn phương tiện và trong kho, bãi đúng trình tự qui cách. Hàng chất trên phương tiện vận chuyển phải đảm bảo tải trọng cho phép, khi di chuyển phải chèn buộc, cố định cho hàng.
- Công nhân cơ giới và công nhân xếp dỡ chỉ được có mặt trên phương tiện vận chuyển khi mã hàng đã hạ xuống sàn phương tiện.
- Công nhân bốc xếp và tài xế di chuyển khỏi phƣơng tiện vận chuyển khi cần cẩu đang thao
tác. Trong quá trình xếp dỡ hàng rời luôn luôn phải ý thức bảo vệ môi trường. Khi sử dụng palăng công nhân không được đứng tại những vị trí trong vùng cáp kéo hoạt động.
- Khi di chuyển mã hàng phải lưu ý tránh xoay lắc, va quẹt vào miệng hầm và chướng ngại vật.
- Sử dụng công cụ xếp dỡ có kích thước và tải trọng phù hợp với trọng lượng của mã hàng. Hàng hóa phải được chèn lót, chằng buộc và kiểm tra độ ổn định trước khi vận chuyển.
48
CHƯƠNG 15. LẬP KẾ HOẠCH GIẢI PHÓNG TÀU