ngoài vào Việt Nam nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
2. Đánh giá
2.1. Ưu điểm:
- Khối lượng FDI vào Việt Nam khá lớn qua các năm:
+ Tính đến 12/2002, tổng số FDI vào Việt nam khoảng 3,9 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện khoảng 24 tỷ USD, (chiếm 53% tổng số vốn đăng ký) =>Việt Nam đã trở thành một thị trường đầu tư đáng kể ở Châu á và thế giới.
- Về đối tác đầu tư: Ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư tại Việt Nam (hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ). Những quốc gia dẫn đầu trong đầu tư vào Việt Nam là: các quốc gia trong khu vực Châu Á-TBD (singapore, nhật, đài loan… Điều này chứng tỏ môi trường đầu tư của Việt Nam có sức hấp dẫn và đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của hoạt động đầu tư quốc tế.
- Về cơ cấu đầu tư theo ngành và theo vùng: ngày càng cân đối hơn. Trước 1993, FDI chủ yếu tập trung ở phía nam (chiếm tới 80% tổng số vốn), cho đến nay, khu vực này chiếm khoảng hơn 60% tổng vốn đăng ký.
- Về lợi ích kinh tế xã hội: Các dự án FDI đi vào hoạt động đã thu hút đước hàng chục vạn lao động. Tạo ra một khối lượng hàng hoá xuất khẩu trị giá hàng chục tỷ đồng trong mỗi năm góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Ngoài ra còn giúp Việt Nam tiếp nhận công nghệ cao, phát triển nguồn nhân lực…
2.2/ Nhược điểm
- Tỷ lệ Vốn thực hiện/ vốn đăng ký còn ở mức thấp, chiếm khoảng >53% (tính đến 12/2003). Quy mô bình quân một dự án còn nhỏ.
- Một số dự án đã bị đổ bể hoặc bị rút giấy phép hoạt động (khoảng trên 15% số dự án được cấp giấy phép) đưa đến sự thiệt hại cho cả hai bên.
- Tỷ lệ vốn góp trong nhiều dự án của nhiều doanh nghiệp Việt Nam rất thấp(chỉ chiếm khoảng 20 – 30% vốn pháp định), chủ yếu là quyền sử dụng đất=>sự thiệt thòi trong phân chia lợi nhuận.