KẾT LUẬN VÀ TỒN TẠI 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học về kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các dạng lập địa chính vùng cát ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị tt (Trang 25 - 27)

1. Kết luận

Luận án đã nghiên cứu bổ sung xây dựng được 5 tiêu chí với 20 chỉ tiêu làm cơ sở phân chia được 38 dạng lập địa thuộc 4 nhóm dạng lập địa chính vùng cát ven biển.

Ở giai đoạn 24 - 27 tháng tuổi bón 100g phân hữu cơ vi sinh kết hợp bón lót 10g chất giữ ẩm có sinh trưởng đạt cao nhất. Đai rừng Keo lá liềm 10 tuổi có hiệu năng chắn gió đạt từ 0,24 - 0,66 lần, tương đương giảm từ 25,5 - 69,0% so với tốc độ gió trước đai rừng. Đai rừng Keo lá liềm 14 tháng tuổi có hiệu năng giảm cát bốc -19,1% so với trước đai và giảm cát lấp -23,7% so vị trí sau đai. Lượng CO2 hấp thụ của các lâm phần Keo lá liềm đạt từ 9,21 - 19,14 tấn CO2e/ha (12 - 14 tháng tuổi), tăng lên từ 21,68 - 27,94 tấn CO2e/ha (24 - 27 tháng tuổi).

Các nhóm dạng lập địa có địa hình địa mạo là những cồn cát, bãi cát cố định; chế độ nước không ngập cả về mùa mưa và có khả năng thoát nước tốt bón phân hữu cơ vi sinh, chất giữ ẩm và tủ gốc bằng phế phụ phẩm địa phương, hạn chế cát di động làm trơ gốc cây. Nhóm dạng lập địa bãi cát cố định, ẩm ướt mùa mưa áp dụng biện pháp kỹ thuật lên

líp, kết hợp bón phân hữu cơ vi sinh, chất giữ ẩm. Nhóm dạng lập địa có địa hình địa mạo cồn cát, bãi cát nhân tác cần san ủi tạo mặt bằng trước khi trồng rừng.

2. Tồn tại

Luận án mới bước đầu theo dõi đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu của các loài cây trồng rừng trên một số nhóm dạng lập địa ở giai đoạn sau trồng thí nghiệm từ 12 - 27 tháng tuổi, mà chưa theo dõi đánh giá ở các giai đoạn sinh trưởng tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học về kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các dạng lập địa chính vùng cát ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị tt (Trang 25 - 27)