- Chế độ báo cáo thống kê ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê.
1002. Sốn ăm đi học kỳ vọng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số năm đi học kỳ vọng là tổng số năm đi học mà một đứa trẻ ở một độ tuổi nhất định (thường từ 5 tuổi trở lên) có thể nhận được trong suốt cuộc đời, giả định rằng xác suất bắt đầu ghi danh đi học tại một độ tuổi bất kỳ của đứa trẻ đó bằng tỷ lệ nhập học của độ tuổi đó.
Đối với trẻ em của một độ tuổi nhất định, số năm đi học kỳ vọng được tính bằng tổng của tỷ lệ nhập học đúng tuổi theo từng độ tuổi. Ngoài ra, có một bộ phận dân số đi học không đúng tuổi (đi học sớm hoặc đi học muộn), sẽ được tính là tỷ lệ đi học không đúng tuổi nhân với số năm đi học theo quy định. Kết quả này được cộng vào tổng các tỷ lệ tuổi nhập học đúng tuổi.
Công thức tính: t n t i a i a t l i E SLE p = =∑ +∑ t Et p
SLEta: Số năm đi học kỳ vọng của độ tuổi a đến độ tuổi t;
Eti: Số người đang đi học đúng tuổi theo lớp quy định (trong đó i = a, a+1,…, n) tại trường học năm thứ t; n biểu thị giới hạn tuổi theo lý thuyết của trường học;
pti: Dân số trong độ tuổi đi học theo quy định năm thứ t. Tuổi của mức l biểu thị tổng dân số độ tuổi đi học của cấp l theo quy định;
Dl: Thời gian lý thuyết của cấp l theo quy định.
2. Phân tổ chủ yếu
- Bằng cấp giáo dục; - Giới tính.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở; - Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và KHHGĐ.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:Tổng cục Thống kê.