NHỮNG TIÊU CHUẨN, QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH

Một phần của tài liệu báo cáo thực phẩm hữu cơ: thủy sản hữu cơ chính thức (Trang 28 - 30)

Canada đã đưa ra tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản hữu cơ riêng của nước này trong tháng 5 năm nay, đem lại cho người dân Canada những cơ hội lựa chọn thủy sản nuôi trồng được chứng nhận hữu cơ bao gồm cá, thủy sản có vỏ và các loại thực vật thủy sinh.

Phù hợp với cam kết cải tiến liên tục của ngành thủy sản, tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản hữu cơ của Canada được cho là đưa ngành này hướng tới quản lý sinh thái và chăn nuôi hiệu quả, đồng thời cung cấp cho các nhà sản xuất cá và thủy sản có vỏ một lựa chọn quan trọng để chứng minh các phương pháp nuôi của họ trên thị trường.

Tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản hữu cơ nghiêm cấm việc sử dụng kháng sinh, thuốc diệt cỏ và các sinh vật biến đổi gen, và hạn chế gắt gao việc sử dụng các chất diệt ký sinh trùng, chỉ được phép dưới sự giám sát thú y như một khâu điều trị cuối cùng. Tiêu chuẩn đặt ra các yêu cầu đo lường đối với các hoạt động giảm thiểu tác động của chất thải, bao gồm cả việc xác định tỷ lệ thả giống, quy trình vệ sinh và làm sạch và nguyên liệu thức ăn phải được sử dụng.

Tiêu chuẩn hữu cơ PGS Việt Nam cơ bản bao gồm:

- Nguồn nước sử dụng trong canh tác phải là nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm (theo quy định trong tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn của TCVN 5942: 1995). - Khu vực sản xuất hữu cơ phải được cách ly tốt khỏi các nguồn ô nhiễm. - Lưu ý các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hay chất tổng hợp kích thích sinh trưởng đều bị cấm sử dụng, chỉ được phép sử dụng các đầu vào nông dân đã có đăng ký với PGS và được PGS chấp thuận. - Cấm sử dụng phân người, phân ủ được làm từ rác thải đô thị.

- Phân động vật lấy vào từ bên ngoài trang trại phải được ủ nóng trước khi dùng

trong canh tác hữu cơ.

- Không được sử dụng các túi và vật đựng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ để vận chuyển và cất giữ sản phẩm hữu cơ. - Cấm đốt cành cây và rơm rạ, ngoại trừ phương pháp du canh truyền thống. - Cấm sử dụng tất cả vật tư đầu vào có chứa sản phẩm biến đổi gen GMOs. - Không được phép sản xuất song song: các cây trồng trong ruộng hữu cơ phải khác

với các cây trồng trong ruộng thông thường.

- Nếu ruộng gần kề có sử dụng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ thì ruộng hữu cơ phải có một vùng đệm để ngăn cản sự xâm nhiễm của các chất hóa học từ ruộng

bên cạnh.

- Các loại cây trồng ngắn ngày được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn vẹn một vòng đời từ khi làm đất đến khi thu hoạch, sau khi thu hoạch có thể được bán như sản phẩm hữu cơ.

Các tiêu chuẩn này đều nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất hữu cơ nói riêng, góp phần gia tăng giá trị và chất lượng sản phẩm, hàng lưu thông trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, phát triển nông nghiệp hữu cơ chính là một giải pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và gia tăng an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao đời sống xã hội.

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT về Thức ăn thủy sản - Phần 1: Thức ăn hỗn hợp

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT về Thức ăn thủy sản - Phần 2: Thức ăn bổ sung

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT về Thức ăn thủy sản - Phần 3: Thức ăn tươi, sống

TÀI LIỆU THAM KHẢO

vietnamorganicfood.vn

The IFOAM NORMS for Organic Production and Processing version 2014 https://www.mard.gov.vn

Một phần của tài liệu báo cáo thực phẩm hữu cơ: thủy sản hữu cơ chính thức (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w