5.1 Điều kiện đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ hữu cơ
- Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17065:2013 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17065:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với chứng nhận chuyên ngành và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) hoặc tiêu chuẩn tương ứng với yêu cầu của chương trình chứng nhận đặc thù đối với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hóa. - Có ít nhất 04 chuyên gia đánh giá chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên và chuyên môn phù hợp đối với chương trình chứng nhận;
b) Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ năng đánh giá chứng nhận tương ứng tại cơ sở đào tạo do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật.
Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ thuật chứng nhận sản phẩm chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong trường hợp có quy định;
c) Có kinh nghiệm làm việc 03 năm trở lên (kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học) và kinh nghiệm làm việc phù hợp với yêu cầu quy định của chương trình chứng nhận tương ứng;
d) Có kinh nghiệm đánh giá 04 cuộc trở lên, với ít nhất 20 ngày công đánh giá đối với chương trình chứng nhận tương ứng.
Tổ chức chứng nhận phải được cấp phép chứng nhận bởi Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
5.2. Chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ và công bố hợp chuẩn chuẩn
Việc công bố hợp chuẩn được thực hiện theo các bước sau:
30
+ Việc đánh giá hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (bên thứ nhất) thực hiện. Kết quả đánh giá hợp chuẩn là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.
+ Phương thức đánh giá sản phẩm hữu cơ: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.
Hồ sơ công bố hợp chuẩn được quy định như sau:
Tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lập 02 (hai) bộ hồ sơ công bố hợp chuẩn, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới Chi cục và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:
a. Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:
- Bản công bố hợp chuẩn
- Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);
- Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;
- Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp kèm theo mẫu dấu hợp chuẩn.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.
b. Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:
- Bản công bố hợp chuẩn
- Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);
- Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố; - Báo cáo đánh giá hợp chuẩn
31
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.
Bước 3: Sau khi xử lí hồ sơ hoàn tất, tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn được cấp giấy
chứng nhận sản phẩm hữu cơ do tổ chức chứng nhận cấp và có giá trị trong vòng 2 năm. (Nghị định số 109/2018/NĐ-CP)
32
PHẦN 6: MỘT SỐ TIÊU CHUẨN HỮU CƠ HIỆN HÀNH KHÁC 6.1. Một số tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế
6.1.1 Tiêu chuẩn hữu cơ theo USDA do bộ Nông nghiệp Mỹ ban hành
Tiêu chuẩn USDA (United States Department of Agriculture) do bộ nông nghiệp Mỹ ban hành, đây là một trong những tiêu chuẩn chứng nhận thực phẩm hữu cơ hàng đầu cho các nông trại muốn theo đuổi nền nông nghiệp hữu cơ:
- Các nông trại, nhà vườn, cơ sở kinh doanh có tổng doanh thu bán hàng hữu cơ hàng năm phải trên 5000 đô la Mỹ thì phải có giấy chứng nhận hữu cơ.
- Các cơ sở có tổng doanh thu bán hàng dưới 5000 đô la Mỹ sẽ được miễn giấy phép chứng nhận hữu cơ nhưng sẽ không có giấy chứng nhận để bán sản phẩm hữu cơ và các sản phẩm này sẽ không được phép giới thiệu là sản phẩm hữu cơ.
Tiêu chuẩn này chứng nhận cho 4 hạng mục sản xuất hữu cơ như: - Canh tác
- Vật nuôi
- Các thực phẩm đã được chế biến
- Các loại cây cối tự nhiên mọc ở những nơi không canh tác.
6.1.2 Tiêu chuẩn hữu cơ theo EU
Tiêu chuẩn hữu cơ EU được ban hành năm 2007: Quy định số 834/2007 của EU về sản xuất và dán nhãn hữu cơ. Nội dung của tiêu chuẩn quy định chi tiết các vấn đề sau:
- Khung pháp lý: các hoạt động của liên minh Châu Âu EU về hữu cơ và khung pháp lý cho các sản phẩm hữu cơ
- Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng - Dữ liệu về hạt giống
- Động vật
- Các sản phẩm đã qua chế biến
- Rong biển và thuỷ sản
- Rượu hữu cơ: Xu hướng trồng nho hữu cơ cho sản xuất rượu
6.1.3. Tiêu chuẩn hữu cơ Nhật Bản – JAS
Tiêu chuẩn JAS – Tiêu chuẩn hữu cơ Nhật là tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, bao gồm 2 phần:
33
- The Japanese Agricultural Standards (JAS) System: Hệ thống JAS
- The Quality Labeling Standards Systems: Hệ thống tiêu chuẩn ghi nhãn Chất lượng.
Các sản phẩm được điều chỉnh bởi tiêu chuẩn JAS Nhật Bản gồm:
• Đồ uống
• Thực phẩm chế biến
• Dầu ăn, mỡ
• Các nông lâm sản chế biến
6.2. Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài về nông nghiệp hữu cơ chuẩn nước ngoài về nông nghiệp hữu cơ
- Sản xuất để xuất khẩu: Sản phẩm được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận được tổ chức, quốc gia ban hành tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài thừa nhận bằng văn bản.
- Sản xuất để tiêu thụ trong nước: Sản phẩm được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận được thừa nhận và được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp phép hoạt động Tổ chức chứng nhận nước ngoài hoặc tổ chức chứng nhận Việt Nam đã được thừa nhận có trách nhiệm:
- Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, gửi qua mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính hoặc bản sao chứng thực) báo cáo kết quả hoạt động chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài cho cơ quan chuyên ngành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công;
- Chấp hành kiểm tra của cơ quan chuyên ngành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công và bị xử phạt khi có dấu hiệu vi phạm theo quy định pháp luật.
34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TCVN 11041-1:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung ñối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
2. TCVN 11041-2:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ
3. TCVN 11041-3:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ
4. TCVN 11041-7:2018: Nông nghiệp hữu cơ: Phần 7 - Sữa hữu cơ
5. Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ: Quy định về
công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
6. Nghị định số 109/2018/NĐ-CP của chính phủ về nông nghiệp hữu cơ
7. Thông tư số 16/2019/TT-BNNPTNT về việc quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ.
8. Nghị định 107/2016/NĐ-CP Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp
9. Global organic milk product market report:
https://assets.kpmg/content/dam/kpmg/au/pdf/2018/global-organic-milk-production- market-
report.pdf?fbclid=IwAR3nnQsJlViVRGLglvRC12EmZf69uSucqumKYpp27h4DqV qPWjyQObTe-OU
10. Báo cáo thường niên ngành sữa Việt Nam 2018:
https://vietnamdairy.vn/2019/01/15/nam-2018-nhung-no-luc-cua-nganh-sua-viet- nam/
11. Hành trình ra mắt sữa tươi 100% organic tiêu chuẩn châu Âu đầu tiên tại Việt Nam: https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/hanh-trinh-ra-mat-sua-tuoi-100-organic- tieu-chuan-chau-au-dau-tien-tai-viet-nam-827014.html
35
PHỤ LỤC
TCVN 11041-1:2018 – Phụ lục B
Các chất làm sạch và khử trùng thiết bị, dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm được sử dụng trong chế biến sản phẩm hữu cơ
36
TCVN 11041-3:2018 – Phụ lục A
38
TCVN 11041-3:2018 – Phụ lục B
39
TCVN 11041-3:2018 – Phụ lục C
40
TCVN 11041-7:2018 – Phụ lục A
43
TCVN 11041-7:2018 – Phụ lục B