Sản phẩm du lịch chủ yếu của Suối Mỡ là: tham quan di tích thắng cảnh lễ hội, leo núi, cắm trại, tắm suối... Ngoài ra các khu vườn trồng cây ăn quả cũng tạo nên sức hút lớn trong khu vực này. Dựa vào những đặc thù trên của khu du lịch ta có thể định hướng phát triển các khu chức năng như sau:
Khu du lịch Suối Mỡ bao gồm diện tích 650 ha sẽ được chia thành 3 phân khu chức năng chính.
- Phân khu thứ nhất: Khu trung tâm đón tiếp và dịch vụ.
- Phân khu thứ hai: Khu du lịch sinh thái núi cao + hồ + thác + suối. - Phân khu thứ 3 ba: Khu vui chơi giải trí hiện đại( quy hoạch phát triển du lịch Suối Mỡ -huyện Lục Nam).
2.3.3.1. Khu trung tâm đón tiếp và dịch vụ
Khu trung tâm đón tiếp và dịch vụ bao gồm các chức năng sau:
- Bãi đỗ xe (0,3 ha) nằm phía bên trái cổng khu du lịch (nếu đi từ Hà Nội) có sức chứa 100 xe (loại xe trung bình).
- Khu đón tiếp (11ha) bao gồm một nhà hướng dẫn du lịch, một tầng xây theo kiểu kiến trúc truyền thống có hình dáng đặc biệt, gây ấn tượng dễ nhớ. Xung quanh nhà hướng dẫn là các không gian sân bãi để cắm trại, giải khát, ăn uống.
- Khu lễ hội (19 ha) bao gồm không gian của khu đền Suối Mỡ và quả đồi trước mặt. Vào các ngày lễ chính, lễ rước sẽ diễu hành từ chùa lên đình. Đình được xây dựng trên đỉnh đồi phục vụ cho mục đích cúng lễ. Các không gian còn lại của quả đồi là nơi tổ chức các môn thể thao dân tộc như: chọi gà, đấu vật, rối nước, thả chim. Song song với việc tổ chức lễ hội và việc tôn tạo các di tích đền Suối Mỡ, đền Trung, đền Trần với mục tiêu mang đến cho khu một sự linh thiêng, một sự thật về truyền thuyết đã có ở đây, tạo nên một luồng hành hương rất có ý nghĩa. Tạo cho khu vực một tài nguyên nhân văn đậm đà bản sắc và hơn thế nữa là rút ngắn khoảng cách về du lịch mùa của khu vực.
- Khu nhà nghỉ: quy mô nhỏ (10ha) để phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi cuối tuần cho một số du khách. Do khí hậu ở đây không nằm trong vùng khí
hậu lý tưởng cho việc nghỉ dưỡng nên số phòng chỉ đầu tư khoảng 30 phòng, tiện nghi vừa phải. Bên cạnh khu lưu trữ hai tầng này là hạng mục công trình phục vụ như: phòng ăn, phòng karaokê, phòng chơi điện tử, sân cầu lông, sân tennis, bể bơi... Diện mạo kiến trúc của khu nghỉ mang tính chất đặc thù, hoà nhập với thiên nhiên và cảnh quan khu vực.
- Khu trồng cây ăn quả (24ha): để khai thác triệt để tiềm năng của địa phương, các khu ruộng cũ năng suất thấp trong phạm vi khu du lịch sẽ được tận dung để trồng cây ăn quả có năng suất cao như: na, vải... Đây cũng là những sản phẩm du lịch độc đáo tạo nên sức hấp dẫn cho khu du lịch. Các khu đất trồng cây ăn quả sẽ được chia cho dân, dùng vốn của dân để phát triển. Tại các vườn cây ăn quả này cũng duy trì loại hình thức nhà nghỉ dân dã phục vụ cho những du khách hiếu kỳ thích thưởng thức không khí trong lành tự nhiên trong các vườn cây.
2.3.3.2. Khu du lịch sinh thái núi cao + hồ + thác + suối
Khác với trung tâm khu đón tiếp dịch vụ được đầu tư lớn, tính nhân tạo cao, phân khu này được đầu tư, xây dựng trên quan điểm tôn trọng thiên nhiên và tính hoang sơ vốn có. Đầu tư lớn nhất của khu vực này là tạo ra 3 hồ lớn ở các cote 125, 130. Các hồ nhân tạo này sẽ cho ta thấy một cảnh tượng rất hùng vĩ của hai dòng thác cực lớn chảy từ hồ trên xuống hồ dưới (ở cote thấp hơn).
Mặt khác không gian mênh mông của hồ nước sẽ là môi trường lý tưởng cho các hoạt động du lịch hấp dẫn như: lướt ván, bơi thuyền, câu cá, trượt nước. Đây không những là nguồn nước tưới tiêu quan trọng mà còn là nơi cung cấp thức ăn hải sản cho du khách.
Ngoài mặt hồ là đối tượng hoạt động chính của khu vực này ta tổ chức thêm một số điểm du lịch vệ tinh như công viên thú, các đồi vọng cảnh, các
điểm thăm quan thắng cảnh di tích lân cận như thác Thùm Thùm, suối Mài Gươm...
Các công trình kiến trúc nhỏ tại các khu vực này như các quán ăn nổi, nhà nghỉ nổi, các bến thuyền... sẽ được tham gia như những nét chấm phá, tô điểm cho cảnh đẹp núi rừng ở đây. Hình thành các công trình có quy mô lớn trong khung cảnh hoang rã này là điều tuyệt đối cấm kỵ.
2.3.3.3. Khu vui chơi giải trí hiện đại
Phân khu bao quát phạm vi của khu vực núi Hòn Trò, Hòn Dun (150 ha). Các hình thức vui chơi giải trí hiện đại, tạo cảm giác mạnh mà không phá vỡ môi trường sẽ được khai thác ở khu vực này. Các loại hình vui chơi mới này sẽ giúp cho du lịch tránh khỏi sự nhàm chán của các sản phẩm du lịch quen thuộc.
2.3.3.4. Tổ chức không gian kiến trúc khu du lịch Suối Mỡ
Việc tổ chức không gian kiến trúc khu du lịch Suối Mỡ chú ý đến các không gian đặc thù sau:
- Đối với không gian cắm trại dọc suối cần tạo ra các mảng cây bóng mát xen lẫn cỏ và vườn hoa. Tại các khu vực tập kết dưới chân các thác xây dựng các chòi nghỉ phục vụ việc giải khát ăn uống. Các thác nước là các điểm nhấn cái đích của cuộc hành trình lội suối nên chúng cần được tô điểm bằng màu sắc tương phản mạnh của các loại cây hoa gần đó. Việc tạo các không gian đóng mở bằng các lùm cây, các tiểu cảnh sẽ tạo cho du khách những sự bất ngờ thú vị.
- Đối với các không gian tôn giáo, lễ hội, phải tạo được sự tĩnh mịch, uy nghi cần thiết. Các công trình kiến trúc và cây xanh được sắp xếp theo bố cục đăng đối, mang dáng dấp hoài cổ. Tại các khu vực Đền Trung, Đền Thượng cần hình thành các không gian đệm như sân, hồ nước để tránh sự tiếp
cận đột ngột của thế giới trần tục với thế giới tâm linh. Ngoài ra, việc bảo tồn và tôn tạo các đền là việc làm tốt cần thiết để góp phần tạo dựng lên bản sắc của khu vực Suối Mỡ.
- Trong việc hình thành không gian đón tiếp cần chú ý đến các yếu tố như: ấn tượng ban đầu, sự cởi mở chào đón, sự tiện nghi... Các yếu tố này thể hiện và các chi tiết như: hình thức cổng vào, phong cách của các công trình kiến trúc, thái độ phục vụ...
- Trải qua một cuộc hành trình căng thẳng và nguy hiểm (leo núi, vượt thác) khách du lịch sẽ được tiếp xúc với một không gian mặt hồ lớn mát mẻ, dễ chịu. Đó là cái đích cuối cùng của chuyến đi. Tại đây du khách sẽ lấy lại được cảm giác bình yên, thanh thản, trên mặt hồ lặng sóng. Họ sẽ được nghỉ lại qua đêm trong các biệt thự nổi trên hồ, ăn các món ăn hải sản và tham gia không gian vùng hồ mang nhiều yếu tố tĩnh, giúp con người có thể cảm nhận thiên nhiên một cách sâu lắng nhất.
2.3.4.Điếu tiết lượng du khách.
Qua việc nghiên cứu và phân tích khu du lịch Suối Mỡ và nhất la sau khi Suối Mỡ được quy hoạch thì lượng du khách ngày càng tăng lên trong khi khả năng tải vẫn là 391 khách/ngày. Do vậy để đồng thời đạt được hai mục tiêu là tăng doanh thu du lịch và đáp ứng nhu cầu của du khách, không gây suy thoái tài nguyên du lịch và ô nhiễm môi trường thì yêu cầu đươc đặt ra cho các nhà quản lý là làm sao để điều tiết được lượng du khách sao cho lượng du khách không vượt quá khả năng tải du lịch cũng không để lượng du khách ở dưới khả năng tái quá xa (quá ít du khách).Có thể điều tiết du khách theo các giải pháp sau:
2.3.4.1.Lượng du khách nhiều hơn khả năng tải của tuyến đường mòn.
-Tăng giá vé vào khu du lịch, tăng giá dịch vụ du lịch như phòng ở, đồ ăn … để hạn chế du khách ở những thời điểm đang trong mùa du lịch (ở đây là mùa lễ hội)
-Thiết kế thêm các tuyến du du lịch hấp dẫn khác để giảm sự tập trung vào một tuyến
2.3.4.2.Lượng du khách dưới khả năng tai đường mòn nhiều( quá ít khách du lịch).
Khi lượng du khách ở dưới khả năng tải của đường mòn xa thi có thể áp dụng các giải pháp sau để điều tiết du khách:
-Giảm giá vé vào khu du lịch, giảm giá sử dụng các dịch vụ du lich, có các trương trình khuyến mãi cho du khách tham gia du lịch để thu hút thêm khách du lich.
- Tạo thêm các loại hình du lịch đặc thù theo mùa để thu hút du khách vào những thời điểm không phải là mùa du lich.
-Mở rộng và nâng cao các hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch nhu in ấn tờ rơi, băng diễn hình và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác để thu hút thêm du khách.