BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CUỐI KỲ MÔN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHỦ ĐỀ: KẾ HOẠCH MỘT NGÀY TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU VỀ VĂN HOÁ NHẬT BẢN (Trang 28 - 32)

Tên nhóm: Nhóm W

Đề tài: Tìm hiểu văn hóa Nhật Bản

Thời gian thực hiện kế hoạch: 08/06/2021 Mức độ hoàn thành kế hoạch đạt được: 100%

1.Kết quả đạt được

- Thực hiện tốt công tác chuẩn bị - Công việc diễn ra theo đúng kế hoạch

- Tìm hiểu các đặc điểm nổi bật về văn hóa giao tiếp và văn hóa làm việc của người Nhật Bản qua đó rút ra được các bài học cho bản thân

- Giúp các thành viên của nhóm gắn kết và hiểu nhau hơn - Trau dồi thêm kiến thức về con người Nhật Bản

- Rèn luyện các kỹ năng cần thiết để hoàn thiện hơn trong quá trình học tập cũng như công việc trong tương lai

- Hoàn thành đề tài của môn Kỹ năng làm việc nhóm

2.Những thuận lợi khi thực hiện kế hoạch

- Do thực hiện kế hoạch trực tuyến nên không tốn chi phí

- Tất cả các thành viên đều có các thiết bị hỗ trợ như điện thoại, laptop,.. - Việc tìm kiếm các thông tin trên internet nhanh chóng và dễ dàng - Kế hoạch diễn ra như mong đợi

3.Những bất lợi và khó khăn gặp phải khi lập kế hoạch

- Mục tiêu thiếu sự rõ ràng, nhất quán

- Không sử dụng công cụ hỗ trợ hoặc sử dụng không đúng cách - Chỉ để ý kết quả, mục tiêu mà quên tập trung vào quá trình - Đưa ra quyết định thiếu cơ sở

- Không dự liệu được thời gian của các công việc liên tiếp nhau giúp hoàn thành mục tiêu - Thiếu khả năng tự giác, thụ động trong công việc

27 - Làm việc qua loa dẫn đế kết quả không đặt yêu cầu

- Các vấn đề về mạng

- Không có tinh thần tự giác, tương tác kém

4.Những kinh nghiệm rút ra khi giao tiếp, làm việc với người Nhật

- Nhật Bản là đất nước của những lời chào. Nên chúng ta cần lưu ý khi chào hỏi nhau vì trong từng hoàn cảnh sẽ có cách nói khác nhau và lời chào rất quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày. Nếu hiểu rõ tình huống và sử dụng đúng lời chào sẽ giúp bạn hòa nhập với người Nhật một cách tự nhiên hơn.

- Người Nhật rất quý trọng thời gian, nên không đc trễ hẹn vì điều đó không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà còn giúp mọi việc tiến triển suôn sẻ và hiệu quả hơn.

- Không nên từ chối một cách trực tiếp vì Tính cách của người Nhật sẽ không quá thẳng thắn trong những trường hợp công khai, họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc của người nghe. Do đó những lúc từ chối lời mời hay lời đề nghị, thay vì thẳng thừng trực tiếp phủ định, người Nhật sẽ uyển chuyển từ chối.

- Sự im lặng: người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng im lặng như 1 cách để giao tiếp và họ tin rằng ít nói tốt hơn nói quá nhiều , vì vậy im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.

- Người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại vì hành động đó được xem như một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.

- Phải có khoảng cách đứng khi giao tiếp, khi giới thiệu họ thường cúi đầu chào nhau, cúi cao hay thấp phụ thuộc vào cấp bậc, cấp bậc càng cao thì cuối càng thấp.

- Đừng chỉ tay vào người khác vì ở Nhật hành động đó là thiếu lịch sự. Có rất nhiều lúc, khi nói chuyện chúng ta vô thức chỉ tay vào người đối diện, có thể là biểu đạt tình cảm hay trả lời vấn đề gì đó. Ở Nhật Bản, hành động này vô cùng thất lễ bởi đây là hành động tỏ ý xem thường người khác. Do đó, chúng ta cần chú ý việc này.

- Họ rất coi trọng ấn tượng trong buổi tiếp xúc đầu tiên , điều này có nghĩa khi bạn không thực hiện được lời hứa thì việc đầu tiên là phải xin lỗi, cho dù vì bất kỳ lý do gì.

- Người Nhật luôn đặt người khác lên trên mình vì họ xem đó là sự quan tâm, sự tôn trọng của mình đối với người khác.

28 - Người Nhật Bản thường rất câu lệ về ngôn từ trong giao tiếp. Họ rất ghét và không bao giờ nói Không. Ngôn từ đều được kết hợp hài hòa để tránh hiểu lầm, xung đột từ đối tượng giao tiếp. Thay vì đi thẳng vào vấn đề, người Nhật hay nói quanh co hoặc nhẹ nhàng đưa ra gợi ý. Tuy nhiên, cũng có đôi khi họ nói thẳng ra ý kiến của mình rõ ràng nhưng cẩn thận để người khác không nổi giận.

- Khi nói chuyện điện thoại, người Nhật thậm chí còn mỉm cười hoặc cúi người chào người bên kia, như thể đang đứng trước người đó vậy. Vì thế, bạn nên để người Nhật bỏ máy xuống trước, sau đó mới bỏ máy điện thoại, hoặc tắt máy của mình, để tránh bị coi là thiếu lịch sự hay không được chỉ bảo cặn kẽ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không bao giờ được phép tặng người Nhật các món quà như dao, kéo và cái mở thư vì người Nhật coi những thứ đó là điềm báo hiệu chia tay, phân ly hoặc ly hôn..

- Họ kiêng kị chụp ba người chung một bức ảnh, họ xem đây là điềm không may mắn vì người chính giữa sẽ bị người hai bên kẹp lấy.

- Nhật Bản là một quốc gia coi trọng tổ chức, đoàn thể, con người Nhật Bản cũng tôn trọng tập thể, không để bản thân ảnh hưởng đến không khí chung. Vậy nên, việc đọc hiểu được bầu không khí chung để hòa hợp thoải mái là điều hết sức quan trọng. Muốn hài hòa cùng người Nhật, chúng ta phải biết cách không trở thành một người mắt trắng. Phải biết trong trường hợp nào, nên làm gì không nên làm gì, không dùng từ sỗ sàng, không khiến đối phương bối rối hoặc để người khác hiểu lầm chúng ta.

- Người Nhật rất coi trọng chuyện gặp mặt trước khi bàn bạc hợp tác và rất chu đáo trong việc chăm sóc khách hàng.

- Người Nhật dùng kính ngữ khi nói chuyện với người có địa vị cao hơn vì Nhật Bản là đất nước theo đẳng cấp dọc, cho nên thứ bậc là điều luôn được quan tâm và thể hiện rất rõ trong cách ứng xử của họ.

- Người Nhật luôn chú trọng nguyên tắc, tính kỷ luật thì tương đối cao đâu đâu cũng thấy đặc biệt là đối với công việc. Họ luôn giữ đúng nguyên tắc của mình dù có bận hay không.

29 - Người Nhật rất yêu công việc, họ coi công việc như cuộc sống của mình “họ sống để làm việc chứ không phải làm việc để sống”. Họ chăm chỉ làm việc suôt đời, hạnh phúc khi được làm việc và đóng góp công sức cho xã hội . Chính điều này tạo nên một phong cách làm việc của người Nhật.

- Trong các cuộc đàm phán giữa hai công ty, người Nhật mong muốn mỗi bên sẽ sắp xếp người có cùng độ tuổi và cùng vị trí chức vụ ngồi ngang nhau trong các cuộc thảo luận. Bởi vì mong muốn dựa trên sự phân cấp như thế này sẽ làm cho người Nhật khó có thể đàm phán một cách bình đẳng với nhau, đặc biệt là khi đàm phán với người trẻ hơn hoặc già hơn.

- Làm việc với người Nhật họ luôn coi trọng giá trị của những người đi trước do sự hiểu biết, từng trải và cả quá trình, kinh nghiệm nhiều năm mà họ tích lũy

- Người Nhật họ luôn đặt người khác lên trước bản thân mình vì theo họ cách hay nhất để cho ai đó thấy tầm quan trọng của họ đối với bạn là đặt người đó lên trước bản thân bạn. - Khi đến với đất nước Nhật Bản chúng ta cần tìm hiểu kĩ về văn hóa,cách hành xử và đặc biệt chú ý đến các qui tắc của họ. Để không trở thành một người thiếu lịch sự và kém hiểu biết.

5. Đề xuất: Nếu như một lần nữa được chọn làm lại thì chúng em vẫn chọn chủ đề kế hoạch một ngày tổ chức hoạch động tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản. Bởi vì sau khi tìm hoạch một ngày tổ chức hoạch động tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản. Bởi vì sau khi tìm hiểu về đề tài này nó đã giúp chúng em nâng cao sự hiểu biết về giao lưu văn hóa cũng như quá trình tìm hiểu văn hóa được sâu rộng hơn đất nước Nhật Bản. Và nhóm em có những đề xuất sau:

- Các thành viên nên tự ý thức nhiệm vụ của mình và thực hiện một cách có trách nhiệm

- Thống nhất được ý kiến chung giữa các thành viên và đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ

- Hãy trình bày ý kiến, hiểu biết, chia sẽ những kiến thức có để cùng nhau đưa ra phương pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề

- Cùng trao đổi để phân công công việc và giải quyết các vấn đề phát sinh trong nhóm, phân chia khối lượng công việc đồng đều giữa các thành viên

30 - Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác để thấy điểm tốt và chưa tốt, cùng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CUỐI KỲ MÔN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHỦ ĐỀ: KẾ HOẠCH MỘT NGÀY TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU VỀ VĂN HOÁ NHẬT BẢN (Trang 28 - 32)