Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Toà án

Một phần của tài liệu BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT NGHĨA vụ bộ môn hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Trang 25 - 27)

Theo tôi, hướng giải quyết trên của Toà án là hợp lý.

Thứ nhất, việc Toà xác định đã có hành vi pháp lý là chuyển giao nghĩa vụ theo thoả thuận là có căn cứ. Nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng (bên có nghĩa vụ) đã được chuyển sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh (bên thế nghĩa vụ) và có sự chấp thuận của bà Tú (bên có quyền). Cụ thể là “Phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc vay số tiền 465.000.000đ và hợp đồng cho bà Loan, ông Thạnh vay số tiền 150.000.000đ vào ngày 12/5/2005.”. Như vậy, “khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ”23.

Thứ hai, Toà án đã đưa ra “câu trả lời” cho câu hỏi khi có chuyển giao nghĩa vụ theo thoả thuận, bà Phượng có được giải phóng hay không. Toà án cho rằng “Như vậy, kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc, và Loan và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng đối với bà Tú đã chấm dứt, làm phát sinh nghĩa vụ của bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh đối với bà Tú theo hợp đồng vay tiền đã ký. Việc bà Tú yêu cầu bà Phượng có trách nhiệm thanh toán nợ cho bà là không có căn cứ chấp nhận” và “Việc bà Tú giữ giấy chứng minh Hải quan của bà Phượng theo thỏa thuận. Phía bà Phượng không có nghĩa vụ trả nợ cho bà Tú, buộc bà Tú hoàn trả lại bà Phượng giấy chứng minh Hải quan”. “Câu trả lời” cho thấy bà Phượng không còn bị

22 Đỗ Văn Đại (2017), tlđd (1), tr.641-642.

23 Khoản 2 Điều 370 BLDS 2015.

ràng buộc bởi các nghĩa vụ đã được chuyển giao, tức, bà Phượng không phải chịu trách nhiệm về thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh. Điều này không chỉ có ý nghĩa bảo vệ quyền lợi cho bà Phượng, mà còn thể hiện cách giải quyết hợp lý của Toà án khi phân định “chuyển giao nghĩa vụ là một chế định độc lập với chế định thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba”24 trong tình thế pháp luật nước nhà chưa quy định rõ ràng về vấn đề này.

3.10. Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo lãnh của người thứ ba thì nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh có chấm dứt không? Nêu rõ cơ sở pháp lý.

Cơ sở pháp lý: Điều 335, điểm a khoản 1 Điều 343, Điều 371 BLDS 2015. Trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo lãnh của người thứ ba thì khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh sẽ chấm dứt. Bởi lẽ, “bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh)”25. Khi chuyển giao nghĩa vụ, người phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thay đổi, thì nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh (người có nghĩa vụ ban đầu) chấm dứt. Bên cạnh đó, xét điểm a khoản 1 Điều 343, bảo lãnh chấm dứt khi “nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt”, mà bảo lãnh chính là một trong những biện pháp bảo đảm nên “nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt”26. Tuy nhiên, ngành luật dân sự với phương pháp điều chỉnh đặc thù là tôn trọng quyền tự định đoạt, tự do ý chí của các bên chủ thể, nên nếu các bên có thoả thuận khác thì phải thực hiện theo thoả thuận đó.

24 Đỗ Văn Đại (2017), tlđd (1), tr.642.

25 Khoản 1 Điều 335 BLDS 2015.

26 Điều 371 BLDS 2015.

1. Bộ luật Dân sự năm 2005.

2. Bộ luật Dân sự năm 2015.

3. Thông tư liên tịch 01/TTLT của Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính Hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản.

GIÁO TRÌNH

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Tái bản lần thứ 1, có sửa đổi và bổ sung), Đỗ Văn Đại, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.

SÁCH

1. Đỗ Văn Đại (2017), Luật Nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án (Sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ ba) (Tập 1),Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.

2. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Bình luận án), Lê MinhHùng, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT NGHĨA vụ bộ môn hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(27 trang)
w