Theo BLDS hiện hành, chế định thừa kế thế vị có được áp dụng đối với thừa kế theo di chúc không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Một phần của tài liệu Bài 1 xác định vợchồng của người để lại di sản (Trang 29 - 30)

với thừa kế theo di chúc không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

-Theo BLDS hiện hành ,chế định thừa kế thế vị không được áp dụng đối với thừa kế theo di chúc , ta có thể thấy theo khoản 2 Điều 643 BLDS 2015:

Điều 643. Hiệu lực của di chúc

Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây: a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.”

Trong điểm a, khoản 2 , Điều 643 có ghi rõ là “Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc”. Còn đối với trường hợp thừa kế thế vị thì:

“Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”.

Thừa kế thế vị phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật không theo thừa kế theo di chúc. Còn thừa kế theo di chúc thì người thừa kế có thể là cá nhân, hay cơ quan tổ chức. Còn thừa kế thế vị chỉ áp dụng trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản.

Một phần của tài liệu Bài 1 xác định vợchồng của người để lại di sản (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w