- Án lệ số 26/2018/AL tồn tại một số điểm bất hợp lý như sau:
+ Viện dẫn điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS 2015: “Thời hiệu được áp dụng theo quy định của bộ luật này.” Nhưng khoản 1 Điều 688 được áp dụng đối với “giao dịch dân sự”. Mà theo Điều 116 BLDS 2015 thì: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Trong vụ án tranh chấp “thừa kế tài sản và chia tài sản chung” mà HĐTP đang xem xét không có “Giao dịch dân sự” nào cả. Vậy nên viện dẫn điều này làm căn cứ pháp lý là bất hợp lý.
+ Viện dẫn tới khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990, nhưng lại bỏ quên Nghị quyết số 02/1990/NQ-HĐTP ngày 19/10/1990 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp lệnh thừa kế 1990, theo đó tại điểm b Điều 10 Nghị quyết số 02 đã quy định rõ như sau:
“Đối với những việc thừa kế đã mở trước ngày 10-9-1990, thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990, do đó:
– Sau ngày 10-9-2000, đương sự không có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác;
– Sau ngày 10-9-1993, đương sự không có quyền khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các chi phí từ di sản.”
Nhưng HĐTP lại áp dụng Điều 623 BLDS 2015 để hồi tố lại quyền khởi kiện đối với các trường hợp mở thừa kế trước ngày 10/09/1990 lại tạo ra sự bất công bằng trong xã hội.5
5 http://vanphongluatsuso6.com/?p=1229&i=1, truy cập ngày 25/4/2021.