2. Nội dung nghiên cứu
2.4. Những điều quan tâm của sinh viên khi tham gia khóa giáo dục
sinh viên khi tham gia khóa giáo dục kỹ năng sống
Mục tiêu của các khóa giáo dục kỹ năng sống là trang bị những kiến thức về kỹ năng sống, cách vận dụng và thể hiện trong học tập, cuộc sống thường ngày cho sinh viên. Trong quá trình học kỹ năng sống, các em được tự khám phá bản thân, tự l nh hội để thay đổi căn bản hành vi. Từ đó sinh viên sẽ thay đổi cách ứng xử theo hướng tích cực và khi học, các em sẽ biết những kỹ năng nào cần thiết với mình. Tác giả đã tiến hành khảo sát những điều sinh viên đại học sư phạm khối ngành Khoa học Tự nhiên quan tâm khi tham gia các khóa huấn luyện kỹ năng sống. Kết quả thể hiện ở bảng 5.
Bảng 5: Những điều sinh viên quan tâm khi học kỹ năng sống STT Các tiêu chí quan tâm Số lượng Tỷ lệ
(%)
Xếp hạng
1 Chỉ cần dạy thực hành, không cần dạy lý
thuyết 13 4,0 7
2 Chỉ cần dạy lý thuyết, sinh viên tự vận
dụng 8 2,5 8
3 Dạy vắn tắt lý thuyết rồi cho thực hành
ngay phần lý thuyết ấy 33 10,2 5
4 Dạy thật kỹ lý thuyết để sinh viên hiểu thật
rõ rồi mới vận dụng 26 8,0 6
5
Nên dùng những tình huống từ thực tế rồi cho sinh viên vận dụng lý thuyết đã học để giải quyết
80 24,6 1*
6 Cho sinh viên đóng tiểu phẩm, tạo tình
huống rồi cả lớp đánh giá, rút kinh nghiệm 39 12 4 7 Dùng video clip có liên quan để sinh viên
đánh giá 48 14,8 3*
8 Dạy theo cách tổ chức hoạt động ngoại
khóa 78 24,0 2*
Tổng 325 100
25 Kết quả điều tra cho thấy, số sinh viên muốn học kỹ năng sống bằng cách “dùng những tình huống từ thực tế rồi cho sinh viên vận dụng lý thuyết đã học để giải quyết” chiếm 24,6%, kế đến là “dạy theo cách tổ chức các hoạt động ngoại khóa” (24%) và “dùng video clip có liên quan để sinh viên đánh giá” (11,3%). Như vậy, đa số sinh viên mong muốn hình thành kỹ năng sống thông qua các hoạt động và trải nghiệm cuộc sống. Các tiêu chí cịn lại sinh viên cũng quan tâm nhưng tỷ lệ không cao. Từ đây, Nhà trường và giảng viên nên chú ý đến tính thực tiễn, nên đưa sinh viên vào một số hoạt
động cụ thể. Với sinh viên sư phạm, điều quan trọng là phương pháp, kỹ thuật dạy học và giáo dục, giảng viên nên xem trọng việc trang bị cho các em kỹ năng dạy học, cụ thể là các em phải chuyển hóa được các nhiệm vụ dạy học, nhiệm vụ giáo dục một cách thuần thục, đồng thời chuyển hóa nội dung dạy học hành vi thói quen để sau này trở thành giáo viên, các em thể hiện tốt vai trị của mình.
Thời gian tổ chức lớp học cũng là vấn đề được sinh viên quan tâm, nó góp phần quan trọng quyết định thành công của các buổi học.
Bảng 6: Thời điểm tổ chức lớp học
STT Thời gian học Số lượng Tỷ lệ (%) Xếp hạng
1 Dịp hè 51 31,9% 1
2 Trái buổi học chính khóa 38 23,8% 2
3 Định kỳ mỗi tuần 1 buổi 10 6,3% 5
4 Định kỳ mỗi tháng 1 buổi 33 20,6% 3
5 Học chính quy (theo chính khóa) 18 11,3% 4
6 Học kiểu “cuốn chiếu” 7 4,4% 6
7 Không nên tổ chức 3 1,9% 7
Tổng 160 100
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát) Kết quả ở bảng 6 cho thấy, ba thời
điểm sinh viên cho là phù hợp để học kỹ năng sống là dịp hè (31,9%) hoặc học trái buổi với học chính khóa (23,8%) và học định kỳ mỗi tháng một lần (20,6%). Như vậy, Nhà trường nên tổ chức các lớp giáo dục kỹ năng sống
vào dịp hè hoặc đưa giáo dục kỹ năng sống vào thời khóa biểu chính khóa hoặc học định kỳ mỗi tháng một lần vào ngày Chủ nhật để tiện cho sinh viên chủ động sắp xếp công việc học tập, làm thêm hay về thăm gia đình.
Biểu đồ 2: Điều sinh viên quan tâm khi học kỹ năng sống