Tiểu kết 3

Một phần của tài liệu BÁO CÁO PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐĂNG KÝ TÀI SẢN TẠI VIỆT NAM. (Trang 60 - 62)

2. Mục tiêu xây dựng chính sách

3.5. Tiểu kết 3

Dựa trên các đánh giá của từng phương án, Phương án 2 là phương án có nhiều ưu điểm để lựa chọn với những khuyến nghị sau:

- Bộ máy nhân sự thực hiện Phương án 2 nên được hình thành trên cơ sở bộ

máy nhân sự hiện có về hệ thống thông tin của một cơ quan. Các nhân sự quản lý cơ sở dữ liệu về tài sản của các cơ quan bộ khác tiếp tục hoạt động với trách nhiệm là thu thập, cập nhật thông tin lên hệ thống chung về bất động sản.

- Cơ sở dữ liệu phát triển trên cơ sở tích hợp các nguồn dữ liệu từ các cơ quan

quản lý về dữ liệu tài sản hiện nay. Các cơ quan quản lý việc đăng ký thông tin về bất động sản hiện nay (gồm Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tư pháp) cần chia sẻ thông tin cho cơ quan được chủ trì phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia thống nhất về bất động sản.

CHÍNH SÁCH 4: HOÀN THIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ TÀI SẢN

4.1. Vấn đề bất cập

Một trong những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế của cơ chế đăng ký tài sản là quy trình đăng ký thiếu thống nhất ngay trong chính loại tài sản đăng ký. Cụ thể là, đối với bất động sản, quy trình đăng ký quyền sử dụng đất khác với đăng ký tài sản gắn liền với đất, trong khi thẩm quyền đăng ký bất động sản phụ thuộc vào địa giới hành chính, chủ thể yêu cầu đăng ký (tổ chức hoặc cá nhân). Thủ tục đăng ký tài sản chưa đáp ứng được mục tiêu giảm thiểu thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho Nhà nước, người dân, doanh nghiệp. 123

Trên thực tế, các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký tài sản, đặc biệt là đăng ký bất động sản còn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng chậm trễ hồ sơ, yêu cầu không đúng luật, không phổ biến đẩy đủ thông tin về quy trình, thủ tục, thái độ phục vụ chưa tốt… còn khá phổ biến tại các Văn phòng đăng ký đất đai124.

122 Xem Thỏa ước Madrid, Điều 5ter; Công ước Cape Town, Điều 19

123 Xem Báo cáo tóm tắt của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp về Kết quả rà soát hệ thống pháp luật về đăng ký tài sản và đề xuất quan điểm, định hướng chính sách cho việc hoàn thiện 124 Đăng ký đất đai một cấp: Còn vướng, từ nhiều phía, Báo Quảng Nam Online, truy cập tại http://baoquangnam.vn/chinh-tri/cai-cach-hanh-chinh/201606/dang-ky-dat-dai-mot-cap-con-vuong-tu- nhieu-phia-681062/; Còn nhiều bất cập, gây phiền hà cho dân, Báo Bình Định Online, truy cập tại http://baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=1&macmp=2&mabb=73141; Thủ tục hành chính về đất

Cần thiết phải thực hiện rà soát các thủ tục hành chính có liên quan đến đăng ký tài sản trong tất cả các lĩnh vực liên quan để tìm ra được những hạn chế, bất cập cụ thể của các thủ tục về đăng ký tài sản nói chung và có phương án chính sách phù hợp.

4.2. Mục tiêu giải quyết vấn đề bất cập

Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký tài sản để đơn giản hóa thủ tục, giảm thiểu chi phí và tiết kiệm thời gian cho đối tượng thực hiện.

4.3. Các phƣơng án đề xuất giải quyết vấn đề

Phương án 1: Giữ nguyên như hiện hành (giữ nguyên các quy định về thủ tục đăng ký tài sản theo các quy định của pháp luật chuyên ngành hiện nay);

Phương án 2: Xây dựng thủ tục đăng ký tài sản theo hướng thống nhất quy trình đăng ký bất động sản; thủ tục đăng ký tài sản đối với động sản giữ nguyên theo quy định hiện hành.

Phương án 3: Xây dựng một văn bản quy định các nguyên tắc chính về thủ tục đăng ký tài sản (bao gồm cả bất động sản và động sản); trên cơ sở những nguyên tắc đó, pháp luật chuyên ngành sẽ có sự điều chỉnh phù hợp.

4.4. Phân tích các phƣơng án

Phƣơng án 1: Giữ nguyên nhƣ hiện hành (giữ nguyên các quy định về thủ tục đăng ký tài sản theo các quy định của pháp luật chuyên ngành hiện nay)

a. Tác động kinh tế

Theo đánh giá của Báo cáo Môi trường kinh doanh, Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa để cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký tài sản vì thời gian thực hiện đăng ký tài sản của Việt Nam là quá cao so với một số quốc Đông Nam Á (Nhóm 5 nước ASEAN phát triển cao: Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines). Thời gian đăng ký tài sản ở Việt Nam thậm chí còn thấp hơn các nước trong nhóm có thu nhập thấp (Campuchia: 56 ngày; Lào: 53 ngày) và chỉ hơn Myanma (85 ngày). Thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký tài sản liên quan đến chất lượng quản lý hành chính nhà nước. Như đã phân tích ở Phương án 1 của Chính sách 1, chất lượng quản lý hành chính đất đai ở Việt Nam thấp hơn các nước có cùng thu nhập trung bình thấp và thấp hơn nhiều các nước có thu nhập cao hơn. Thủ tục hành chính bị kéo dài thì sẽ tác động đến:

- Thị trường giao dịch tài sản chính thức và thị trường phi chính thức;

- Khả năng tiếp cận tín dụng của người dân và doanh nghiệp;

đai còn bất cập, Báo Quảng Ngãi, truy cập tại http://baoquangngai.vn/channel/2024/201611/thu-tuc- hanh-chinh-ve-dat-dai-con-bat-cap-2759879/

- Phát triển đến nền kinh tế sáng tạo.

Phân tích số liệu về đăng ký tài sản trong báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới cho thấy, Việt Nam số lượng TTHC trong đăng ký tài sản ít hơn nhiều quốc gia có cùng mức thu nhập (xem Hình 22).

Nguồn: Ngân hàng Thế giới (Doing Business 2018)

Tuy nhiên, nếu so sánh về thời gian thực hiện TTHC về đăng ký tài sản (đất đai) thì Việt Nam thời gian thực hiện của Việt Nam là khá dài so với nhiều quốc gia có cùng thu nhập (xem Hình 23 và Hình 24).

Nguồn: Báo cáo Môi trường kinh doanh 2018 – Ngân hàng Thế giới125

125 Nghiên cứu Môi trường kinh doanh, http://www.doingbusiness.org/Custom-Query Việt Nam 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 -2 0 2 4 6 8 10 12 T hu nhập nh quân đầu ngƣ i (GN I per c a pi ta ) Số lƣợng thủ tục hành chính về đăng ký tài sản

Hình 22. Tƣơng quan giữa số lƣợng thủ tục hành chính về đăng ký tài sản với phát triển kinh tế trong nhóm các nƣớc thu nhập trung bình thấp

Một phần của tài liệu BÁO CÁO PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐĂNG KÝ TÀI SẢN TẠI VIỆT NAM. (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)