Thảo luận kết quả

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI MỐI QUAN HỆ GIỮA NEO TỶ GIÁ VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM (Trang 33 - 44)

Từ năm 1996 tới 2014, neo tỷ giá thực trung bình của Việt Nam với các nước có tỷ trọng thương mại lớn với Việt Nam có xu hướng giảm. Điều này thể hiện rằng Việt Nam đã thắt chặt quản lý tỷ giá hơn trong các năm trong giai đoạn 1996-2014. Với giai đoạn 2014-2016 thì tỷ giá được thả nổi hơn, việc này được thể hiện ở tính toán của cả ba trường hợp được chọn để phân tích. Ở phần này, ta sẽ chia dữ liệu thành 4 phần: 1996-1999, 2000-2001, 2002-2014 và 2015-2016 để quan sát đánh giá thêm. Cách chia này dựa trên giá trị cao thấp của neo tỷ giá thực tế trung bình cũng như lạm phát ở các năm (2 năm lạm phát âm được chia riêng, còn lại các nhóm năm neo tỷ giá cao và neo tỷ giá thấp sẽ được chia thành các nhóm khác nhau để quan sát).

Trong giai đoạn 1996 - 1999, lạm phát ở mức không quá cao, trung bình khoảng 4.9%, thấp hơn trung bình chung lạm phát là 6.6%. Trong những năm này, neo tỷ giá thực tế trung bình cũng tương đối cao, với trường hợp tính trung bình với tất cả các nước thì kết quả dao động từ 10.02 đến 10.45 và trung bình ở mức 10.4, cao hơn trung bình chung là 10.06, với trường hợp loại trừ các nước được xếp hạng 14 và 15, con số dao động trong khoảng 9.92 đến 9.95, trung bình ở mức 9.89, cao hơn trung bình chung là 9.85. Tuy nhiên, đối với trường hợp trung bình nhóm 10 nước con số dao động trong mức 8.1 tới 10.5 và trung bình ở mức 9.0, thấp hơn trung bình chung 9.38. Trong những

năm này, có khá nhiều các quốc gia được xếp loại 14 và 15 trong xét neo tỷ giá song phương trung bình với Việt Nam nên con số ở trường hợp đầu có khả năng bị sai lệch. Nếu căn cứ vào trường hợp tính toán bỏ đi các quốc gia xếp loại 14 và 15 thì ta thấy con số neo tỷ giá thực tế trung bình cao hơn so với trung bình chung và lạm phát nhìn chung thấp hơn so với trung bình chung các năm.

Ở giai đoạn 2000-2001, chúng ta chứng kiến tỷ lệ lạm phát âm. Vào năm 1999 và 2 năm đầu thế kỷ 21, tỷ lệ lạm phát của nước ta rất thấp. Thực tế, năm 1999, 2000, 2001, tốc độ tăng CPI chỉ ở mức rất thấp chỉ dừng lại ở mức 1 con số. Thậm chí năm 2000 còn giảm phát khi tỷ lệ lạm phát -1,71%. Nguyên nhân chủ yếu là do giá lương thực, thực phẩm và nhiều nông sản khác giảm mạnh trên thị trường thế giới như thóc, gạo, cà phê, cao su, … trong khi chính sách tiền tệ lại liên tục được nới lỏng. Hai năm 2002 và 2003, lạm phát tăng trở lại nhưng không quá cao. Trong những năm này, ta có thể thấy neo tỷ giá thực tế trung bình với trường hợp trung bình tất cả các nước (lần lượt là 10.25 và 10.18, cao hơn so với trung bình là 10.06) và với trường hợp loại trừ các nước có phân loại 14 và 15 (lần lượt là 9.90 và 9.87, cao hơn trung bình là 9.85), duy chỉ có trường hợp tính trung bình 10 nước thì chỉ số ở hai năm này đều là 9.3, thấp hơn trung bình chung là 9.38.

Năm 2002, với tỷ lệ lạm phát là 4%, năm 2003 là 3%. Có thể thấy rằng, lạm phát giai đoạn 1999-2003 là giai đoạn lạm phát vừa phải, tỷ lệ lạm phát chỉ dừng lại ở 1 con số. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm và các mặt hàng nông sản trên thị trường. Ngay sau thời điểm 2000-2001, tại thời điểm 2002 trở đi, lạm phát đã trở lại tăng cao ở mức 3% và tăng dần tới đỉnh điểm là 23.12% ở năm 2008. Từ năm 2004-2013, lạm phát duy trì ở mức cao. Nguyên nhân là do cùng với đà suy thoái kinh tế thế giới, đồng USD mất giá, giá dầu thô tăng cao, giá cả lương thực và nguyên nhiên vật liệu tăng đột biến cộng với tác động của thiên tai, dịch bệnh đã làm cho nền kinh tế Việt Nam bộc lộ những nhược điểm yếu của một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Sau đó, nhờ những nổ lực kịp thời mà Chính phủ đã bình ổn được lạm phát, đưa nó về một con số 6.72% vào năm 2009. Nguyên nhân đến từ việc Ngân hàng Nhà nước mua vào ngoại tệ để giữ tỷ giá ổn định khiến cung tiền lớn, bên cạnh đó, còn có lạm phát do nguyên nhân cầu kéo và chi phí đẩy. Do lượng tiền cung ứng vào lưu thông quá nhiều, quan hệ tiền- hàng mất cân dối nghiêm trọng. Điều

đáng chú ý là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ được nới lỏng từ nhiều năm trước và tiếp tục được nới lỏng trong quý đầu năm 2008. Tổng đầu tư của xã hội năm 2007 là 493,6 nghìn tỷ đồng, cao hơn 77% so với năm 2006, tổng chi ngân sách nhà nước đạt 399,3 nghìn tỷ đồng, vượt khoảng 11,7% so với dự toán. Bội chi ngân sách nhà nước 56,5 nghìn tỷ đồng, bắng 4,95% GDP. Thâm hụt cán cân thương mại là 14,12 tỷ USD, bằng 29% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 2,5 lần so với năm 2006. Điều đó dẫn đến cả chi tiêu công và tư đều tăng làm tăng nhu cầu trong khi nền cung không tiến kịp dẫn đến cầu lớn hơn cung kéo giá cả tăng, gây ra lạm phát cầu kéo. Bên cạnh đó, việc tăng lương, tăng giá xăng dầu, điện nước, vận tải… đều xuất phát từ phía người bán (do chiếm vị tri độc quyền, do liên kết, thao túng giá, do thiếu trách nhiệm với chính phủ và xã hội…) và nhiều khi còn được cộng hưởng với việc điều hành, quản lý giá chưa hiệu quả của nhà nước. Sự hợp lực của hai yếu tố này đã tạo lực đẩy chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao làm tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ. Nền kinh tế nước ta phải đối mặt với tình trạng nhập siêu hơn 20 năm nay do hiệu quả cũng như năng suất lao động thấp, khả năng tiêu hóa các luồng vốn lớn từ bên ngoài còn kém…. Tình trạng nhập siêu còn nghiêm trọng hơn vào đầu năm 2008, từ đó tạo điều kiện cho lạm phát chi phí đẩy bùng phát. Nền kinh tế bị phụ thuộc vào bên ngoài, nhập siêu quá lớn sẽ làm loạn giá cả trong nước, nhất là khi gía cả trên thị trường thể giới biến động mạnh. Điều này đặt biệt rõ khi giá dầu thô và nhiều nguyên vật liệu chính, sắt thép, phân bón, xăng dầu… trên thị trường thế giới tăng đột biến đầu năm 2008 và sau đó giảm mạnh từ quý IV-2008 đã làm cho giá cả trong nước biến động theo một cách thất thường. Gía dầu lửa đã tăng từ 53,4 USD/thùng tháng 1/2007 lên 89,4 USD/ thùng tháng 12/2007 và đạt đỉnh mới 125,96 USD /thùng vào ngày 9/5/2008. Trung bình lạm phát trong giai đoạn 2002-2014 rơi vào mức 8.9%, cao hơn nhiều trung bình lạm phát là 6.6%. Trong giai đoạn này, neo tỷ giá thực trong trường hợp tính toán trung bình với tất cả các nước, neo tỷ giá thực trung bình rơi vào mức 9.9, thấp hơn trung bình chung là 10.06, với trường hợp thứ hai, tính toán trung bình bỏ đi các nước xếp loại 14 và 15 thì giá trị trung bình qua các năm là 9.8, thấp hơn trung bình chung là 9.85 và với tính toán trung bình với nhóm 10 nước thì trung bình giá trị trong khoảng thời gian này là 9.46, cao hơn trung bình chung là 9.38.

Với năm 2014-2016 tỷ lệ lạm phát tương đối thấp, ở mức tương đối thấp, rơi vào mức 0.63% và 2.67%, đều thấp hơn tỷ lệ lạm phát trung bình 20 năm là 6.6%. Nguyên nhân một phần đến từ việc mối quan hệ cung cầu đã được giải quyết, tổng cung đã vượt tổng cầu. Ngoài ra giá các mặt hàng nhập khẩu cũng có xu hướng giảm khiến cho lạm phát giảm đáng kể. Về neo tỷ giá thực tế trung bình, ta có thể thấy với trường hợp tính toán với tất cả các nước, con số rơi vào 10.2, cao hơn trung bình chung, với trường hợp tính toán bỏ đi các nước xếp loại 14 và 15, con số trung bình trong 2 năm là 9.9, cao hơn mức trung bình chung là 9.85, còn với trường hợp tính trung bình 10 nước thì giá trị trung bình là 9.65, cao hơn trung bình chung là 9.38.

Như vậy, qua chia nhóm các năm dựa trên giá trị của neo tỷ giá và CPI. Ta có thể thấy một phần mối quan hệ ngược chiều giữa neo tỷ giá và lạm phát ở Việt Nam. Điều này cũng cho thấy khi ta kiểm định mối tương quan giữa neo tỷ giá và lạm phát bằng kiểm định hệ số tương quan pearson với trường hợp tính trung bình với tất cả các nước. Kiểm định với các nhóm nước bỏ đi các nước xếp loại 14 và 15 cũng cho tương quan âm nhưng p-value rất lớn, khoảng 17% nên không có ý nghĩa với mức ý nghĩa đã chọn 10%, còn trường hợp tính toán trung bình với nhóm 10 nước thì lại cho ra kết quả tương quan âm nhưng kết quả gần như không có ý nghĩa (với mức p-value cực cao ở mức 46%). Việc này có thể lý giải bằng việc khi chính phủ quyết định neo đồng tiền bản địa chặt hơn cộng với các luồng vốn di chuyển vào nhiều (như Việt Nam trong giai đoạn những năm 2009). Khi luồng vốn di chuyển vào khiến đồng tiền Việt Nam tăng giá, chính phủ phải mua vào ngoại tệ để giữ mức tỷ giá ổn định, đẩy cung tiền ra khiến cho lạm phát tăng cao.

Bên cạnh đó, cũng có các yếu tố cơ bản khác của nền kinh tế vĩ mô ngoài neo tỷ giá tác động lên lạm phát như cung cầu hàng hóa, tiền tệ, chính sách tài khóa, … Các yếu tố đó không được tính toán tác động trong bài này. Ngoài ra, việc tính toán cũng gặp vấn đề về dữ liệu, khi dữ liệu tương đối ít và có nhiều dữ liệu bị khuyết thiếu. Đây là những điểm có thể cải thiện trong tương lai cho những bài nghiên cứu tiếp theo.

CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang cố gắng xây dựng một nền kinh tế với cơ cấu phù hợp với một nước công nghiệp, ổn định kinh tế vĩ mô được coi là nhiệm vụ thường xuyên, duy trì các cân đối vĩ mô được coi là nhiệm vụ trung hạn và cơ cấu lại nền kinh tế thuộc nhiệm vụ trung, dài hạn. Các chính sách kinh tế vĩ mô đặc biệt là chính sách tài chính và tiền tệ phải được vận dụng một cách hài hòa cho việc thực hiện các mục tiêu trong điểm này.

Nằm trong hệ thống chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái được coi là một trong những nhân tố quan trọng việc ổn định, lưu thông tiền tệ và phát triển kinh tế. Trong giai đoạn tới, các chế độ neo tỷ giá phải được điều hành một cách linh hoạt theo thị trường, gắn liền với mối quan hệ lãi suất nội và ngoại tệ, theo hướng có lợi cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Để việc neo tỷ giá thực sự linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế, trong chương 4 này nhóm nghiên cứu xin đề xuất khuyến nghị nhằm cải thiện những tác động của chế độ neo tỷ giá đảm bảo chính sách mục tiêu lạm phát của Việt Nam.

Thứ nhất, cơ chế tỷ giá linh hoạt được coi như là điều kiện tiên quyết cho việc vận hành chính sách mục tiêu lạm phát. Tuy vậy, nếu xem xét đến các điều kiện cho môi trường vận hành cơ chế tỷ giá linh hoạt ở Việt Nam thì khả năng áp dụng là rất hạn chế. Yêu cầu quan trọng nhất cho một cơ chế tỷ giá linh hoạt là sức mạnh can thiệp thị trường của NHNN; sự phát triển của thị trường bảo hiểm trạng thái ngoại hối của các chủ thể tham gia thị trường. Cả hai yếu tố này đang còn thiếu. Hơn nữa, duy trì cơ chế tỷ giá linh hoạt đồng nhất với việc chấp nhận ảnh hưởng của tỷ giá pass-through tới mức giá cả nội địa. Một nền kinh tế phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu như Việt Nam sẽ rất dễ phải chịu đựng các cú sốc ảnh hưởng qua tỷ giá và cuối cùng, chi phối khu vực nhập khẩu và nền kinh tế. Vì thế, song song với việc tạo lập nền tảng cho một chính sách tỷ giá linh hoạt, trước mắt Việt Nam nên duy trì cơ chế tỷ giá hiện hành (pegged exchange rate within horizontal bands) nhưng với biên độ giao động nới rộng hơn, trước khi hình thành một cơ chế tỷ giá linh hoạt có điều tiết và không thông báo trước. NHNN vẫn giữ quyền can thiệp thị trường khi tỷ giá biến động vượt khỏi biên độ cho phép. Tuy nhiên, yêu cầu giải trình xu hướng và lý do can thiệp cho công chúng là đặc điểm của chính sách mục tiêu lạm phát cần tuân thủ.

Song song với sự linh hoạt trong cơ chế tỷ giá theo lộ trình, NHNN cần cân nhắc cơ chế cung cấp thông tin, dự báo minh bạch, chủ động để định hướng thị trường. Cơ chế này không chỉ xác định nội dung của thông tin mà còn xác định các kênh cung cấp thông tin một cách thường xuyên và giải thích các thay đổi chính sách khi cần thiết. Mục tiêu là thiết lập mối liên hệ thường xuyên giữa các nhà hoạch định chính sách và những người chịu sự giám sát chính sách, để chủ động kiểm soát các xu hướng thị trường. Vấn đề này trước mắt không thể thay đổi, người đứng đầu cơ quan hoạch định chính sách cần thay đổi tư duy, thay đổi cách nhìn của công chúng về việc sử dụng các kênh thông tin chính thống.

Thứ hai, vấn đề cốt lõi để có một cơ chế tỷ giá do thị trường quyết định là thị trường ngoại hối phải thực sự tích cực và mức độ thanh khoản cao. Mặc dù NHNN đã triển khai một loạt các giải pháp nhằm kiểm soát ngoại tệ, hạn chế tình trạng đô la hóa, hiện tồn tại hai dấu hiệu thể hiện sự thiếu tích cực của thị trường ngoại hối: Tồn tại thị trường nợ ngoại tệ qua ngân hàng; và tồn tại một lượng ngoại tệ lớn trong dân mà con số ước tính có thể căn cứ vào khoản mục sai số khá lớn hàng năm của cán cân thanh toán quốc tế. Tổng hai khoản này, số ngoại tệ trong tay dân cư như là công cụ tích lũy tài sản lên tới hàng chục tỷ đô. Với bản chất tích lũy tài sản, số tiền này không tham gia thị trường với tư cách là nguồn cung ngoại tệ mà tham gia để đầu cơ chênh lệch giá, tạo cung, cầu ảo, làm sai lệch tỷ giá thị trường. Vì thế, việc sử dụng các giải pháp nhằm giảm sự hấp dẫn của các khoản tiền gửi ngoại tệ, tiến tới chấm dứt việc cho phép gửi, vay ngoại tệ là giải pháp cần triển khai tiếp tục sau quyết định về giảm lãi suất tiền gửi ngoại tệ, kiểm soát đối tượng được phép vay ngoại tệ, chính sách phân biệt chế độ bảo hiểm tiền gửi giữa VND và ngoại tệ.

Thứ ba, không nên neo tỷ giá vào một loại ngoại tệ duy nhất là USD. Có một thực tế là đồng USD đang là đồng tiền thống trị trên thị trường thế giới, đồng thời hầu hết các giao dịch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với nhiều quốc gia khác nhau đều được thực hiện bằng USD. Tuy nhiên, tính theo lượng xuất nhập khẩu sau thị trường Mỹ, chúng ta vẫn còn một số lượng lớn giao dịch bằng các đồng tiền khác, chẳng hạn như đồng EUR sang EU và đồng Yen sang Nhật Bản (hai thị trường này hiện chiếm khoảng 1/3 kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam) và đồng Nhân dân tệ với Trung Quốc. Ngoài ra, vay nợ bằng Euro và Yen cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng nợ nước ngoài.

Do vậy, nên có công thức neo tỷ giá dựa trên rổ ngoại tệ chủ chốt (USD, Euro,

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI MỐI QUAN HỆ GIỮA NEO TỶ GIÁ VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM (Trang 33 - 44)