(Nandagopālakavatthu)
KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 42)
“Diso disaṃ yaṃ taṃ kayirā, “Cừu địch hại cừu địch,
Verī vā pana verinaṃ; Oan gia báo oan gia;
Micchāpaṇihitaṃ cittaṃ, Không bằng tâm thiên lệch,
Pāpiyo naṃ tato kare’ti”. Khiến kẻ ấy đọa sa”.
Kệ Pháp Cú nầy, Đức Bổn Sư thuyết ra khi Ngài an ngự tại Kosala (Kiều Tát La), đề cập đến ông Nanda (Nan Đà) chủ trại bò.
Tương truyền rằng: Ở thành Sāvatthī (Xá Vệ) có một gia chủ là thuộc hạ của ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Độc), tên là Nanda là một chủ trại bò, rất giàu có, gia tài đồ sộ, sự sản kinh dinh. Người ta bảo nhau rằng: “Cũng như đạo sĩ tóc bính (Jaṭilo) tên Keṇiyo làm người xuất gia, ông Nanda làm nghề nuôi bò, như thế là để gìn giữ tài sản của mình khỏi sự áp chế của đức vua”.
Ông Nanda thỉnh thoảng đem năm ngón ngưu vị (gorasa) đến biếu ông Anāthapiṇḍika, rồi đến yết kiến Đức Thế Tôn nghe pháp. Sau đó, ông thỉnh Đức Bổn Sư đến nhà ông.
Một hôm đang ngự hành cùng với đại chúng Tỳ khưu trên đường cái. Đức Bổn Sư xét biết rõ căn lành của ông Nanda đã chín muồi rồi, Ngài bèn tách qua con đường nhỏ, ngự đến một gốc cây ngồi gần nhà ông ta.
Ông Nanda đến đảnh lễ Đức Bổn Sư chào hỏi thân thiện rồi ngỏ lời thỉnh Đức Bổn Sư ngự đến nhà ông và ông làm phước cúng dường thực phẩm hương điền có đủ năm thứ ngưu vị đến Tỳ khưu Tăng có Đức Phật làm chủ tọa trong bảy ngày liền.
Đến ngày thứ bảy, Đức Bổn Sư đọc kệ hoan hỷ chúc phúc cho thí chủ xong, thuyết luôn tuần tự pháp, giảng giải từ pháp Bố thí cho đến phước báu của sự Xuất gia.
Khi Ngài chấm dứt pháp thoại, ông chủ trại bò Nanda chứng đắc quả Dự Lưu. Ông ôm bát của Đức Thầy đi theo một quãng đường xa. Khi nghe lịnh dạy: “Ông thiện nam hãy dừng bước”. Ông Nanda bèn đảnh lễ cáo từ Đức Bổn Sư, rồi quay trở lại nhà. Trong lúc ấy, một người thợ săn bắn trúng ông Nanda, khiến ông ta chết ngay lập tức.
Những Tỳ khưu đi sau, thấy vậy đến than phiền với Đức Bổn Sư:
- Bạch Ngài! Ông Nanda chủ trại bò, vì có Ngài đến đây mới làm đại lễ Trai Tăng và đi tiễn chân Ngài nên khi trở về mới bị giết chết, nếu như Ngài không đến đây thì ông ta chưa chết đâu.
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 1 Trang 338 - Nầy các Tỳ khưu! Dầu Ta có đến đây hay không đến đây cũng vậy. Trong bốn phương tám hướng, cho dầu ông ta có đi hướng nào cũng không thoát khỏi tử thần. Quả thật vậy, tội khổ nào mà cả bọn cướp và kẻ thù đều không thể gây tai hại cho nhau thì chính cái tâm lệch lạc tà vạy thúc đẩy những chúng sanh nầy phải rơi vào tội khổ ấy.
Nói rồi Đức Bổn Sư đọc kệ rằng: “Diso disaṃ yaṃ taṃ kayirā, Verī vā pana verinaṃ;
Micchāpaṇihitaṃ cittaṃ, Pāpiyo naṃ tato kare’ti”.
“Kẻ thù hoặc kẻ oan gia,
Hại nhau, hại ấy vẫn là kém xa. Cái hại của tâm niệm tà,
Khiến cho kẻ ấy đọa sa một mình”.
CHÚ GIẢI:
Hai tiếng Diso disaṃ trên đây, có nghĩa là kẻ cướp gặp kẻ cướp. Vì nói tắt nên ngắt bớt chữ gặp (disvā).
Yaṃ taṃ kayirā: Nếu làm điều nào để hủy diệt đối thủ thì làm ngay điều đó.
Verī vā pana verinaṃ: Câu nầy nghĩa là mường tượng như như câu đầu. Ví như một kẻ cướp phản bội một kẻ cướp, làm thiệt hại đến vợ, đồng ruộng, gia sản… của đồng bọn. Trong lúc đang gây hại thù thì đồng bọn bắt gặp quả tang, hoặc là gây thù oán vì một một lí do nào đó, buộc oan trái với một kẻ khác, khi gặp mặt kẻ ấy thì dùng những thủ đoạn độc ác thô bạo để tàn hại y hoặc là cưỡng bức vợ con của y, hoặc là phá hoại ruộng vườn của y, hoặc là giết y chết.
Micchāpaṇihitaṃ cittaṃ: Tâm lệch lạc là đặt vào chỗ sái quấy, là chỗ ở trên con đường thập ác nghiệp (thân ba, khẩu bốn, ý ba).
Pāpiyo naṃ tato kareti: Vì có tâm tà vạy, kẻ ấy ngày càng làm tội lỗi tiêm nhiễm, cho nên gọi là khiến cho kẻ ấy đọa sa vào vòng tội ác. Quả thật, kẻ cướp hoặc kẻ thù hoặc là đối phương của họ, trong kiếp nầy gây khổ cho nhau, hoặc là tàn sát lẫn nhau là cùng.
Trái lại, nếu cái tâm tà vạy, tà kiến, bị đặt nằm trên lộ bất thiện nghiệp trong kiếp nầy, thì nó đưa kẻ ấy đến chỗ diệt vong, hằng trăm kiếp đọa sa vào bốn ác đạo, không cho cất đầu lên nổi.
Nghe dứt bài kệ nhiều vị Tỳ khưu đắc Thánh quả, nhất là Sơ quả. Đại chúng thính pháp cũng hưởng được sự lợi ích.
Vì chư Tăng không hỏi đến tiền nghiệp của cận sự nam Nanda, cho nên Đức Bổn Sư không dẫn giải.
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 1 Trang 339
Dịch Giả Cẩn Đề
Cúng Phật Trai Tăng đủ bảy ngày, Nan Đà chết dữ cũng kỳ thay! Mũi tên oan nghiệt, trăm người rõ, Quả Thánh Tu Đà, mấy kẻ hay? Tâm niệm khi lành, khi hiểm ác, Thân sanh lúc sướng, lúc đọa đày. Gieo chi giặt nấy, tùy duyên nghiệp, Tội phước là nhân tạo rủi may.
DỨT TÍCH NANDA CHỦ TRẠI BÒ
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 1 Trang 341