TÂM LÝ HỌC HOÀN HÌNH PHÁ

Một phần của tài liệu Phat-Giao-Va-Tam-Ly-Hoc-Hien-Dai-TT-Thich-Vien-Ly (Trang 25 - 26)

Phái Tâm Lý Học Hoàn Hình phát triển vào năm 1912 ở Đức quốc, và vào năm 1930 đã được đưa vào Hoa Kỳ. Nhân vật chủ yếu của phái nầy là Max Wertheimer (1880-1943), Kurt Koffka (1876-1941 ?) và Wolfgand Kohler kết cấu và chủ nghĩa hành vi (chủ trương hành vi nhân loại được chia thành từng đoạn để phân tích nhằm hiểu biết thêm). Phái nầy cho rằng phương pháp học gia mà chủ nghĩa kết cấu đã sử dụng là nhân vị không thể đại biểu cho tính chất chân chính của kinh nghiệm ý thức. Chúng ta cần suy tính đến sự phức tạp của bộ phận tuyệt đối không đại biểu một cách hoàn toàn để hoàn chỉnh. Hành vi chủ nghĩa cũng bị phê bình như thế. Đối với phái Tâm Lý Học Hoàn Hình thì hành vi chẳng qua chỉ là một tập hợp của phản xạ mà thôi (bundle of reflexes).

Gestalt, Đức ngữ có ý là hoàn chỉnh (whole), hình thức (form) hoặc hình mạo (configuration). Phái nầy nhấn mạnh rằng thế giới mà chúng ta nhận thức là dùng sự kết cấu của chỉnh thể, nhưng không phải là phương thức của phiến đoạn mà chính là sự quan thiết, là hoàn chỉnh, liên tục và là ý nghĩa của hành vi chỉnh thể. Ví dụ : chúng ta nghe âm nhạc là nghe âm luật, âm giai (melody) chứ không phải chỉ nghe từng âm độ của âm tầng giọng điệu (pitch) và cường độ (intensity).

Phái Tâm Lý Học Hoàn Hình đã ảnh hưởng đến sự phát triển của Tâm Lý Học Nhân Tính (Humanistic Psychology) sau nầy; nhưng, so với học phái Hành Vi ở thời học kỳ và học phái Phân Tích Tâm Lý thì ảnh hưởng của phái Tâm LÝ Học Hoàn Hình đã không được xem là to lớn.

Phương pháp trị liệu của phái Tâm lý học hoàn hình nếu căn cứ vào niên đại 60 thì Fritz Perls, đại sư tâm lý học của phái nầy đã cho rằng trên phương diện trị liệu thì nên giúp đỡ cá thể nhắm vào sự liên quan đến các phương diện về nhân cách và kinh nghiệm của họ để nhận thức thêm hầu tiến tới việc giúp cho tự ngã thực hiện và tự ngã phụ trách; ngoài điều nầy ra, cần nên khuyến khích “những sự nghiệp chưa hoàn thành” (unfinished business) - giải quyết những vấn đề thuộc quá khứ. Bởi vì những vấn đề của quá khứ có thể ảnh hưởng đến hành vi hiện tại. Như vậy thì, có thể một cách sâu sắc hơn, chú ý đến cá thể và thế giới chung quanh để giảm thiểu sự nóng nảy, bất an và khẩn trương nhằm đạt thành hiệu quả rõ rệt trong xã hội cạnh tranh.

Tóm lại, chỉ thú của Fritz Perls ở chỗ là giúp người ta dùng “Trí thức tự ngã” (Self-knowledge) đầy đủ và có năng lực bảo trì tự ngã và sau cùng dẫn đạo người ta theo hướng đạt đến cảnh địa độc lập (Tình tự thành thục).

---o0o---

Một phần của tài liệu Phat-Giao-Va-Tam-Ly-Hoc-Hien-Dai-TT-Thich-Vien-Ly (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)