2.3. Lập kế hoạch lao động và tiền lương trong công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội năm 2012.
2.3.1. Lập kế hoạch lao động.
2.3.1.1. Lập kế hoạch sử dụng thời gian lao động của PV oil Hà Nội:
Lập kế hoạch thời gian lao động của người lao động là nhằm tính toán đưa ra số ngày làm việc bình quân của người lao động trong một năm kế hoạch, đó là một trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ lao động, tính hợp lý của chế độ công tác, mức độ tận dụng triệt để thời gian lao động. Thực tế của việc lập bảng này là xác định số ngày vắng mặt bình quân của một người lao động theo các lý do nghỉ khác nhau.Thời gian lao động thực tế của một CBCNVC trong một năm được tính theo công thức sau:
Nbp = Ncđ – Nvm ; ngày (2-9) Trong đó: Nbp: số ngày làm việc thực tế bình quân
Ncđ: số ngày làm việc theo chế độ Nvm: số ngày vắng mặt bình quân Ncđ= 365-Nqđ (người)
Nqđ: số ngày nghỉ quy định: lễ, tết, thứ 7, chủ nhật. Qua bảng 2-8 ta thấy:
Số ngày nghỉ phép bình quân của một CBCNV của PV Oil Hà Nội năm 2012 là 7,5 ngày/năm.
Số ngày nghỉ ốm bình quân năm 2011 một CBCNV là 2 ngày. Năm 2012, số ngày nghỉ ốm dựa vào số ngày nghỉ ốm năm trước kết hợp với các biện pháp vệ sinh tốt môi trường lao động, điều kiện làm việc. Nhờ đó, số ngày nghỉ ốm bình quân giảm xuống 50% so với năm trước tức là giảm 1 ngày so với năm 2011.
Số ngày nghỉ chế độ nữ bình quân là 2,5 ngày được dựa trên kế hoạch nghỉ sinh con của chị em đăng ký và chế độ nhà nước quy định. Trong năm 2012 có 5 chị em đăng ký nghỉ sinh con.
Số ngày nghỉ hội họp, công tác đối với công nhân trực tiếp tại các cửa hàng xăng dầu, các kho chứa dầu là rất ít, thường là các nhân viên văn phòng.
Nghỉ để đại hội công nhân viên chức, hay các ngày hội lớn của Công ty thường cũng rất ít nên tác giả lập kế hoạch nghỉ hội họp, công tác khác là 2,5 ngày.
Bảng kế hoạch sử dụng thời gian lao động.
Bảng 2-8. ST
T
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012
1 Tổng số ngày làm việc theo lịch dương Ngày 365 366
2 Tổng số ngày nghỉ cuối tuần Ngày 104 104
3 Tổng số ngày nghỉ lễ tết Ngày 9 9
4 Tổng số ngày làm việc theo chế độ Ngày 252 253
5 Tổng số ngày vắng mặt Ngày 14 13,5 Trong đó: - Nghỉ phép năm - Nghỉ ốm - Nghỉ chế độ nữ - Nghỉ hội họp, công tác khác 8 2 2 2 7,5 1 2,5 2,5
6 Tổng số ngày có mặt bình quân Ngày 238 239,5
7 Độ dài ngày làm việc bình quân Giờ 7,6 7,85
2.3.1.2. Lập kế hoạch số lượng lao động.
a. Các căn cứ lập kế hoạch số lượng lao động:
Số lượng lao động được lập cho kế hoạch năm 2012 dựa vào các căn cứ sau: – Căn cứ vào chính sách của Nhà nước đã ban hành về số lượng lao động. – Căn cứ vào định mức lao động.
– Căn cứ vào mức tận dụng đầy đủ, hợp lý thời gian lao động của công nhân viên nhằm vừa đảm bảo nguồn lao động cho kế hoạch, vừa tiết kiệm hao phí lao động và tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm.
b. Xác định số lượng lao động của Công ty PV Oil Hà Nội năm 2012:
Kế hoạch lao động có nhiệm vụ xác định số lượng lao động các loại để đảm bảo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Số lượng lao động được tính theo định mức lao động và khối lượng công việc kế hoạch.
L = Lch + Lpv + Lbs + Lgt ; người (2-10)Trong đó: Trong đó:
Lch: Lao động trực tiếp
Lpv: Lao động phụ trợ, phục vụ Lbs: Lao động bổ sung
Lgt: Lao động gián tiếp
• Lập kế hoạch số lao động trực tiếp
Đối với công nhân trực tiếp, số lượng công nhân được tính theo công thức: Nct = ; người (2-11) Trong đó:
Nct: Số lao động chính có mặt trực tiếp, (người). Qsl: Sản lượng kế hoạch, (m3)
Msl: Mức sản lượng, (m3/người-ca)
Tkh: Thời gian công tác bình quân năm kế hoạch của một công nhân sản xuất, ngày
+ Để xác định số lượng công nhân viên có mặt tại vị trí công tác để hoàn thành nhiệm vụ sản lượng đặt ra, dựa vào năm 2011 định mức lao động cho khối lao động trực tiếp Msl = 19,5 m3/người-công.
+ Theo bảng 2-7: Qsl = 400.110 m3 + Theo bảng 2-8: Tkh = 239,5 ngày
Thay số vào công thức trên ta tính được số lượng lao động trực tiếp là:
(người)
• Xác định số lao động phụ trợ.
Đối với lao động phụ trợ, phục vụ phải làm gồm cả những công việc có thể xác định được khối lượng và những công việc không thể xác định được khối lượng công
việc. Do vậy, việc xác định số lượng lao động cho bộ phận này không thể áp dụng cách như xác định số công nhân sản xuất chính. Tác giả sử dụng phương pháp tỷ lệ (%) so với lao động chính.
Bộ phận sản xuất phụ trợ, phụ trợ là bộ phận gián tiếp và số lượng lao động không chiếm tỷ trọng lớn. Theo thống kê từ những năm trước, số lao động phụ trợ, phục vụ bằng 9% số lao động chính, tức là: 86* 9% =8 (người).
• Xác định số lao động bổ sung.
Lao động bổ sung được tính đối với Công ty khi xác định lao động chính và lao động phụ trợ, phục vụ chưa tính đến số lao động bổ sung để thực hiện chế độ ngày, giờ nghỉ theo quy định của pháp luật đối với lao động chính và lao động phụ trợ, phục vụ. Do PV Oil không làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần, nên số lao động bổ sung định biên được tính như sau:
Lbs = (Lch + Lpv) × ; người (2-12)
Trong đó:
Lch: Lao động trực tiếp
Lpv: Lao động phụ trợ, phục vụ Ta có các thông số:
+ Lao động trực tiếp: Lch = 86 người + Lao động phụ trợ: Lpv = 8 người
- Số ngày nghỉ chế độ theo quy định của pháp luật lao động bao gồm:
Số ngày nghỉ hàng năm được hưởng lương tính bình quân trong năm cho 1 lao động chính và phụ trợ, phục vụ là: 14 ngày.
Số ngày nghỉ việc riêng được hưởng lương tính bình quân trong năm cho 1 lao động chính và phụ trợ, phục vụ theo thống kê kinh nghiệm của năm trước liền kề là: 12 ngày.
Số giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (quy đổi ra ngày) tính bình quân trong năm cho 1 lao động chính.
Thời gian nghỉ thai sản: tính bình quân trong năm cho 1 lao động chính và phụ trợ, phục vụ định biên (theo chế độ Nhà nước quy định hiện nay cho nghỉ chế độ nữ là 4 tháng/1 chị), theo đăng ký năm 2012 có 5 lao động nữ nghỉ sinh con. và phụ trợ, phục vụ định biên.
Vậy theo tính toán và thống kê của công ty, tổng số ngày nghỉ theo quy định là khoảng 42 ngày.
Áp dụng công thức (2-12) :
(người) • Lao động quản lý, bao gồm:
Do số lao động bộ phận quản lý không có sự thay đổi nhiều qua các năm, nên tác giả dựa vào số lao động của từng chức vụ, vị trí trong Công ty của năm 2011 và kế hoạch tuyển thêm nhân sự của một số phòng ban để tác giả lập kế hoạch lao động bộ phận quản lý năm 2012:
+ Số lao động của từng chức vụ trong năm 2012 là:
- Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng Công ty (không kể Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng) và viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc bộ máy điều hành của Công ty: 20 người
- Thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng ban kiểm soát): 5 người - Viên chức giúp việc Hội đồng quản trị: 5 người
- Cán bộ chuyên trách làm công tác Đảng, đoàn thể do Công ty trả lương (không kể những người do đoàn thể trả lương: 15 người
+ Chuyên viên phòng: 60 người
Tổng số lao động quản lý của PV Oil là: 105 người
Bảng tổng hợp kế hoạch số lượng lao động
Bảng 2-9
1 Lao động chính Người 86
2 Lao động phụ trợ, phục vụ Người 8
3 Lao động bổ sung Người 16
4 Lao động quản lý Người 105
Tổng cộng 215
2.3.1.3. Kế hoạch năng suất lao động
Năng suất lao động là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của đầu tư xây dựng cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nâng cao năng suất lao động là nguồn chủ yếu để tăng thu nhập quốc dân, tăng tích lũy tiền tệ, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Lập kế hoạch năng suất lao động nhằm đánh giá tình hình tăng giảm các loại năng suất, trên cơ sở đánh giá này, ta có thể kết luận tình hình sử dụng về thời gian lao động ở doanh nghiệp giữa các kỳ phân tích. Ngoài ra, xác định các nhân tố ảnh hưởng về mặt lao động đến mức chênh lệch của kết quả sản xuất kinh doanh giữa các kỳ phân tích.
Năng suất lao động được tính theo công thức sau:
–Năng suất lao động hiện vật (Whv):
Whv = ; m3/Người-năm (2-13)
–Năng suất lao động bằng giá trị (Wgt):
Wgt = ; Triệu đồng/Người-năm) (2-14)
Trong đó:
Whv, Wgt: Năng suất lao động bằng hiện vật và giá trị. Qkh: Khối lượng sản phẩm ở kỳ kế hoạch, (m3)
Gkh: Giá trị tổng sản lượng kỳ kế hoạch, (triệu đồng) Tlđ: Tổng số lao động trong doanh nghiệp,(người)
Whv = = 155,08 (m3/người-tháng)
Wgt = = 2491(triệu đồng/người-tháng)
Với những nhận định trên, tác giả đã lập kế hoạch về số lượng lao động, kế hoạch sắp xếp công việc cho người lao động, kế hoạch sử dụng thời gian lao động của CBCNV để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh của Công ty đề ra. Trong quá trình thực hiện, dựa vào những biến động thực tế phát sinh mà Công ty có thể có những điều chỉnh kế hoạch một cách hợp lý nhằm đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao nhất.
2.3.2. Lập kế hoạch tiền lương
2.3.2.1. Một số nguyên tắc trả lương của công ty PV oil Hà Nội
Giúp Công ty tuyển dụng và duy trì được cán bộ công nhân viên có năng lực. – Minh bạch, dễ hiểu, phù hợp với các quy định của pháp luật về lao động.
– Trả lương đúng giá trị lao động, đảm bảo công bằng trong nội bộ Công ty trên cơ sở đáng giá giá trị công việc.
– Gắn chặt thang tiền lương với kết quả hoàn thành công việc được giao, đãi ngộ và khuyến khích kịp thời những cán bộ, nhân viên xuất sắc.
– Tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
2.3.2.2. Xây dựng đơn giá tiền lương
Công ty lựa chọn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu. Công thức xác định:
Vđg= (2-15) Trong đó:
Vđg: Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu (ĐVT: đồng/1000đ DT) L: Tổng số lao động của Công ty
TLmincty: Mức lương tối thiểu của Công ty lựa chọn Hpc: Hệ số phụ cấp bình quân
Hcb: Hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân Vtllđ: Tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm Vđt: Tiền lương đoàn thể
: Tổng doanh thu kế hoạch.
Sau đây tác giả sẽ trình bày thông số để tính đơn giá tiền lương:
•Lao động định biên của Công ty:
Số lao động này được xác định trong phần trước là: 215 người •Mức lương tối thiểu Công ty lựa chọn:
TLmincty = TLmin × (1+Kđc) (2-17) Trong đó: TLmin: Mức lương tối thiểu chung
Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung do Công ty lựa chọn.
Năm 2012, mức lương tối thiểu chung được xác định như sau: + Nhà nước quy định đến tháng 4 năm 2012 là 830.000 đồng/tháng.
+ Theo Nghị định số 31/2012 NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu chung từ tháng 5 năm 2012 là 1.050.000 đồng/tháng.
Theo Nghị định số 28/2010/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành thì hệ số Kđc tối đa không quá 1,7 lần, bắt đầu từ ngày 1/5/2010, nhưng phải dảm bảo đầy đủ các điều kiện:
+ Nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của các luật thuế và văn bản hướng dẫn thực hiện.
+ Mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân.
+ Phải có lợi nhuận. Lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề (trừ trường hợp đặc biệt).
+ Có lợi nhuận kế hoạch cao hơn từ 5% trở lên so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề.
Việc chọn Kđc thì mỗi doanh nghiệp tùy từng điều kiện của đơn vị mình rồi đề suất và được cơ quan quản lý cấp trên xét duyệt. Tại Công ty PV Oil thì hệ số này là 1,59.
Vậy mức lương tối thiểu Công ty lựa chọn là: + Giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4:
TLmincty1 = 830.000 × (1 + 1,59) = 2.149.700 (đồng). + Giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 12:
TLmincty2 = 1.050.000 × (1 + 1,59) = 2.719.500 (đồng).
Mức lương tối thiểu Công ty được tính theo công thức bình quân gia quyền như sau: TLmincty = = 2.529.567 (đồng).
- Hệ số phụ cấp bình quân và hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân:
+ Hệ số phụ cấp được xác định cho từng loại lao động. Dùng phương pháp bình quân gia quyền để xác định hệ số phụ cấp bình quân cho toàn Công ty.
+ Hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân để xây dựng đơn giá tiền lương được xác định trên cơ sở cấp bậc công việc bình quân của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh và hệ số lương bình quân.
Dựa trên bảng biểu hệ số cấp bậc và hệ số phụ cấp năm 2011 của PV Oil để xác định các hệ số này:
Bảng cân đối lao động.
Bảng 2-10. ST
T Phân loại ĐVT Số laođộng Hệ số cấpbậc phụ cấpHệ số
1 Lao động chính Người 91 3,22 0,48
3 Lao động quản lý Người 111 5,1 0,23
Tổng 215 4,15 0,34
+ Hệ số cấp bậc bình quân của Công ty năm 2012 là:
Hệ số phụ cấp bình quân của Công ty năm 2012 là:
Kết quả cho thấy:
Hpc = 0,34 Hcb = 4,15
- Tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể:
Theo kinh nghiệm, tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể được xác định bằng 3% tiền lương của số lao động chính, được tính như sau:
Vđt = 3% × Lch × TLmincty × (Hcb+Hpc) (2-18) Vậy, tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể là:
Vđt = 3% × 86 × 2.529.567 × (4,15+0,34) = 29.303.010 (đồng)
- Tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm
Theo kinh nghiệm, tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm được xác định bằng 20% tiền lương khi làm việc vào ban ngày của số lao động trực tiếp, được tính như sau: Vtllđ = 20% × Lch × TLmincty × (Hcb+Hpc) × 12 (2-19)
Tiền lương làm đêm được xác định như sau:
- Tổng doanh thu kế hoạch: = 6.427.000triệu đồng
Vậy, đơn giá tiền lương là:
= 4,8 (đồng/1000 đ DT)
2.3.2.3.Lập kế hoạch tổng quỹ lương.
Tổng quỹ lương (V): là tổng số tiền lương của doanh nghiệp được phép sử dụng để trả cho người lao động trong 1 thời kỳ (thường là 1 năm) về những khoản có tính chất lương bao gồm: lương chính, phụ cấp và các khoản phải trả khác theo quy định của Bộ luật lao động.
Tổng quỹ lương được tính theo công thức sau:
V = Vđg × DTkh (2-16)
Từ đơn giá tiền lương tính được ở trên và tổng doanh thu kế hoạch năm 2012 của Công ty, ta áp dụng công thức (2-16) tính được tổng quỹ lương của Công ty kế hoạch