Bầu phanh bánh xe và cơ cấu phanh:

Một phần của tài liệu tiểu luận chẩn đoán hệ thống phanh khí nén (Trang 29 - 33)

5. VÕ QUANG TRƯỜNG 191125

2.2.3 Bầu phanh bánh xe và cơ cấu phanh:

Bầu phanh bánh xe có cấu trúc như xi lanh lực tác động một chiều. Vỏ của bầu phanh được bắt cố định trên vỏ cầu, đòn đẩy tựa chặt trên piston đẩy và dịch chuyển để điều khiển cam quay.

Bầu phanh bánh xe có nhiệm vụ tạo lực khí nén đẩy đòn đẩy dịch chuyển, tạo nên xoay cam quay ở cơ cấu phanh.

a) Bầu phanh đơn

1,7- Nửa vỏ; 2- Lò xo hồi vị; 3- Đầu nối khí; 4- Tấm đỡ; 5- Màng cao su; 6- Đòn đẩy;

8- Bu lông bắt với giá;

9- Đai ốc điều chỉnh;

10-Đầu nối chữ U

Hình 2.10 Cấu tạo bầu phang đơn

Cấu tạo của bầu phanh đơn dạng màng gồm: hai nửa vỏ của bầu phanh 1,7. Màng cao su 5 bố trí giữa hai nửa vỏ, chia bầu phanh thành hai khoang. Khoang trên có cửa P dẫn khí nén từ van phân phối đến, khoang dưới có lỗ thông R với khí quyển. Lò xo hồi vị 2 có tác dụng đẩy màng 5 về vị trí ban đầu khi không phanh. Màng 5 được đỡ bằng tấm đỡ 4, và nối liền với đòn đẩy 6. Đòn đẩy 6 và đầu nối 10 liên kết bắt ren với nhau, tạo thành đòn đẩy dẫn động quay cam quay đóng mở

cơ cấu phanh. Chiều dài của đòn đẩy được điều chỉnh nhờ đai ốc 9, nhằm tạo nên vị trí thích hợp với cam quay.

Nguyên lý làm việc:

Khi không phanh, dưới tác dụng của lò xo hồi vị 2, màng 5 ở vị trí tận cùng phía trên. Khi phanh, khí nén có áp suất cao được dẫn tới khoang trên của bầu phanh qua lỗ P, đẩy màng 5 và đòn đẩy 6 dịch chuyển về xuống dưới, thực hiện sự xoay cam quay trong cơ cấu phanh. Khi nhả phanh, dưới tác dụng của lò xo hồi vị 2 đẩy màng 5, kéo đòn 6 trở về vị trí ban đầu. Khí nén ở khoang trên theo đường ống quay về van phân phối thoát ra ngoài, kết thúc quá trình phanh.

b) Bầu phanh tích năng

Cấu tạo của bầu phanh và các trạng thái làm việc

Hình 2.11 Bầu phanh tích năng

1- 1.Ốc điều chỉnh 2- 2.Ống đẩy 3- 3.Vỏ bầu phanh 4- 4.Ống dẫn khí 5- 5.Vỏ trong 6- 6.Màng cao su

7- 7.Đòn đẩy 13- Piston tích năng T- Khoang tích năng 8.Thân bầu phanh 14- Lò xo tích năng S- Thông với bộ điều hòa 8- 9.Bu long bắt A-Điều khiển phanh P-Thông với khí

quyển

9- 10.Tấm đỡ B-Điều khiển nhả Q-Khoang thôn với B 10- 11.Bạc đẩy phanh

Bầu phanh tích năng gồm: hai bầu phanh được ghép nối tiếp nhau, một bầu phanh chính và một bầu phanh tích năng. Bầu phanh chính có cấu tạo và nguyên lý làm việc trên cơ sở bầu phanh đơn dạng màng. Trong bầu phanh chính có hai khoang: khoang P thông với khí quyển, khoang S thông với đường cấp và thoát khí nén khi phanh từ van phân phối.

Bầu phanh tích năng dạng xi lanh piston khí cũng chia làm hai khoang: khoang T thông với khí trời nhờ đường ống 4, còn khoang Q thông với van phanh tay qua đường dẫn B. Trong khoang tích năng T gồm: vỏ bầu phanh tích năng 3, piston tích năng 13, ốc điều chỉnh 1. Toàn bộ các chi tiết của buồng tích năng đặt nối tiếp với bầu phanh chính thông qua ống đẩy 2.

Nguyên lý làm việc:

Trạng thái ban đầu, khi chưa có khí nén, dưới tác dụng của lò xo tích năng 14, đẩy piston 13, ống đẩy 2, màng 6 và đòn đẩy 7 về bên phải, thực hiện phanh bánh xe. Đây là trạng thái phục vụ việc đỗ xe trên dốc ( chức năng phanh tay). Khi không phanh , máy nén khí đạt áp suất khoảng 0,6 MPa, đường B được cấp khí từ bình chứa khí (hoặc van phanh tay) vào khoang Q. Khí nén đẩy piston tích năng 13, nén lò xo tích năng về bên trái. Dưới tác dụng của lò xo hồi vị 9, màng 6 dịch chuyển sang trái, kéo cam quay cơ cấu phanh về vị trí nhả phanh, bánh xe lăn trơn. Khi phanh bằng phanh chân , van phân phối mở đường khí vào đường A tới khoang S, đồng thời trong khoang Q có khí nén, màng 6 bị dịch chuyển về bên phải, đòn đẩy 7 sẽ kéo cam quay thực hiện xoay cam để phanh bánh xe. Khi thôi phanh, khí nén theo đường A thoát ra ngoài qua van phân phối, thực hiện sự nhả phanh.

Nếu trên ô tô không còn khí nén, lò xo tích năng 14 luôn có xu hướng đẩy ống đẩy 2 và đòn đẩy 7 về trạng thái phanh làm cơ cấu phanh bị phanh cứng. Bầu phanh tích năng có thể thay thế cho chức năng của phanh tay hoặc phanh khẩn cấp, do đó thường được bố trí trên các cầu sau của ô tô tải và rơ mooc. c) Cơ cấu phanh tang trống điều khiển bằng cam.

Trong cơ cấu dạng tang trống sử dụng các guốc phanh cố định và được phanh với mặt trụ trong của tang trống quay cùng bánh xe. Như vậy quá trình phanh được thực hiện nhờ ma sát giữa bề mặt tang trống và các má phanh.

 Cơ cấu phanh điều khiển bằng cam.

Hình 2.12 Cấu tạo cơ cấu phanh dạng cam

1- Chốt guốc phanh; 2- Mâm phanh; 3- Tấm chắn; 4- Êcu; 5- Tấm đệm chốt guốc phanh; 6- Khoá hãm; 7- Guốc phanh; 8- Lò xo hồi vị; 9- Tấm ma sát;

10- Trục con lăn; 11- Cam ép; 12- Con lăn; 13- Đòn điều chỉnh; 14- Trục cam phanh;

 Đặc điểm

Cơ cấu phanh được bố trí kiểu đối xứng qua trục, có xi lanh khí nén điều khiển cam xoay 11 ép guốc phanh 7 vào trống phanh. Phần quay của cơ cấu phanh là tang trống. Phần cố định bao gồm mâm phanh 2 được cố định trên dầm cầu.

 Nguyên lý làm việc :

Cụm cơ cấu phanh lắp trên mâm phanh 2, nối cứng với bích cầu, các tấm ma sát 9 có cấu tạo hình lưỡi liềm tương ứng với đặc tính mài mòn của chúng và được lắp trên hai guốc phanh 7. Trên các guốc phanh có tán tấm ma sát (má phanh). Các guốc phanh này tựa tự do lên các bánh lệch tâm lắp trên mâm phanh 2, trục của các guốc phanh cùng với các mặt tựa lệch tâm cho phép định tâm đúng các guốc phanh so với trống phanh khi lắp ráp các cơ cấu. Cam quay được chế tạo liền trục, với biên dạng Cycloit (hoặc Acsimet). Khi phanh cam ép 11 sẽ chuyển động đẩy các guốc phanh ra làm cho nó áp sát vào bề mặt trống phanh để thực hiện quá trìng

phanh, giữa cam ép 11 và guốc 7 có lắp con lăn 12 nhằm giảm ma sát và tăng hiệu quả phanh, bốn lò xo hồi vị 8 trả guốc phanh về vị trí nhả phanh. Sự tác động của cam lên các guốc phanh với các chuyển vị như nhau, má phanh bị mòn gần như đều nhau, do vậy các má phanh trên cả hai guốc phanh của cơ cấu có kích thước gần như bằng nhau.

CHƯƠNG III :MỘT SỐ HƯ HỎNG VÀ CÁCH CHẨN ĐOÁN

Quy trình chẩn đoán

Khi chẩn đoán chung cho cả hệ thống ta có thể dựa vào một số các hiện tượng sau:

- Hiệu quả phanh giảm (phanh không ăn). - Xe bị lệch khi phanh.

- Bị bó phanh.

- Có tiếng kêu bất thường.

Một phần của tài liệu tiểu luận chẩn đoán hệ thống phanh khí nén (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w