Kết nối trong hệ thống IoT giám sát cảnh báo cháy

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu xây dựng hệ thống IOT phục vụ giám sát cảnh báo cháy cho hộ gia đình (Trang 37 - 38)

Trong hệ thống IoT hiện tại thì việc kết nối có thể thực hiện thông qua đường truyền có dây hoặc không dây, trong đó:

Kết nối giữa cảm biến với IoT node thường được thực hiện thông qua kết nối có dây hoặc gắn trực tiếp cảm biến lên cùng bảng mạch với IoT node.

Kết nối giữa IoT node với IoT gateway thường sử dụng phương thức kết nối không dây, điều này vừa đảm bảo tính linh hoạt, đa đạng vừa góp phần thể hiện khả năng thích ứng tốt, cũng như dễ dàng mở rộng phạm vi giám sát, tùy biết số node trong mạng.

Kết nối giữa IoT gateway và server thường được thực hiện thông qua mạng internet với nhiều phương thức khác nhau nhưng chủ yếu là kết nối không dây như sử dụng kết nối Wifi, modul 4G,…

Trong khi các hệ thống báo cháy hiện nay thì kết nối giữa đầu dò cháy với trung tâm điều khiển chủ yếu là kết nối có dây dẫn đến khó khăn trong việc thi công, sửa chữa, bảo dưỡng hay bổ sung thì việc kết nối trên thì phần kết nối giữa IoT node (bao gồm cả

28

cảm biến) và IoT gateway sử dụng đường truyền không dây tỏ ra có nhiều ưu điểm vượt trội trong việc thay đổi, sửa chữa, bổ sung node giám sát.

Hình 2.6: Cảm biến khói và lửa kết nối bằng Bluetooth

Tuy nhiên, có nhiều phương thức kết nối không dây và chất lượng, giá thành lại có sự khác biệt tương đối lớn trong trường hợp hệ thống IoT có số lượng IoT node lớn. Dưới đây, đề tài sẽ trình bày một số phương thức truyền thông không dây phổ biến ứng dụng trong kết nối giữa node và gateway.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu xây dựng hệ thống IOT phục vụ giám sát cảnh báo cháy cho hộ gia đình (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)