Thiết kế sơ đồ điện cho hệ thống

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý các trạm viễn thông tập trung (Trang 39 - 41)

Phần cứng:

+ Phần cứng của mạch VXL: Dùng chíp tốc độ cao để chạy hệ điều hành Linux để bảo mật cáo. Được thiết kế chạy ổn định và chạy được với mọi thời tiết. Được thiết kế có nhiều đầu ra và đầu vào dùng để phát triển theo yêu cầu của sau này.

+ Phần cứng giao tiếp với máy nổ: Phần này thực hiện chức năng nhận tín hiệu điều khiển từ mạch số để khởi động và tắt máy nổ. Khi nhận được tín hiệu điều khiển từ điều khiển trung tâm thì tại phần cứng này, thực hiện mở khoá máy nổ và đề máy nổ như là vận hành máy nổ bằng nhân công hiện nay. Phần này giao tiếp với máy nổ không làm ảnh hưởng gì đến các chi tiết và cơ cấu của máy nổ. Phần cứng này được thiết kế, khi đề máy đã nổ rồi thì cho dù người dùng có tháo tác sai là ấn vào nút đề hoặc lỗi điều khiển từ mạch VXL xuống, thì củ đề của máy nổ cũng không chạy nữa, chính vì vậy mà củ đề của máy nổ luôn luôn được bảo vệ không thể cháy được. Phần cứng này kết hợp với phần mềm trên máy tính điều khiển để điều khiển máy nổ chạy theo đúng lịch trình điều khiển và máy nổ được bảo vệ một cách tốt nhất không bao giờ xảy ra hỏng máy nổ do lỗi của chương trình điều khiển.

+ Phần cứng chuyển đổi nguồn điện lưới và điện máy nổ: Phần cứng này thực hiện chức năng chính là chuyển đổi nguồn điện vào tổng đài. Phần này phải đảm bảo yêu cầu là không bao giờ xảy ra trường hợp cả 2 nguồn điện cùng được đóng vào tổng đài một lúc.

Khi nhận được tín hiệu điều khiển từ trung tâm xuống thì phần cứng này thực hiện đóng nguồn điện lưới, hoặc điện máy nổ vào tổng đài, hoặc không đóng nguồn điện nào vào tổng đài. Để đảm bảo công suất điện cho tổng đài hiện tại và phát triển của tương lai (tính cả dòng khi khởi động) nên phần này dùng khởi động từ có công suất gấp 2 lần công suất của cả trạm đang dùng hiện nay. Ngoài việc thiết kế phần mềm điều khiển đảm bảo hai khởi động từ này không bao giờ đóng

36

mạch tại một thời điểm, thì phần cứng này được thiết kế kép để khoá hai khởi động từ này không bao giờ cho đóng cùng một lúc như sau:

Hình 2.8. Sơ đồ khóa liên động

Khóa bằng cơ: Chi tiết khoá cơ C trong sơ đồ trên có chức năng khoá hai khởi động từ với nhau, tại một thời điểm chỉ cho một khởi động từ được đóng còn khởi động từ kia mở. Giả sử tín hiệu điều khiển đưa vào cả hai khởi động từ cùng một lúc để đóng thì cũng chỉ có một trong hai khởi động từ được đóng mà thôi. Phần này chỉ khoá bằng cơ học và độc lập với phần khoá bằng điện sau đây.

Khoá bằng điện: Bình thường khi chưa có tín hiệu điều khiển thì khởi động từ ở chế độ mở và khi có tín hiệu điều khiển thì mới đóng mạch. Trong trường hợp này mạch điện được đấu như sau: Để tín hiệu điều khiển A đến được khởi động từ A thì khi và chỉ khi khởi động từ B đang mở. Nếu trong trường hợp khởi động từ B đang đóng thì tín hiệu điều khiển A không đến được khởi động từ A, do đó khởi động từ A không thể đóng được. Lúc này tín hiệu điều khiển A đứng đợi đến khi khởi động từ B mở thì mới đến đóng A được. Ngược lại với khởi động từ B cũng thế, tín hiệu điều khiển B đến được khởi động từ B khi và chỉ khi khởi động từ A đang mở.

Việc thiết kế phần cứng ở phần này rất quan trọng, vì nếu xảy ra trường hợp cả hai khởi động từ cùng đóng một lúc thì thiệt hại khó mà nói trước được. Chính vì

A

B C

Điện Lưới Điện Máy Nổ

Điều khiển B Điều khiển A

37

vậy mà tôi đã thiết kế khoá kép hai khởi động từ này với nhau để đảm bảo rằng không bao giờ cả hai khởi động từ cùng đóng một lúc cho dù có lỗi của phần cứng hay phần mềm xảy ra.

+ Phần cứng chuyển đổi chế độ điều khiển: Dùng để chuyển đổi hai chế độ điều khiển là điều khiển bằng máy tính và điều khiển bằng nhân công. Bình thường để ở chế độ điều khiển bằng máy tính nhưng khi có sự cố của phần điều khiển bằng máy tính thì phần cứng náy cho phép chuyển sang chế độ điều khiển bằng nhân công. Phần điều khiển bằng nhân công được thiết kế đơn giản và hiệu quả giúp cho người dùng thao tác dễ dàng. Phần cứng thao tác nhân công này không liên quan gì đến nguồn điện nuôi và phần điều khiển bằng máy tính nên nó luôn luôn đảm bảo là dự phòng tốt nhất cho phần điều khiển bằng máy tính. Hai chế độ điều khiển bằng máy tính và điều khiển bằng nhân công là độc lập nhau, nhưng chung một nhiệm vụ là đảm bảo cho trạm hoạt động bình thường khi có sự cố về phần điêù khiển băng máy tính.

Có khởi động từ để đóng mở điều hòa hay quạt thông gió theo yêu cầu.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý các trạm viễn thông tập trung (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)