Tình huống thực tế tại công ty khách hàng của chi nhánh công ty

Một phần của tài liệu 0173_222808 (Trang 61 - 72)

TNHH Thuế và Tư vấn KPMG.

Trên thực tế, trước khi ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn thuế với công ty khách hàng, KPMG sẽ lập hồ sơ khách hàng bằng cách yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin cơ bản như giấy phép đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư; các biên bản phạt thuế, văn bản hướng dẫn thuế trong năm của cơ quan thuế (nếu có) và một số hồ sơ khác để đánh giá tình trạng khách hàng. KPMG sẽ không tiếp nhận hợp đồng dịch vụ đối với những công ty khách hàng cố ý làm xuất hiện các sai phạm lớn trong quá trình tính thuế TNDN nhằm giảm bớt chi phí thuế TNDN một cách phi pháp.

Do đó, trong khuôn khổ của bài khóa luận, tác giả chỉ đề cập đến hai công ty khách hàng của KPMG bao gồm công ty TNHH Cự Thành và công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển năng lượng mặt trời Bách Khoa với các sai phạm mang tính chất khách quan.

2.2.2.1. Trường hợp của công ty TNHH Cự Thành.

Sơ lược về công ty TNHH Cự Thành.

Công ty TNHH Cự Thành (sau đây gọi tắt là “công ty”) là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Công ty được thành lập vào năm 2003 với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất giường, tủ, bàn ghế, dụng cụ thể thao, giày da, giày thể thao. Trụ sở chính của công ty đặt tại số 108, ấp 5, xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Các bước thực hiện quy trình đánh giá sai phạm của KPMG đối với công ty TNHH Cự Thành.

Bước 1: Tiếp nhận và xử lý các dữ liệu nhận được từ công ty.

Ở giai đoạn này, công ty TNHH Cự Thành cung cấp cho KPMG các hồ sơ liên quan đến KTTL và CKTTL bao gồm:

- Số liệu 12 tháng lương thực tế thực hiện trong năm tính thuế 2018; - Sổ cái TK 334, 338, 622, 627, 641, 642, 821 của công ty;

- Sổ chi tiết TK 3341, 3348, 3382, 3383, 3384, 3386, 3388, 6271, 6411, 6421, 6428, 8211, 8212;

- Bảng tính chi tiết lương làm thêm giờ của CNV công ty theo từng tháng trong năm tính thuế 2018;

- HĐLĐ mẫu của CNV Việt Nam và nước ngoài có hiệu lực hiện hành trong năm tính thuế 2018;

- Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực hiện hành sửa đổi ngày 27/10/2016; - Nội quy công ty có hiệu lực hiện hành ban hành ngày 05/12/2003;

- Quy chế tài chính có hiệu lực hiện hành ban hành ngày 05/12/2003;

Các trợ lý tư vấn thuế của KPMG thực hiện thao tác chỉnh sửa định dạng, tổng hợp dữ liệu 12 tháng lương của công ty thành một bảng dữ liệu duy nhất, thuận tiện cho việc đánh giá các sai phạm trong năm tính thuế. (Phụ lục 6 – Trang 71)

Bước 2: Tổng hợp các quy định về phúc lợi của CNV tại công ty.

Dựa trên các hồ sơ quy định về phúc lợi của CNV tại công ty TNHH Cự Thành, KPMG lập bảng tổng hợp các khoản liên quan đến lương, CKTTL, phụ cấp và các khoản mang tính chất tương tự.

Đây là cơ sở để công ty chứng minh các khoản trên được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN một cách hợp lý, hợp lệ. Các phúc lợi của CNV tại công ty được quy định trong quy chế tài chính công ty, HĐLĐ và thỏa ước lao động tập thể. (Phụ lục 7 – Trang 73)

Bước 3: Xác định một tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của công ty.

Dựa theo số liệu về lương cơ bản trong bảng lương được KPMG tổng hợp từ số liệu 12 tháng lương thực tế thực hiện trong năm tính thuế 2018 (Phụ lục 8 – Trang 74) và HĐLĐ mẫu mà công ty TNHH Cự Thành cung cấp, KPMG xác định

công ty TNHH Cự Thành chi trả lương cho CNV theo tổng thu nhập (mức lương đã bao gồm

CKTTL và thuế thu nhập cá nhân). Do đó, KPMG tính toán được các tiêu chí để tính một tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của công ty như sau:

- Lương cơ bản của CNV Việt Nam (Base salary locals): 6.910.268.719 đồng (bằng tổng các ô theo tháng ở dòng “Grand Total” cột “Basic salary”). - Lương làm thêm giờ (OT payment): 1.176.393.397 đồng (bằng tổng các ô

theo tháng ở dòng “Grand Total” cột “OT Amount”).

- Lương khi làm việc vào ngày nghỉ (Unused leave): 129.975.133 đồng (bằng tổng các ô theo tháng ở dòng “Grand Total” cột “Unused leave allowance”). Dựa vào các số liệu trên, KPMG xác định được: (Phụ lục 9 – Trang 75)

- Tổng của 12 tháng lương thực tế thực hiện trong năm tính thuế của DN bằng 8.216.637.249 đồng.

- Một tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của DN bằng tổng của 12 tháng lương chia 12, bằng 684.719.770,8 đồng.

Bước 4: Tổng hợp chi phí phúc lợi thực tế chi ra trong năm tính thuế của công ty chi tiết theo từng CNV.

Dựa vào sổ cái TK 622, 627, 641, 642 do công ty cung cấp, KPMG tiến hành lọc ra các dữ liệu liên quan đến chi phí phúc lợi của CNV tại công ty. Tổng chi phí trong năm 2018 mà công ty TNHH chi trả cho phúc lợi của CNV là 326.930.500 đồng. (Phụ lục 10 – Trang 76)

KPMG nhận xét, chi phí phúc lợi thực tế chi ra trong năm tính thuế của công ty không vượt quá một tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế (326.930.500 đồng nhỏ hơn so với 684.719.770,8 đồng). Do đó, công ty TNHH Cự Thành không xuất hiện sai phạm trong bước kiểm tra này.

Bước 5: Tổng hợp chi phí thanh toán lương làm thêm giờ.

Dựa vào bảng tổng hợp chi phí làm thêm giờ do công ty cung cấp, KPMG tính toán được tổng số giờ làm thêm của CNV công ty TNHH Cự Thành trong năm

tính thuế 2018 là 26.649 giờ và tổng lương làm thêm giờ là 1.176.393.397 đồng. Trong

đó, tổng số giờ làm thêm vượt quá quy định (200 giờ đối với mỗi CNV) là 12.144 giờ, với tổng chi phí mà công ty đã trả cho CNV là 669.721.995 đồng (Phụ lục 11 – Trang 77). Trong trường hợp của công ty TNHH Cự Thành, do công ty không gửi công văn xin phép làm thêm giờ đến cơ quan có thẩm quyền, việc công ty cho phép CNV làm thêm vượt quá 200 giờ là trái với quy định của pháp luật hiện hành.

Bước 6: Tổng hợp các sai phạm và giải trình với đại diện công ty trong buổi làm việc trực tiếp.

Trong năm 2018, công ty có các trường hợp làm thêm giờ vượt quá 200 giờ như đã nêu ở bước 5. Công ty chưa đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để áp dụng số giờ làm ngoài giờ vượt mức quy định.

Từ góc độ thuế, theo Công văn số 2323/TCT-CS, chi phí làm thêm giờ DN thực chi trả cho NLĐ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN chỉ khi DN có thể cung cấp các lý do chính đáng để tăng thời gian làm thêm giờ và có đủ chứng từ theo quy định tại các văn bản về thuế TNDN25. Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng yêu cầu các cơ quan Thuế địa phương phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để đánh giá tình hình kinh doanh thực tế của DN để xem xét tính hợp lý của yêu cầu làm thêm giờ.

KPMG nhận xét, số tiền lương trả cho CNV làm thêm vượt quá 200 giờ mà công ty đã chi ra trong năm 2018 sẽ không được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Do đó, công ty cần xem xét loại bỏ 669.721.995 đồng chi phí trả cho CNV làm thêm vượt quá 200 giờ khi tính thuế TNDN năm 2018.

Sau bước giải trình của KPMG, công ty TNHH Cự Thành đã đồng ý với đề nghị loại bỏ chi phí trên.

Bước 7: KPMG đưa ra kiến nghị cụ thể cho sai phạm của công ty.

KPMG đề nghị công ty cần đăng ký với cơ quan lao động địa phương để áp dụng số giờ làm ngoài giờ vượt mức quy định. Việc đăng ký này giúp công ty có thể 25 Theo Công văn số 2323/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc trả lời chính sách thuế ban hành ngày 15/06/2015

đưa các khoản lương ngoài giờ vượt mức quy định vào chi phí được trừ khi xác định chi phí thuế TNDN một cách hợp lý hợp lệ. Trong kỳ tính thuế năm 2018, công ty cần loại 669.721.995 đồng chi phí lương làm ngoài giờ vượt quá 200 giờ của NLĐ để tránh các khoản phạt thuế cao không đáng có.

2.2.2.2. Trường hợp của công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển năng lượng mặt trời Bách Khoa.

Sơ lược về công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển năng lượng mặt trời Bách Khoa.

Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển năng lượng mặt trời Bách Khoa (sau đây gọi tắt là “công ty”) được thành lập vào năm 2006 với ngành nghề kinh doanh chính là tư vấn công nghệ (giải pháp) tiết kiệm năng lượng và tư vấn thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng. Trụ sở chính của công ty đặt tại 47 Lê Văn Thịnh, khu phố 5, phường Bình Trưng Đông, quận 2, TP.Hồ Chí Minh.

Các bước thực hiện quy trình đánh giá sai phạm của KPMG đối với công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển năng lượng mặt trời Bách Khoa

Bước 1: Tiếp nhận và xử lý các dữ liệu nhận được từ công ty.

Tương tự như công ty TNHH Cự Thành, công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển năng lượng mặt trời Bách Khoa cung cấp cho KPMG các hồ sơ liên quan đến KTTL và CKTTL trong năm tính thuế 2018 bao gồm:

- Số liệu 12 tháng lương thực tế thực hiện trong năm tính thuế 2018; - Sổ cái TK 334, 338, 622, 627, 641, 642, 821;

- Sổ chi tiết TK 3341, 3348, 3382, 3383, 3384, 3386, 3388, 6271, 6411, 6421, 6428, 8211, 8212;

- Bảng tính chi tiết lương làm thêm giờ của CNV công ty theo từng tháng trong năm tính thuế 2018;

- HĐLĐ mẫu của CNV Việt Nam trong năm tính thuế 2018;

- Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực hiện hành ban hành ngày 16/02/2006; - Nội quy công ty có hiệu lực hiện hành ban hành ngày 16/02/2006;

- Quy chế tài chính có hiệu lực hiện hành ban hành ngày 16/02/2006;

Các trợ lý tư vấn thuế của KPMG thực hiện thao tác chỉnh sửa định dạng, tổng hợp dữ liệu 12 tháng lương của công ty thành một bảng dữ liệu duy nhất, thuận tiện cho việc đánh giá các sai phạm trong năm tính thuế. (Phụ lục 12 – Trang 79).

Bước 2: Tổng hợp các quy định về phúc lợi của CNV tại công ty.

Dựa trên các hồ sơ quy định về phúc lợi của CNV tại công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển năng lượng mặt trời Bách Khoa, KPMG lập bảng tổng hợp các khoản liên quan đến lương, CKTTL, phụ cấp và các khoản mang tính chất tương tự. Các phúc lợi của CNV tại công ty được quy định trong nội quy công ty, quy chế tài chính, HĐLĐ và thỏa ước lao động tập thể.

KPMG nhận xét, công ty xuất hiện một số khoản phụ cấp và thưởng không hợp lệ do không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức lương được hưởng trong các văn bản quy định phúc lợi của CNV công ty. Bên cạnh đó, một số phúc lợi công ty quy định nhưng không phục vụ mục đích SXKD cũng được KPMG lưu ý. Những khoản phúc lợi được đánh dấu là “cap” ở cột “Treatment” là những khoản theo nhận xét của KPMG là không hợp lệ. (Phụ lục 13 – Trang 82)

Bước 3: Xác định một tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của công ty.

Dựa theo số liệu về lương cơ bản trong bảng lương được KPMG tổng hợp từ số liệu 12 tháng lương thực tế thực hiện trong năm tính thuế 2018 và HĐLĐ mẫu mà công ty cung cấp, KPMG xác định công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển năng lượng mặt trời Bách Khoa chi trả lương cho CNV theo tổng thu nhập (mức lương đã bao gồm CKTTL và thuế thu nhập cá nhân). Do đó, KPMG tính toán được các tiêu chí để tính một tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của công ty như sau (Phụ lục 12 – Trang 79).

- Lương cơ bản của CNV Việt Nam (Base salary locals): 6.520.725.322 đồng (bằng tổng cột “Actual work day salary”).

- Lương làm thêm giờ (OT payment): 1.606.713.747 đồng (bằng tổng cột “OT Pay”).

Dựa vào các số liệu trên, KPMG xác định được: (Phụ lục 14 – Trang 83)

- Tổng của 12 tháng lương thực tế thực hiện trong năm tính thuế của DN bằng 9.333.716.998 đồng.

- Một tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của DN bằng tổng của 12 tháng lương chia 12, bằng 777.809.750 đồng.

Bước 4: Tổng hợp chi phí phúc lợi thực tế chi ra trong năm tính thuế của công ty chi tiết theo từng CNV.

Dựa vào sổ cái TK 622, 627, 641, 642 do công ty cung cấp, KPMG tiến hành lọc ra các dữ liệu liên quan đến chi phí cho các khoản phúc lợi của CNV tại công ty. Tổng chi phí trong năm 2018 mà công ty chi trả cho phúc lợi của CNV là 346.621.962 đồng. (Phụ lục 15 – Trang 84)

Bên cạnh đó, công ty còn chi ra 7.307.318.448 đồng để xây dựng một nhà ăn và một nhà nghỉ trưa cho CNV trong năm 2017. Công trình hoàn thành và bắt đầu trích khấu hao vào năm 2018, với số tiền khấu hao trong năm là 492.292.738 đồng.

KPMG nhận xét, tổng chi phí cho các khoản phúc lợi thực tế chi ra trong năm tính thuế của công ty (346.621.962 + 492.292.738 = 838.914.700 đồng) đã vượt quá một tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế (838.914.700 đồng lớn hơn so với 777.809.750 đồng). Do đó, công ty đã chi các khoản phụ cấp vượt mức so với một tháng lương bình quân thực tế chi trả trong năm tính thuế 2018.

Bước 5: Tổng hợp chi phí thanh toán lương làm thêm giờ.

Dựa vào bảng tổng hợp chi phí làm thêm giờ do công ty cung cấp, KPMG tính toán được tổng lương làm thêm giờ của công ty trong năm tính thuế 2018 là 1.606.713.747 đồng. Công ty không có trường hợp làm thêm vượt quá 200 giờ.

(Phụ lục 16 – Trang 86)

Bước 6: Tổng hợp các sai phạm và giải trình với đại diện của công ty trong buổi làm việc trực tiếp.

Theo tính toán của KPMG, tổng chi cho phúc lợi CNV của công ty trong năm 2018 lớn hơn so với mức lương một tháng bình quân thực tế chi trả là 61.104.950 đồng.

Theo Thông tư 96/2015/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện về thuế TNDN, chi phí trả cho các khoản phúc lợi của CNV được xem là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN khi chi phí này không lớn hơn mức lương một tháng bình quân thực tế chi trả trong năm tính thuế của công ty. Do đó, phần chi phí vượt mức 61.104.950 đồng này sẽ không được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Sau bước giải trình của KPMG, công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển năng lượng mặt trời Bách Khoa đã đồng ý với đề nghị loại bỏ chi phí trên.

Bước 7: KPMG đưa ra kiến nghị cụ thể cho sai phạm của công ty.

KPMG đề nghị công ty nên xem xét lại bản chất của các khoản phúc lợi đang được công ty chi trả. Công ty cũng phải cân nhắc xem xét tính hợp lý khi đưa các khoản nêu trên vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Nếu các khoản này bị cơ quan Thuế yêu cầu giải trình, công ty có thể sẽ phải chịu các khoản phạt thuế cao không đáng có. Ngoài ra, KPMG đề nghị công ty lưu giữ các tài liệu cần thiết để chứng minh các khoản chi phí phúc lợi còn lại liên quan đến hoạt động SXKD của công ty.

Trong kỳ tính thuế TNDN năm 2018, công ty cần loại 61.104.950 đồng chi phí phúc lợi ra khỏi chi phí được trừ khi tính thuế nhằm hạn chế các khoản phạt thuế cao không đáng có.

Đối với các khoản mang tính chất phúc lợi phục vụ cho mục đích SXKD tại công ty nhưng không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức lương được hưởng (các khoản được ghi chú là “Deductible” ở cột “Treatment” và “No policy” ở

Một phần của tài liệu 0173_222808 (Trang 61 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w