Dựa vào những phương hướng phát triển nông nghiệp và trên cơ sở những vấn đề còn tồn tại trong đầu tư nông nghiệp thời gian qua. Ta có đưa ra một số biện pháp chủ yếu cho đầu tư nông nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư nông nghiệp
1.Giải pháp về chính sách đầu tư.
1.1.Chính sách của các cấp chính quyền.
* Tiếp tục coi phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng
Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nướchiện nay, bên cạnh việc chú trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ , chúng ta không được coi thường việc phát triển nông nghiệp. Đây là vấn đề hết sức quan trọng cho sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước.Bởi vì hiện nay nông nghiệp vẫn là một ngành kinh tế chủ yếu, giá trị hàng xuất khẩu nông lâm thuỷ sản chiếm giá trị không nhỏ trong tổng hàng xuất khẩu Việt Nam.Trong khi đó, nông nghiệp và nông thôn, với hơn 70 % dân số là một thị trường giàu tiềm năng và chưa được khai thác là mấy. Nước ta xuất khẩu nhiều nông sản nhưng theo nhiều nhà kinh tế nước ta chưa được an toàn hẳn về lương thực. Ví dụ như năm
1999, 2000 , tình trạng giảm phát ở nước ta là do một nguyên nhân khá quan trọng là thu nhập của người nông dân giảm, sức tiêu thụ ở nông thôn giảm, trong khi dân số nước ta lại có tới 70 % sống ở nông thôn và làm nông nghiệp, kéo theo thị trường cả nước giảm theo và công nghiệp từ đó trì trệ và giảm sức sản xuất.Trước tầm quan trọng đó của ngành nông nghiệp mà Đảng và nhà nước cần tiếp tục chú trọng phát triển nông nghiệp, tiếp tục đầu tư để nhằm thu hút các nguồn đầu tư khác cho ngành nông nghiệp . Có như vậy, nông nghiệp phát triển hơn nữa từ đó thúc đẩy các ngành kinh tế khác đi lên.
Đối với tỉnh Hà Tây, là một tỉnh nông nghiệp nên trong thời gian tới vẫn cần ưu tiên phát triển cho ngành nông nghiệp, tránh tư tưởng chủ quan do mình đã có thành tích. Trong các chủ chương chính sách tỉnh cần tiếp tục nêu cao ngọn cờ phát triển nông nghiệp và nông thôn bên cạnh những chính sách đầu tư phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ. Có như thế một bộ phận dân chúng của tỉnh mới cải thiện đời sống , nhiều ngành kinh tế và nhiều thành phần kinh tế tăng trưởng theo, làm cho kinh tế cả tỉnh phát triển. Coi trọng và đầu tư cho nông nghiệp phải năm trong kế hoạch phát triển tương lai của tỉnh.
* Chính sách đối với vốn đầu tư từ ngân sách.
Nguồn vốn từ ngân sách đóng góp không nhỏ cho sự phát triển nông nghiệp Việt Nam nói riêng và phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Tây nói riêng. Vì thế trong những năm tới nhà nước và tỉnh cần tiếp tục tăng số vốn đầu tư cho nông nghiệp ( tỉ trọng có thể giảm). Nguồn vốn này cần đầu tư vào các công trình trọng điểm hay các công trình có tầm quan trọng để thúc đẩy sản xuất hoặc nhằm thu hút các nguồn vốn khác đầu tư cho nông nghiệp khi họ thấy nông nghiệp có lợi hoặc nhà nước góp vốn với các doanh nghiệp hoặc dân cư để đầu tư cho những dự án cần thiết.Vốn ngân sách tỉnh Hà Tây cũng nên đầu tư mạnh hơn nữa vào việc phát triển những giống mới , không nên quá chú trọng đầu tư cho thuỷ lợi bởi những công trình này có thể kêu gọi sự góp vốn của người dân.
* Về thuế nông nghiệp.
Thuế nông nghiệp ở đây gồm thuế đất ,thuế đánh vào kết quả sản xuất nông nghiệp...có thể nói thuế có ảnh hưởng rất lớn đối với đầu tư và việc sản
xuất của người dân. Đối với thuế sử dụng đất , bên cạnh thuế suất thấp như hiện nay , các cơ quan chính quyền địa phương nên có mức thuế suất linh hoạt đối với từng loại đất và tránh tình trạng cứng nhắc: tính chuẩn bình quân cả năm gây cho các loại đất, sẽ gây thiệt hại cho những người nhân nơi đất xấu.Các cơ quan thu thuế cũng cần ghi rõ ràng các khoản thu thuế và có hoá đơn đói với người dân để họ có thể nộp thuận lợi , không bị gò ép.
Trong mức thuế đánh vào kết quả sản xuất và lao động của người dân, cần giảm bớt mức thuế đối với những hộ nông dân nghèo. Thuế nông nghiệp nên là công cụ để phân phối thu nhập chứ không nên là rào cản đối với việc làm giàu của người dân. Thuế cũng không nên đánh vào những hộ nông dân có thu nhập cao khi họ mới thành công trong việc sản xuất theo những mô hình kinh tế mới . Ví dụ như thuế đánh vào các hộ nông dân có thu nhập cao,khi họ tiến hành thành công việc sản xuất nông nghiệp theo mô hình kinh tế trang trại. Đối với các miền gặp khó khăn nên có sự miễn giảm thuế nhiều hơn. Nguồn thuế này nhà nước cũng cần trao lại cho địa phương để tái đầu tư cho ngành nông nghiệp và nhà nước sẽ quản lí chặt qúa trình sử dụng. Thuế nông nghiệp nên có mức hợp lí và không nên để nó là công cụ cản trở đối với sản xuât nông nghiệp.
* Chính sách đối với đất nông nghiệp
Ta biết rằng trong sản xuất nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuât hàng đầu,
do vậy mọi sự thay đổi trong chính sachs của nhà nước về ruộng đất đều ảnh hưởng đến việc đầu tư và sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn, hiện nay nhà nước có qui định giao đất cho nông dân với thời hạn 15- 20 năm là hợp lí đối với đất đồng bằng, nhưng đối với các vùng đất mới khai hoang, nên có thời hạn sử dụng đất lâu hơn. Nhá nước cũng nên cho phép người nông dân trồng trọt các loại cây nông nghiệp hoặc phát triển nhiều loại hình khác trên những vùng đất được giao miễn sao có hiệu quả, không nhất thiết qui định cứng nhắc một loại cây nhất định. Nhưng nhà nước nên cấm các hộ nông dân , hoặc các gia đình có ý định chuyển đất nông nghiệp thành đất xây dựng hoặc phục vụ cho mục đích khác.
Tóm lại nếu thực hiện tốt các chính sách ưu tiên trên sẽ thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp và góp phần nâng cao hiệu quả của nó.
1.2.Qui hoạch đầu tư trong nông nghiệp khoa học và hợp lí.
Qui hoạch tốt sẽ giúp cho đầu tư đúng hướng , đúng khu vực cần thiết và góp phần thúc đẩy sản xuất.
* Tăng cường đầu tư cho chăn nuôi
Trong thời gian tới , tỉnh Hà Tây nên có cơ cấu ngành nông nghiệp theo đó ngành chăn nuôi sẽ chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Việc đưa ra cơ cấu hợp lí này sẽ góp phần đưa nông nghiệp tỉnh đi lên.Việc chọn ngành chăn nuôi làm trọng điểm sẽ làm nguồn vốn đầu tư của ngân sách cho chăn nuôi sẽ gia tăng và toàn tỉnh đầu tư nhiều hơn vào giống vật nuôi , giúp cho nông dân có giống mới, và họ sẽ đầu tư vào chăn nuôi góp phần đưa chăn nuôi tăng trưởng.Bên cạnh việc phát triển chăn nuôi, tỉnh vẫn cần ổn định phát triển ngành trồng trọt , cần ưu tiên cho một số cây trồng hỗ trợ chăn nuôi hoặc nên kết hợp cả chăn nuôi và trồng trọt trong một tổng thể chung cùng phát triển .Việc đầu tư chăn nuôi góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp, cải thiện đời sống cho người nông dân và ngoài ra có thể giúp cho người dân có thể tiến hành chăn nuôi trên qui mô lớn được thuận lợi
* Đầu tư theo thứ tự ưu tiên
Tỉnh Hà Tây không phải là một tỉnh giàu có , vốn đầu tư cho nông nghiệp thì rất ít, trong khi đó nhiều công trình hạ tâng nông nghiệp đã xuống cấp cần đầu tư, hoặc cần phải đầu tư trước...Vì vậy mà tỉnh nên có kế hoạch thật hợp lí khoa học để xếp các công trình dự án theo một thứ tự ưu tiên nhất định: công trình nào cần thì đầu tư trước, ít cần thì đầu tư sau... như vậy không những giảm được nhu cầu vốn đầu tư quá lớn và tránh được sự lãng phí và hiện tượng đầu tư dàn trải trên diện rộng, đồng thời cũng nâng hiệu quả của các đồng vốn đầu tư bỏ ra sớm phát huy tác dụng.Như đầu tư cho hệ thống giống phải song song đi liền với hệ thống thuỷ lợi, và lượng vốn đầu tư cho giống không nên thấp quá so vơi vốn cho thuỷ lợi . Hoặc như đầu tư vào hệ thống kênh mương vùng nào còn sử dụng được nên tận dụng. Địa phương nào cần đầu tư cho thuỷ lợi nên đầu tư cho các kênh chính trước sau đó đầu tư các
kênh phụ như vậy sẽ sử dụng được đồng bộ các công trình. Việc qui hoạch thứ tự các dự án là rất cần thiết đối với đầu tư trong ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tây.
* Đầu tư theo mô hình kinh tế trang trại
Tỉnh Hà Tây là một địa phương có nhiều thế mạnh mà có khả năng phát triển hiệu quả mô hình kinh tế trang trại.Bởi lẽ tỉnh có địa hình đa dạng, đồi nui nhiều chưa được sử dụng, thời tiêt khá ổn định. Mặt khác mô hình kinh tế trang trại còn giúp cho người dân gia tăng sản xuất , tăng thu nhập vàkhai thác những tiềm năng của mình. Cho nên tỉnh cần có những chính sách ưu tiên và kêu gọi người dân áp dụng mô hình này theo định hướng của tỉnh. Như khuyến khích người dân thông qua việc cho vay vốn ưu đãi, không thu thuế trong thời gian đầu, có thể giúp họ tiêu thụ nông sản nếu được mùa và trợ cấp khi khó khăn. Hoặc tỉnh có các chương trình phổ biến kiến thức cho người dân về cách thức làm trang trại và cách chăm sóc các cây trồng vật nuôi trong những trang trại của mình. Phát triển trang trại là cách đi đúng,nó sẽ tạo điều kiện cho việc cơ giới hoá nông nghiệp và hướng phát triển của nông nghiệp trong tương lai.
1.3.Đầu tư nông nghiệp đi liền với đầu tư cho công nghiệp chế biến
Một giải pháp nữa trong chính sách của nhà nước cho nông nghiệp và sẽ làm cho đầu tư trong nông nghiệp thành công hơn là nó nên kết hợp với đầu tư cho công nghiệp chế biến.. Ta biết rằng công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản là một lĩnh vực công nghiệp nhưng nó chính là động lực cho sự phát triển ngành nông nghiệp và khai thác được những thành quả của đầu tư cho nông nghiệp. Đối với một tỉnh có vị trí gần thủ đô Hà Nội , lại nằm ở khu vực đông dân cư. Trong khi đó, nông nghiệp của tỉnh lại có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. do vậy tỉnh nên đầu tư xây dựng một số nhà máy chế biến qui mô vừa phải nhằm chế biến các nông sản của tỉnh, từ đó nâng cao giá trị nông sản và dễ dàng manh đi tiêu thụ ở thị trường lớn. Với sự đầu tư này không những giúp cho nông nghiệp tỉnh phát triển nhanh mà còn kéo theo ngành công nghiệp phát triển theo góp phần vào việc công nghiệp hoá và hiện đại hoá quê nhà.
2.Vấn đề huy động vốn.
Vốn đầu tư là rất cần đối với nông nghiệp, do vậy tỉnh cần phải có những giải pháp nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn cỏ thể.
Trước hết tỉnh cần xây dựng một chương trình tổng thể để thu hút thu hút mọi nguồn vốn đầu tư : vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó phối hợp sử dụng các nguồn vốn này vào các công trình cụ thể. Ngoài ra , đối với các công trình có thể huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau thì cần phải sử dụng hợp lí các nguồn này. Còn đối với những nguồn vốn cụ thể cần phải có những chích sách riêng phù hợp .
2.1 Đối với vốn đầu tư của các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư trong tỉnh:
Đây là nguồn vốn đầu tư có tiềm năng lớn nhưng chưa được khai thác cho đầu tư nông nghiệp là mấy. Đối với vốn đầu tư của các doanh nghiệp và vốn đầu tư của dân cư thì bên cạnh những chính sách của nhà nước thì tỉnh cũng nên có những chính sách riêng của mình
* Đối với nguồn vốn từ các doanh nghiệp của tỉnh
Tỉnh nên có những chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp của tỉnh và các doanh nghiệp trương ương đóng trên địa bàn tỉnh bỏ vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp. Cụ thể tỉnh qui hoạch các cùng nhiều tiềm năng , đồng thời tạo nhiều điều kiện thuận lợi để họ thấy đầu tư vào các vùng này là có lợi và đem lại hiệu quả cao hoặc tỉnh có thể đầu tư ban đầu tạo ra những cơ sở hạ tầng tương đối tốt cho vùng này.Tỉnh cũng có thể khai phá phần nào hoặc hợp tác với họ đê cùng khai thác như vây sẽ đảm bảo lợi ích đôi bên . Mặt khác tỉnh cũng nên có chính sách ưu đãi về thuế như đánh thuế thấp hoặc giảm thuế trong thời gian đầu. Tiến hành lập danh sách các công trình lĩnh vực ưu tiên đầu tư để họ thấy xem có thể đầu tư được hay không. Thêm vào đó đối với nhiều công trình dự án như đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi tỉnh kêu gọi họ đầu tư sau đó cho phép họ thu phí sử dụng các công trình này với một tỉ lệ phù hợp để họ có thể thu được lợi hợp lí. Cũng nên cho họ vay vốn với lãi suất ưu đãi
và điều kiện vay rễ ràng. Chính quyền tỉnh cũng nên chủ động phát triển một số mô hình kinh tế lớn có lợi cao để thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp Tóm lại thu hút được nhiều vốn tư các doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp không những tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp mà còn làm tăng khả năng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
* Đối với nguồn vốn của dân cư(chủ yếu là nguồn vốn của nông dân.)
Nhưng người nông dân tuy nghèo nhưng họ luôn sẵn sàng tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng những công trình đảm bảo cho sản xuất của họ được thuận lợi: như thuỷ lợi ,giao thông nông thôn, điện...Để huy động nguồn vốn này ,nên có những công trình đầu tư thiết thực cho nông nghiệp theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Theo đó nêu rõ và tuyên truyền ích lợi của công trình cho họ, đồng thời nêu rõ kế hoạch sử dụng vốn đầu tư cho nông dân.Việc thu tiền góp đầu tư của người nông dân phải đưoc công bố rõ ràng từ trước, phải do những người có uy tín ở địa phương tiến hành. Trong quá trình đầu tư nên tổ chức một cơ quan giám sát và có đại diện của dân tham dự. Đồng thời ,khi công trình hoàn thành nên công bố rõ tài chính của dự án, chi phí của từng hạng mục công trình cho người dân biết. Đặc biệt là phải chống sự tham ô tham nhũng của một số cán bộ để dân tin và chính quyền. Có thực thi những biện pháp như vậy mới có thể thu hút được nhiều vốn đầu tư từ dân. Còn đối với những công trình thuỷ lợi do nhà nước làm , khi thu thuỷ lợi phí lên công bố rõ mức thu , nên thu trong nhiều năm và phải có những kế hoạch sử dụng khoản tiền này minh bạch rõ ràng. Huy động được lớn nguồn vốn này sẽ góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn.
2.2 Đối với nguồn vốn nước ngoài.
Bên cạnh các nguồn vốn đầu tư từ trong nước, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cũng rất quan trọng.
Đối với vốn FDI, nói chung các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài không có hứng thú với lĩnh vực nông nghiệp; vì vậy họ thường ít bỏ vốn đầu tư vào nông nghiệp. Do vậy để thu hút vốn này nhà nước cần có những chính sách đầu tư
thông thoáng hơn nữa:về thủ tục pháp lí, thuế đối với kết quả đầu tư... bên cạnh đó tỉnh nên có những chính sách thực sự hấp dẫn về đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ngoài ra tỉnh Hà Tây nên lập những chương trình chiến lượcđể kêu gọi