Mục tiêu và phương hướng tăng cường công tác quản lý thu chi NSNN ở huyện TP

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP " MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THU CHI Ở HUYỆN TRIỆU PHONG QT " ppt (Trang 37 - 52)

5. Hướng đóng góp chính của chuyên đề

3.2Mục tiêu và phương hướng tăng cường công tác quản lý thu chi NSNN ở huyện TP

ở huyện TP

Mục tiêu năm 2008 đến năm 2010 là huy động các nguồn lực, bảo đảm, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế xã hội; quốc phòng an ninh; góp phần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Huyện uỷ, HĐND huyện đã đề ra.

Dự toán thu chi ngân sách nhà nước được xây dựng dựa vào hệ thống tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách nhà nước năm 2008. Quán triệt Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật chống tham nhũng; đảm bảo việc xây dựng dự toán ngân sách, bố trí và sử dụng ngân sách thực sự tập trung, chặt chẽ, chống lãng phí nhằm nâng cao chất lượng dự toán và hiệu quả ngân sách.

Trên cơ sở những nguyên tắc trên và số liệu giao kế hoạch thu chi của UBND tỉnh Quảng trị, UBND huyện lập dự toán thu, chi ngân sách năm 2008 với những nội dung như sau:

1/Thu ngân sách: STT NỘI DUNG SS % Dự toán năm 2008 T. Số Huyện Xã TỔNG THU NSNN 146,8 82.595 79.897 2.698 A TỔNG THU NS ĐỊA BÀN 114,5 14.473 11.775 2.698

1 Thu từ khu vực ngoài QD 140,2

4.67

Thuế VAT và TNDN 143,7 4.42 6 4.1 32 29 4

Thuế môn bài 102,9

24 4 1 02 14 2 Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thu khác ngoài quốc doanh -

2 Lệ phí trước bạ 124,4 1.10 0 1.0 51 4 9 3 Thuế sử dụng dất NN 101,7 13 1 13 1 4 Thuế nhà đất 89,7 33 2 9 9 23 3 5 Phí và lệ phí 83,6 1.04 0 4 0 1.00 0 6 Thuế chuyển quyền SDĐ 116,0

7 0 2 1 4 9 7 Thu tiền sử dụng đất 104,5 6.20 0 6.2 00 8 Tiền thuê đất 137,6 8 0 8 0 9 Thu từ quỹ đất 5% và HLCS 100,0 75 0 75 0 10 Thu khác 250,0 10 0 5 0 5 0 B THU KẾT DƯ -

C THU CHUYỂN NGUỒN

D THU TRỢ CẤP 125,8

68.05 2

68.05 2

2 52

Bảng 1.1

Tổng thu ngân sách Nhà nước: 82.595 triệu đồng

Trong đó thu trên địa bàn: 14.473 triệu đồng (tăng so với dự toán năm 2007: 5.348 triệu đồng). Bao gồm các khoản thu sau:

-Ngành thuế thực hiện: 7.423 triệu đồng -Thu từ đấu giá QSD đất: 6.200 đồng -Thu tại xã: 800 triệu đồng

-Thu khác ngân sách: 50 triệu đồng

-Thu bổ sung ngân sách cấp trên: 68.052 triệu đồng

-Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang để thực hiện cải cách tiền lương: 70 triệu đồng.

Kế hoạch tỉnh giao thu ngân sách năm nay tăng so với năm 2007 trên tất cả các nguồn thu: thu từ khu vực ngoài quốc doanh 4.670 triệu đồng tăng so với dự toán năm 2007: 1.970 triệu đồng; lệ phí trước bạ tăng 400 triệu đồng.

Thu từ đấu giá QSD đất kế hoạch tỉnh giao 6.200 triệu đồng tăng so kế hoạch tỉnh giao năm 2007 là 3.700 triệu đồng, so với KH huyện năm 2007 là 2.900 triệu đồng, so với thực hiện năm 2007 là 2.750 triệu đồng. Nguồn thu này không cân đối vào việc chi ngân sách huyện mà thu đạt bao nhiêu thì được chi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tương ứng, đây là nhiệm vụ quan trọng; các ngành, các xã thị trấn cần rà soát lại quỷ đất, điều chỉnh quy hoạch để thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

Thu tại xã năm nay được duy trì mức củ như năm 2007 là 800 triệu đồng, trong đó thu từ quỹ đất 5% và HLCS : 750 triệu đồng giảm so với năm 2007 là 50 triệu đồng là do quỹ đất 5 % của các xã giảm để bố trí xây dựng các công trình trên địa bàn, thu khác ngân sách 50 triệu đồng, chỉ tiêu này năm 2007 không ghi thu, do có sự phân cấp quản lý thu

2/Chi ngân sách:

Nội dung Dự toán năm 2008

Tổng chi NS huyện 82.595 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A/ Chi cân đối NSĐP 80.910

I/ Chi đầu tư phát triển 10.510

II/ Chi thường xuyên 70.400

1/ Sự nghiệp kinh tế 2.126

- Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi,

TS 528

- Sự nghiệp giao thông 270

- Kiến thiết thị chính 354

- Phòng chống bảo lụt 100

- Khắc phục thiên tai

- SN khoa học công nghệ và MT 365

- Sự nghiệp khác 509

2/ Sự nghiệp giáo dục và đào tạo 43.649

- Sự nghiệp giáo dục 43.161

- Sự nghiệp đào tạo, dạy nghề 488

3/ Sự nghiệp y tế 2.384

4/ Sự nghiệp VHTT 200

5/ Sự nghiệp phát thanh 50

6/ Sự nghiệp TDTT 100

7/ Chi đảm bảo xã hội 1.245

8/ Chi quản lý hành chính 6.364 - Quản lý nhà nước 4.148 - Đảng 1.047 - Đoàn thể 1.124 - Hỗ trợ các hội 45 9/ An ninh - Quốc phòng 410

- An ninh 130

- Quốc phòng 280

10/ Chi ngân sách xã 13.872

Trong đó: chi chuyển giao 11.174

13/ Chi cải cách tiền lương 70

B/ Dự phòng 1.685

Tổng chi ngân sách: 82.595 triệu đồng giảm so với năm 2007: 15.030 triệu đồng chủ yếu là giảm nguồn thu trợ cấp có mục tiêu.

Chi đầu tư phát triển dự kiến giao 10.510 triệu đồng trong đó tỉnh phân cấp 4.100 triệu đồng, chi từ nguồn thu đấu giá QSD đất 6.200 triệu đồng, điều SN kinh tế xã: 210 triệu đồng

Chi thường xuyên: 71.400 triệu đồng. Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chi sự nghiệp kinh tế: 2.126 triệu đồng (bảng phân tích số liệu kèm theo)

- Chi sự nghiệp giáo dục đã bao gồm các khoản chi cho giáo viên mầm non ngoài biên chế theo NQ số 3.5/2004/NQ-HĐ của HĐND tỉnh ( Bao gồm phần tỉnh, huyện, xã). - Chi sự nghiệp đào tạo tăng so với năm 2007 là 88 triệu đồng đây là khoản tiền lương, các khoản đóng góp và hoạt động thường xuyên của trung tâm dạy nghề tổng hợp huyện mới thành lập.

- Chi sự nghiệp y tế chỉ tính phần lương, phụ cấp, các khoản đóng góp cho cán bộ trạm y tế xã.

- Chi sự nghiệp VHTT, ngoài định mức chi thường xuyên còn có định mức chi hoạt động sự nghiệp 150 triệu đồng và bố trí 50 triệu đồng thực hiện công tác công nhận làng, đơn vị văn hoá, Đài phát thanh truyền hình 50 triệu đồng, TDTT 100 triệu đồng.

xã hội theo quy định Nghị định 07/NĐ-CP, kinh phí hoạt động cứu trợ xã hội 150 triệu đồng. Định mức trên đã bao gồm duy tu, sửa chữa nghĩa trang Liệt sĩ, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ cộng đồng dân cư khắc phục lũ lụt, thiên tai, phòng cháy, chữa cháy, cứu trợ xã hội với tổng số kinh phí 1.110 triệu số kinh phí này chưa tính việc truy lĩnh theo chế độ của Nghị định số 67/2007/NĐ – CP vì đây là nguồn kinh phí mà ngân sách TW bổ sung như vậy kinh phí còn thiếu chưa bố trí xấp xĩ 3.400 triệu đồng, chi thực hiện đề án làng không sinh con thứ 3: 25 triệu đồng, kinh phí xoá nhà tạm hộ nghèo: 50 triệu đồng, kinh phí xuất khẩu lao động và giải quyết việc làm: 60 triệu đồng.

- Chi quản lý hành chính 6.364 triệu đồng thực hiện tiền lương theo NĐ 93,94/NĐ-CP. - Chi an ninh quốc phòng phân bổ theo kế hoạch của tỉnh và huyện có tăng thêm 10 triệu để thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ đạo an toàn làm chủ và xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.

- Chi ngân sách xã sẽ chi theo kế hoạch của tỉnh giao và trong chi hành chính vẫn tiếp tục trích 10% tiết kiệm chi thường xuyên để bổ sung chi cải cách tiền lương.

- Chi ngân sách xã 13.872 triệu đồng, được giao như KH tỉnh giao. Mặt khác năm nay chi quản lý hành chính vẫn giữ nguyên định mức như năm 2007. Chi hoạt động cho cấp uỷ, HĐND, UBND,UMMT xã 10 triệu đồng/xã; chi mua sắm trang thiết bị 5 triệu đồng/xã; chi đào tạo lại cán bộ xã 5 triệu đồng/xã; chi họp 2 kỳ họp HĐND 5 triệu đồng/xã; kinh phí của Ban thanh tra nhân dân: 2 triệu đồng/xã; hoạt động ban giám sát đầu tư cộng đồng theo Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT KH&ĐT-UBMTTQVN-TC ngày 04/12/2006 2 triệu đồng/xã, ngoài ra hoạt động của Đảng theo QĐ số 84/QĐ – TW và Thông tư số 225/2005/TTLT BTCQTTW – BTC đều đã được cân đối chi NS xã.

1.3 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu chi NSNN ở huyện Triệu Phong

Để nâng cao chất lượng lập, thẩm định, quyết định và quyết định dự toán, quyết toán ngân sách địa phương, cần tập trung giải quyết tất cả các vướng mắc ở tất cả

các khâu trong quy trình lập, thẩm tra, quyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán. Bản thân em có những đề xuất sau:

1.3.1 Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý NSNN, xác định rõ mối quan hệ giữa quốc hội và HĐND; giữa HĐND các cấp ở địa phương trong quy trình

quản lý NSNN theo nguyên tắc phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm thông qua việc xoá bỏ cơ chế lồng ghép ngân sách.

Tỉnh Quảng Trị nên phân cấp mạnh hơn cho chính quyền địa phương huyện trong hoạt động quản lý chi tiêu công cộng. Huyện Triệu Phong là tổ chức đặc biệt thực hiện cung cấp các dịch vụ công phục vụ mọi cơ quan, tổ chức và công dân trong địa phương. Chất lượng dịch vụ công phải do huyện Triệu Phong chịu trách nhiệm.

Trong quản lý tài chính ngân sách cần phải tách bạch cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cấp ngân sách, theo hướng quốc hội quyết định dự toán ngân sách phân bổ ngân sách và phê chuẩn quyết toán NSTW. HĐND các cấp quyết định dự toán ngân sách, phân bổ ngân sách và phê chuẩn NSĐP cấp mình.

Hiện tại, Quốc hội quyết định dự toán NSNN (bao gồm cả NSĐP) theo lĩnh vực chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho địa phương đảm bảo đúng theo các chỉ tiêu do quốc hội quyết định. HĐND cấp tỉnh xem xét quyết định lại các chỉ tiêu đã được quốc hội quyết định. HĐND cấp dưới lại quyết định lại dự toán, phân bổ dự toán cấp trên đã giao.

Trong quy trình quyết định quyết toán, HĐND cấp dưới quyết định phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp mình lại được tổng hợp trình HĐND cấp trên phê chuẩn lại. HĐND tỉnh, thành phố phê chuẩn quyết toán NSĐP lại được Trung ương tổng hợp Trình Quốc hội phê chuẩn lại lần nữa. Việc phê chuẩn qua nhiều khâu sẽ không chỉ rõ được trách nhiệm thuộc về cấp nào trước tình trạng chi tiêu ngân sách kém hiệu quả.

1.3.2 Xây dựng thời gian biểu về xây dựng, thẩm định dự toán và phân bổ ngân sách hợp lý hơn.

Với cơ chế lồng ghép ngân sách như hiện nay thời gian biểu xây dựng dự toán cần được bắt đầu từ tháng 4 năm trước, việc quyết định dự toán NSNN của Quốc hội phải được thực hiện trước 1/10 hàng năm mới đảm bảo về thời gian cho việc quyết định ngân sách và phân bổ ngân sách giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách trước 31/12 năm trước. Trường hợp bỏ cơ chế lồng ghép, thì thời gian biểu xây dựng dự toán bắt đầu từ tháng 6 như hiện nay là đảm bảo cho các cấp ngân sách thực hiện việc xem xét, thẩm tra và quyết định dự toán, phân bổ dự toán cho đơn vị sử dụng vào trước ngày 31/12 năm trước.

Trước mắt, cần tổ chức lại và kéo dài tổng thời gian làm dự toán NSNN; đẩy sớm thời hạn chuẩn bị dự toán lên một vài tháng; bố trí thời gian hợp lý cho các bước, các khâu của quy trình dự toán NSNN.

Sở dĩ phải kéo dài thời gian làm dự toán theo hướng đẩy sớm lên mà không kéo dài sang năm sau là vì nhiều lý do, trong đó:

+ Đảm bảo quỹ thời gian vật chất cần thiết để các Uỷ ban của Quốc hội, Quốc hội và HĐND các cấp có thể nghiên cứu, thẩm định, thảo luận kỹ về dự toán ngân sách. Điều này càng đúng với hệ thống ngân sách lồng ghép nhiều cấp ở Việt Nam.

+ Không kéo dài sang năm sau là để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc chấp hành: Dự toán NSNN phải được cơ quan lập pháp phê chuẩn và ban hành trước khi năm ngân sách được bắt đầu. Điều này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế.

Trong mô hình ngân sách lồng ghép ở nước ta, sau khi dự toán NSNN đã được Quốc hội quyết định, Chính phủ và HĐND cấp tỉnh còn phải giao dự toán cho cán bộ, ngành trung ương và các địa phương cấp dưới. Việc giao dự toán phải kết thúc trước 31/12 hàng năm. Với hệ thống ngân sách nhiều cấp(Trung ương, tỉnh , Huyện, xã) mỗi cấp đều có trách nhiệm và thẩm quyền về ngân sách thuộc phạm vi được quản lý, thì cần thiết phải có khoảng thời gian cần thiết để các cấp HĐND thảo luận, đi đến quyết định các vấn đề của địa phương.

Các cấp chính quyền địa phương, cả UBND và HĐND(tỉnh, huyện ,xã) hiện chỉ có 40 ngày (20/11 đến 31/12) để xem xét và cho ý kiến về định mức phân bổ ngân sách và

các căn cứ xây dựng dự toán thì quãng thời gian đó là khá ngắn. Trong khi khối lượng công việc thẩm định hệ thống các định mức phân bổ ngân sách và những căn cứ xây dựng dự toán ngân sách cho niên độ mới không phải là ít và có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định tổng mức thu, chi, bội chi ngân sách, cũng như định hướng sử dụng và phân bổ ngân sách.

Tíêp theo đó, kể từ khi nhận được dự toán do chính phủ lập, Quốc hội nước ta cũng chỉ có gần 1 tháng(20/10 đến 15/11) để thảo luận, quyết định dự toán NSNN và phương án phân bổ NSTW. Như vậy, cho dù UBTVQH và các cơ quan của Quốc hội có tham gia từ trước vào quy trình dự toán NSNN, thì khoảng thời gian đó cũng là khá ngắn để Quốc hội thảo luận kỹ hoặc điều chỉnh định hướng các vấn đề về dự toán ngân sách.

Nếu giữ nguyên mô hình hệ thống NSNN lồng ghép như hiện nay thì nên tổ chức quy trình NSNN theo 2 bước:

Bước 1 Quốc hội quyết định các chỉ tiêu tổng hợp về NSNN như: (i) Tổng thu, tổng chi, tổng mức bội chi NSNN,(ii) Giới hạn trần chi tiêu của NSTW;(iii) Tổng giới hạn trần của NSĐP;(iv) Tổng số bổ sung từ NSTW cho NSĐP;(v) Định hướng các quyết sách lớn mà trung ương và địa phương phải triển khai; các ưu tiên chủ yếu phải được tổ chức thực hiện…

Bước một được hoàn tất tại kỳ họp đầu năm và được thể hiện bằng một Nghị quyết của Quốc hội. Những chỉ tiêu được quyết định trong bước một là những “số lớn”, mang tính “giới hạn trần”, tạo cơ sở cho các cấp, các ngành bên hành pháp xây dựng dự toán. Đồng thời, góp phần củng cố vị thế giám sát của Quốc hội, bảo đảm sự ổn định của tình hình tài chính của nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồng thời với việc đẩy sớm thời gian bắt đầu làm dự toán, cần thiết phải củng cố tổ chức bộ máy phân tích dự báo, nâng cao trình độ và chất lượng dự báo kinh tế - tài chính nhằm tránh tình trạng phải thay đổi số liệu, hạn chế sự phụ thuộc quá nhiều vào số ước thực hiện năm trước.

Bước 2, Quốc hội tập trung thảo luận về các quyết sách, các ưu tiên, các biện pháp lớn, cụ thể, có liên quan đến cả nước; thảo luận chi tiết và quyết định phương án phân bổ NSTW cho các Bộ, ngành.

Bước 2 có thể hoàn tất trong kỳ họp cuối năm của Quốc hội; kết quả được thể hiện bằng Nghị Quyết/Luật về dự toán ngân sách hàng năm. Quốc hội cũng có thể quyết định điều chỉnh một số chỉ tiêu đã xác định trong bước 1 nhưng phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và không nên hình thành như một cơ chế định sẵn.

Việc xem xét, quyết định ngân sách theo hai bước sẽ tạo ra một khoảng thời gian hợp lý cho cả Quốc hội và các HĐND địa phương chuẩn bị, thảo luận, quyết định và phân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP " MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THU CHI Ở HUYỆN TRIỆU PHONG QT " ppt (Trang 37 - 52)