Các nguyên nhân gây ra nợ xấu

Một phần của tài liệu 1272_234250 (Trang 45 - 47)

Khi nói về nguyên nhân nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại, có rất nhiều lí do đƣợc đƣa ra. Nó bao gồm cả các nguyên nhân từ bản thân các ngân hàng, nhƣng nhìn chung là do những nguyên nhân xét chung của toàn ngành dan đến tình trạng nợ xấu gia tăng. Cụ the nhƣ sau:

(i) Do môi trƣờng kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tình hình kinh doanh và tài chính của các doanh nghiệp suy giảm

- Nhiều doanh nghiệp hiện nay có năng lực tài chính yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trƣờng kinh doanh hạn chế. Vì v y, khi môi trƣờng kinh doanh xấu đi, chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt, lãi suất tăng, đồng thời tiêu thụ hàng hoá khó khăn đã ảnh hƣởng lớn đến điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp.

- Tình trạng các doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn dan đến nợ đọng và không the trả nợ.

(ii) Do năng lực quản trị rủi ro tại mỗi ngân hàng còn kém

- Việc xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng mang tính chất chủ quan, các ngân hàng chƣa xây dựng đƣợc thƣớc đo lƣợng hóa rủi ro nên chƣa tính toán chính xác đƣợc yếu tố này dan đến quyết định cho vay, phân loại nợ chƣa chính xác.

- Không ít các doanh nghiệp báo cáo tài chính không chính xác, trong khi phần lớn các báo cáo tài chính này lại không đƣợc kiem toán. Ngay cả đối với

những doanh nghiệp lớn đƣợc kiem toán thì sự ch m chễ trong việc công bố báo cáo cũng nhƣ chất lƣợng kiem toán cũng gây không ít khó khăn cho ngân hàng. (iii)Do đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ ngân hàng và khách hàng kém dan

đến tình trạng thông đồng rút ruột ngân hàng

- Thực tế cho thấy, nhiều cán bộ ngân hàng đã thông đồng rút ruột với khách hàng, cho vay khống dan đến những h u quả nghiêm trọng. Chính vì v y đã có chi nhánh phải xử lý hàng chục nhân viên do cấu kết với nhau rút ruột ngân hàng. - Ngoài ra, nợ xấu còn nằm ở dạng “chuyen vốn cho vay thành vốn góp.” Khoản nợ này không chỉ “rất xấu” mà còn nguy hiem ở chỗ đôi khi chỉ tồn tại trên sổ sách của con nợ và chủ nợ.

(iv) Do tình trạng sở hữu chéo

- Tại Việt Nam cho thấy hệ thống ngân hàng đã hình thành một mạng lƣới sở hữu chéo và cho vay theo quan hệ rất phức tạp, nhằm mục đích thâu tóm ngân hàng, thu xếp vốn cho những dự án đầu tƣ chƣa minh bạch.

- Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, đến nay, gần 40 doanh nghiệp nhà nƣớc và tƣ nhân sở hữu trên 5% tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần và các doanh nghiệp này lại sở hữu các công ty đầu tƣ tài chính. Việc sở hữu chéo sẽ dan đến tình trạng các ngân hàng sẽ tạo điều kiện đe cho các doanh nghiệp sở hữu ngân hàng này có the dễ dàng vay đƣợc vốn từ ngân hàng kia.

- Việc cho vay dễ dàng, thiếu kiem soát cộng với việc thẩm định vốn vay thiếu cẩn trọng tất yếu sẽ dan đến nợ xấu. Do đó, tình trạng sở hữu chéo đƣợc xem là một trong những nguyên nhân dan đến tình trạng nợ xấu tăng cao trong thời gian gần đây.

(v) Quy định pháp lu t nhằm hạn chế, giải quyết tình trạng nợ xấu đã có nhƣng chƣa minh bạch, chƣa hợp lý

- Quy định phân loại nợ xấu chƣa rõ ràng, khiến cho việc giải quyết nợ xấu khó khăn.

- Quy định về xử lý nợ thông qua khởi kiện ra tòa án đối với các khoản nợ không có tài sản đảm bảo nợ phức tạp, gây khó khăn, mất nhiều thời gian của các tổ chức tín dụng trong quá trình thu hồi nợ.

- Khung pháp lý về việc mua bán nợ đã có nhƣng chƣa hoàn thiện, chƣa phát huy hiệu quả trong hoạt động giải quyết nợ xấu.

Một phần của tài liệu 1272_234250 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w