WILLIAM MAKEPEACE THACKERAY (1811 – 1864)

Một phần của tài liệu Giáo trình văn học phương tây II - Chương 2 potx (Trang 46 - 48)

II- NHÀ TỐC KÝ VÀ NHỮNG BỨC PHÁC THẢO

WILLIAM MAKEPEACE THACKERAY (1811 – 1864)

William Makepeace Thackeray là nhà văn Anh, sinh ở Alipua, ngoại ô thành phố

Cancutta (Ấn Độ) nơi cha làm viên chức. Mồ côi cha năm lên bốn tuổi. Ba năm sau, mẹ

đi lấy chồng khác. Thackeray được gửi về Anh. Từ 1822 đến 1829, học trung học ở

Charleston rồi vào trường đại học Cambridge hai năm nhưng không tốt nghiệp. Trong

thời gian học ở đại học, tham gia vào tờ báo Snob của nhà trường, có đăng một số thơ và

những bức họa châm biếm. Thackeray ham thích đọc sách của tác gia Xuyp, Xtơcnơ, Ađixơn, Pôp, Gônxmit. Mùa hè 1830, sang nghỉ ở Cologne và Weimar bên Đức, có dịp được gặp nhà thơ Gơt và tiếp xúc với các tác phẩm của Sile. 1832, nhân được thừa hưởng

gia tài của cha, ông mua lại một tờ báo văn học và lăn vào hoạt động báo chí. Tờ báo

không tồn tại được lâu, tháng 2/1834, phải đình bản.Thackeray hoàn toàn sạt nghiệp. Rồi

vợ ông lại bị điên sau khi sinh được ba con gái, chữa mãi không khỏi. Hoàn cảnh gia đình càng túng quẫn. Ông phải gửi con nhờ người trông nom để có thì giờ viết bài và vẽ tranh

biếm họa cho các báo khác để kiếm sống. Các truyện: Một truyền thuyết sông Ranh, Rêbecca và Rôôenna, tập tùy bút Những kẻ thời thượng nước Anh ra đời trong hoàn cảnh ấy. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông nhan đề Vận may của Bary Lynđơn. Tiểu thuyết nổi

tiếng nhất là Hội chợ phù hoa đăng tải trên trên báo chí năm 1847 và in thành sách 1848.

Danh tiếng Thackeray trở nên lừng lẫy với các tác phẩm này và từ đây ông chuyên tâm viết tiểu thuyết: Chuyện Penđennix, Gia đình Niucơm là những tiểu thuyết về phong hoá

hiện đại.Chuyện Henry Exmơn,Những người Viêcgini là tiểu thuyết lịch sử. Cuốn này

được đánh giá là một tác phẩm hay của Thackeray sau Hội chợ phù hoa. Ngoài ra

Thackeraycòn viết Những cuộc phiêu lưu của Philip, Đênix Đuyvan.

Ông mất ở Luân Đôn sau một trận cảm đột ngột. Thackeray là một trong những

nhà văn hiện thực lớn của nước Anh thế kỉ XIX. Ông đã miêu tả giới thượng lưu bằng

ngòi bút châm biếm sắc sảo. Cùng với Dickens, Brônti, Gaxken, ông thuộc “học phái

hiện đại xuất sắc những nhà tiểu thuyết Anh” (Mac). Tuy nhiên, ông ít hiểu về quần chúng lao động nên trong tác phẩm thường chỉ miêu tả tầng lớp trên và khi phải giải

quyết mâu thuẫn thường có xu hướng điều hoà giai cấp. Điều đó càng ngày càng bộc lộ

rõ trong những tác phẩm cuối đời, khi ông để cho những yếu tố đa cảm lấn át yếu tố phê phán và cố gắng tìm những con người tốt ngay trong xã hội thượng lưu, tuy ông vẫn

HỘI CHỢ PHÙ HOA (Vanity fair)

Hội chợ phù hoa được sáng tác từ năm 1947 đến 1948. Theo cách đặt vấn đề của

tác giả, đây là một cuốn tiểu thuyết không có nhân vật chính, hàm ý là muốn chuyển sự

chú ý của người đọc sang vận mệnh của toàn bộ xã hội nói chung chứ không dừng lại ở

vai trò của từng cá nhân riêng biệt như tiểu thuyết truyền thống. Có thể nói tác phẩm là bức tranh toàn cảnh về xã hội nước Anh đương thời, mỗi nhân vật tiêu biểu cho một hạng người, một tầng lớp xã hội cho nên không có sự phân biệt nhân vật chính, phụ.

Cuốn sách mở ra với sự kiện rời trường của hai cô thiếu nữ Amêlia và Rêbecca. Rêbecca, cô thiếu nữ “con nhà hạ tiện”, vừa rời khỏi nhà trường đã lao ngay vào con

đường tiến thân. Đến chơi nhà Amêlia, cô mở cuộc tấn công người anh giàu có của bạn

cô là Jô Xêtlê. Việc không thành, Rêbecca phải đến làm gia sư cho gia đình Pit Crâulê, một gia đình quí tộc ở thôn quê, và trở thành con dâu của gia đình này. Từ đây, dựa vào

địa vị của nhà chồng, lại nhờ vào sắc đẹp và những thủ đoạn của riêng mình, Rêbecca đã len lỏi vào xã hội thượng lưu và trở thành một bậc mệnh phụ nổi tiếng, được vào triều

kiến cả hoàng đế Giorgiơ IV. Công việc tưởng đang thuận buồm xuôi gió thì tai họa ập đến. Chỉ vì Rêbecca muốn leo lên những địa vị cao hơn nên đã ngoại tình với Hầu tước

Xtên, chuyện vỡ lỡ và xã hội thượng lưu đã tàn nhẫn ném trả cô trở lại cuộc đời cũ. Từ đây Rêbecca hoàn toàn chìm sâu xuống hố bùn trụy lạc. Cuối cùng, khi đã trở về già và

chán cảnh bon chen lăn lộn, Rêbecca đành chấp nhận một cuộc sống tầm thường như mọi

người.

Trong khi đó thì Amêlia, cô thiếu nữ dịu hiền và tốt bụng, mới đầu tưởng sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng, có tình yêu, có hạnh phúc; nhưng đến khi gia đình phá sản, lâm vào cảnh túng thiếu thì bản thân cô cũng gặp nhiều bất hạnh. Cô lấy Giorgiơ vì tình yêu nhưng bản thân Giorgiơ chỉ là một anh chàng bảnh trai, khoác lác và vô tình. Rồi Giorgiơ tử thương trong trận Oateclô và Amêlia lâm cảnh goá bụa. Còn bao nhiêu sức lực

và tình cảm cô dồn hết cho đứa con trai, giọt máu của Giorgiơ Ôxborn. Cuối cùng, vì tình thế quẫn bách và cũng vì tương lai của con, Amêlia đành phải hi sinh hạnh phúc duy nhất

của mình và trao con cho gia đình nhà chồng nuôi. Về sau, Amêlia gặp lại một người bạn

cũ, thiếu tá Đôbin, con người hào hiệp và tốt bụng vẫn thầm yêu thương cô, và làm lại

cuộc đời cùng Đôbin. Ngoài câu chuyện về số phận của Rêbecca và Amêlia cuốn tiểu

thuyết còn dựng lên cuộc sống và tâm lí của nhiều hạng người khác nhau thuộc giai cấp

quí tộc, giai cấp tư sản, tầng lớp trung lưu trong xã hội nước Anh: gia đình ông Xêtlê, một người làm nghề buôn cổ phiếu bị cuộc chiến tranh Napôlêông làm cho phá sản; gia đình lão Ôxborn, nhà tư sản buôn sáp với một nền luân lý đặc biệt lấy đồng tiền làm tiêu chuẩn; gia đình Crâulê lục đục, thối nát, đang xoay quanh việc cướp đoạt gia tài của bà cô không chồng; Hầu tước Xtên, một đại quí tộc với hình thức bề ngoài đầy uy nghi

quyền quí mà thực chất bên trong là một tên lưu manh bất nhân phi nghĩa.

Viết “Hội chợ phù hoa”, Thackeray có một thái độ phủ định rõ rệt đối với xã hội đương thời. Ngòi bút châm biếm của tác giả đã phơi bày mọi thứ lố lăng phù hoa và giả

dối của xã hội thượng lưu nước Anh; ẩn sau những thứ phù phiếm ấy là sự giả nhân giả

nghĩa, tính toán vụ lợi, cạnh tranh lường gạt…Tuy nhiên, sự phủ định của Thackeray

cũng như ý muốn cải tạo xã hội của ông chỉ dừng lại ở khía cạnh đạo đức thuần túy. Giá trị căn bản của tác phẩm là ở chỗ đã cung cấp được những tài liệu phong phú, những chân

dung tiêu biểu về một cuộc sống mà đồng tiền đang ngự trị. Tác phẩm cũng đậm màu sắc

lịch sử và đặc biệt thành công trong những trang dựng lại phong tục, sinh hoạt của nước

“Hội chợ phù hoa” đánh dấu một cuộc cách mạng của tiểu thuyết Anh thế kỉ XIX

trong việc rời bỏ hình thức của tiểu thuyết luận đề để hướng sang tiểu thuyết lấy việc

miêu tả xã hội làm trọng tâm. Tác phẩm ghi nhận tài năng xuất sắc của Thackeray trong việc xây dựng những nhân vật điển hình. Phần lớn các nhân vật của ông đều được khai

thác ở những nét tâm lí phong phú, đa dạng nhưng tính chất lại tập trung. Bút pháp châm

biếm của ông cũng không đơn điệu .

Một phần của tài liệu Giáo trình văn học phương tây II - Chương 2 potx (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)