Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thờivụ trồng đến tình hình sâu bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng sinh trưởng và phát triển của hai giống sắn BKA900 và KM419 tại xã đông cuông huyện văn yên yên bái (Trang 48 - 50)

Cây sắn là cây công nghiệp tiêu thụ trong nước và có giá trị xuất khẩu, sắn dễ tính thích hợp với nhiều chất đất và địa hình, nông dân trồng sắn hầu như không phải đầu tư nhiều nên nó được xem như cây “xóa đói giảm nghèo” cho nông dân. Những năm gần đây diện tích trồng sắn ở nước ta ngày càng mở rộng bên cạnh đó, dịch hại cũng đang hoành hành làm giảm năng xuất sắn của nước ta. Các bệnh, sâu hại chủ yếu như: rệp sáp bột hồng hại sắn, sùng trắng, bệnh chuổi rồng.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sâu bệnh hại của 2 giống sắn được thể hiện qua bảnh 4.6.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của thời vụ đến sâu bệnh hại của 2 giống sắn BKA900 và KM419 tại xã Đông Cuông

(ĐVT: %) Công thức Tỷ lệ hom bị mối sùng đục gây hại (%) Nhện đỏ Tỷ lệ cây bị hại (%) Diện tích lá bị hại trên cây (%) G1TV1 5,0 25,0 4,1 G1TV2 3,3 31,4 5,3 G1TV3 0 35,0 5,8 G1TV4 3,3 53,3 8,0 G1TV5 1,7 56,7 10,0 G2TV1 5,0 26,7 5,0 G2TV2 1,7 31,7 5,5 G2TV3 1,7 36,7 6,2 G2TV4 0 53,7 8,3 G2TV5 1,7 58,3 10,3

Tuy nhiên qua kết quả nghiên cứu thí nghiệm các giống sắn mới tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho thấy tình hình sâu bệnh hại ở cây sắn rất ít. Trong thí nghiệm có xuất hiện mối sùng đục hom gây hại và nhện đỏ gây hại trên cả hai giống KM149 và BKA900 với tỷ lệ thấp.

+ Sùng và mối đục hom gây hại là thời kì vừa đặt hom bắt đầu mọc mầm và cây non. Phổ biến thường bị các giống mối Coptotermes ceylonnicus,

Odontotermes,.. phá hoại ngay từ khi đặt hom trồng và 1 số loại sùng gây hại

như sùng trắng thường cắn phá rễ cây làm cho rễ mọc kém và lá úa vàng cây phát triển. Tuy nhiên cả hai giống BKA900 và KM419 tỷ lệ bị gây hại thấp từ 0 – 6,7%, do vậy không ảnh nhiều đến khả năng nẩy mầm của hai giống.

+ Nhện đỏ (Tetranychus urticae) có tốc độ phát triển và sinh sản cao suốt mùa khô ( ẩm độ thấp và nhiệt độ cao). Có miệng chích hút như mũi kim. Chúng đâm miệng vào thân cây, đầu tiên tấn công các mặt dưới của lá, trước khi chúng chuyển lên phía trên mặt lá. Các triệu chứng đầu tiên thường xảy ra tại các gân lá, dọc theo gân chính trông như những chấm vòng trắng sau đó lan rộng ra toàn lá và về sau lá trở nên vàng xám hay có màu đồng. Việc rụng lá hoàn toàn có thể xảy ra nếu nhện đỏ không được phòng trừ.

Trong thí nghiệm nghiên cứu, nhện đỏ xuất hiện vào thời gian đầu tháng 11 khi thời tiết hanh khô và độ ẩm thấp kéo dài. Tỷ lệ cây bị nhện đỏ gây hại khá cao ở cả hai giống và các công thức khác nhau dao động từ 25 - 58,33 %. Tuy tỷ lệ cây bị hại khá cao nhưng mức độ gây hại ít, tỷ lệ diện tích lá trên cây bị hại chỉ ở mức khoảng 4 - 10% và bị hại ở các lá dưới cùng. Trong các thời vụ trồng, tỷ lệ và mức độ bị nhện đỏ gây hại cao hơn ở các thời vụ trồng muộn như thời vụ 4 và 5 (trồng ngày 31/3 và 15/4). Do được phát hiện, phun thuốc kịp thời và tiêu hủy những lá bị gây hại, sau đó thời tiết có mưa ẩm độ cao nên nhện không phát sinh gây hại.

4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 2 giống sắn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng sinh trưởng và phát triển của hai giống sắn BKA900 và KM419 tại xã đông cuông huyện văn yên yên bái (Trang 48 - 50)