Mô hình UASB

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học yếm khí xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác tập trung nguyễn văn linh 13b KTMT (Trang 65 - 68)

Mô hình bể UASB được thiết kế với dung tích 8 lít được chế tạo bằng ống thủy tinh hữu cơ trong có lắp thêm hệ thống thu gom khí ở phía trên

58

1. Bể phản ứng 5. Bơm tuần hoàn

2. Lớp nền bùn 6. Bơm cấp

3. Phễu tách khí 7. Bể nước thải dòng vào

4. Túi đựng khí 8. Bể nước thải sau UASB

Hình 2.3. Mô hình hệ thống pilot

Thuyết minh hoạt động của mô hình

Nước rỉ rác sau quá trình keo tụ, kết tủa Nitơ và lắng được đưa vào bể điều hòa (7) để căn chỉnh pH, nồng độ. Sau đó nước rỉ rác được cấp vào bể UASB (1) từ phía đáy bằng bơm cấp (6) có thể điều chỉnh lưu lượng. Nước rỉ rác được cấp từ phía đáy đi qua nền bùn (2), nền bùn được duy trì khoảng 25% thể tích bể, tại đây các chất dinh dưỡng ô nhiễm trong nước được vi sinh vật phân hủy làm nguồn thức ăn để phát triển. Nước sau khi được xử lý qua lớp bùn đi lên phía trên và đi ra khỏi bể UASB qua khe chảy tràn.

59

xả cấp bùn khi căn chỉnh lượng bùn trong bể. Nước thải ở phía trên được tuần hoàn lại một phần nhờ bơm tuần hoàn (5) vào phần phía dưới bể lớp tầng bùn. Tại đây lượng nước tuần hoàn có tác dụng tạo độ xáo trộn trong lớp bùn để sự tiếp xúc của bùn kỵ khí với nước thải được đồng đều và vừa có tác dụng pha loãng bớt nồng độ nước đầu vào. Lưu lượng tuần hoàn không nên quá lớn nếu không sẽ phá vỡ bông bùn và không hiệu quả về mặt kinh tế.

Nước qua khe chảy tràn ra ngoài được đưa qua bế lắng (8) để lấy mẫu phân tích theo dõi kết quả. Khí sinh ra trong bể UASB đi lên phía trên và được thu nhờ phễu tách khí (3) và được đưa vào túi khí (4).

Hình 2.4. Hệ thống nuôi tạo bùn kỵ khí tại phòng thí nghiệm

Tất cả các thí nghiệm khi chưa khảo sát HRT đều để thời gian lưu mặc định là 48giờ.

Trong thí nghiệm khảo sát đánh giá hiệu quả xử lý của hệ vi sinh vật trong quá trình nuôi và tăng tải lượng có bổ sung thêm đường để theo dõi. Tất cả các thông số được lấy mẫu đo đạc ít nhất 3 lần trên cùng một điều kiện.

60

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Nguồn nước rỉ rác sau keo tụ và kết tủa được pha loãng, điều chỉnh pH và các thông số như sau:

+ pH: 6,8;

+ COD: 2981 mg/l; + BOD5: 1385 mg/l;

+ Tổng nitơ (TN): 241,56 mg/l.

Với nguồn nước rỉ rác sau keo tụ và kết tủa này có thể đưa vào xử lý sinh học được (BOD5/COD = 0,46). Với nồng độ TN = 241,56 mg/l vẫn nằm trong khả năng xử lý của bùn kỵ khí.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học yếm khí xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác tập trung nguyễn văn linh 13b KTMT (Trang 65 - 68)