Nếu bên phát, bên nhận và tất cả các vật phản xạ, nhiễu xạ, tán xạ hay khúc xạ tín hiệu (bắt đầu từ đây gọi chung là vật cản) là tĩnh, kênh truyền có thể được mô hình là hệ thống tuyến tính bất biến theo thời gian (LTI), tức là:
(3.11) với S là tín hiệu truyền trong miền thời gian, r là tín hiệu nhận được trong miền thời gian, và h là đáp ứng kênh truyền của xung đơn vị với biến trễ τ, và do đó gọi là đáp
ứng xung của kênh. Ở đây, z gộp chung tất cả các nhiễu không xác định như là sự
phát xạ giả từ các thiết bị truyền khác,nhiễu nhiệt hay nhiễu bởi các bộ khuếch đại hay bộ trộn ở phía thu.
Ở một kịch bản đa đường thông thường, đáp ứng xung có thể mô hình hóa bởi:
(3.12) với P là số lượng MPCs đóng góp thành phần “quan trọng” tới tín hiệu thu, là hệ số hấp thụ, là thời gian trễ của các MPCs tỷ lệ thuận với chiều dài đường truyền, và biểu thị xung Dirac. Lấy biến đổi Fourier của đáp ứng xung sẽ sinh ra biểu
[62]
diễn tương đương của kênh về hàm biến đổi tần số khác nhau H(f) = (Fh)(f) và mối liên hệ giữa đầu vào-đầu ra (3.11) có thể viết lại là:
(3.13) cho một tín hiệu cơ sở s. Ở đây, một ảnh hưởng khác của lan truyền đa đường có thể thấy rõ, cụ thể là các thành phần tần số khác nhau của tín hiệu truyền đi bị suy giảm khác nhau, còn được gọi là fading chọn lọc tần số ( frequency selective fading). Do đó, kênh lan truyền kiểu này gọi là phụ thuộc tần số.
Kênh bất biến theo thời gian, ví dụ ở trong mạng WLANs mà thông thường (hầu hết) không có sự di động giữa máy phát và máy thu.