1. Các chức năng của LTE lớp 2
1.5. Các yêu cầu phi chức năng khác của bộ giao thức LTE lớ p2
Theo 3GPP TS 25.912 – release 9, tổng quỹ thời gian trễ trên mặt phẳng điều khiển được trích dẫn và mô tả trong hình 9 và hình 10 bên dưới
24
Hình 9. Độ trễ yêu cầu trên mặt phẳng điều khiển trong mạng LTE khi chuyển từ trạng thái Không hoạt động sang hoạt động theo - 3GPP TS.25.912
Hình 10. Độ trễ yêu cầu trên mặt phẳng điều khiển trong mạng LTE khi chuyển từ trạng thái nghỉ sang hoạt động theo - 3GPP TS.25.912
Từ đây ta thấy được các yêu cầu về thời gian xử lý của các thủ tục trong LTE lớp 2. - Trên mặt phẳng dữ liệu người dùng:
o Thời gian để UE đợi và gửi đi yêu cầu lập lịch đến eNodeB là 1ms. o Thời gian xử lý và phát dữ liệu lên kênh uplink trong UE tối đa là 5ms.
25 - Trên mặt phẳng điều khiển:
o Thời gian trễ để bắt đầu thực hiện thủ tục truy nhập ngẫu nhiên (RACH) trong UE là 4ms
o Thời gian thực hiện RACH cũng là 4ms kể từ khi được cấp quyền gửi dữ liệu trên hướng uplink
o Thời gian xử lý và phải phản hồi lại HARQ là 1ms
o Thời gian phải phục vụ các yêu cầu kết nối từ lớp RRC xuống LTE lớp 2 là 4ms.
Nếu Xét ở mức độ tín hiệu vô tuyến LTE, độ phân giải của các ứng dụng lập lịch, truyền phát gói tin phải đảm bảo ở đơn vị nhỏ nhất là một RB (Resource Block) tương đương với 0.5ms. Mặt khác khoảng thời gian truyền giữa các gói tin cũng phải đảm bảo thời gian TTI=1ms do đó các bộ định thời (timer) sự dụng trong phần mềm LTE lớp 2 phải có độ phân giải tối thiểu 50 micro giây để tránh việc định thời trong lớp 2 sai khác quá 10% đồng thời phải thường xuyên hoạt động với một lượng lớn các timer 1ms.
Trên cơ sở phân tích hoạt động của mạng 4G LTE, tổng hợp tất cả các yêu cầu chung, yêu cầu về mặt chức năng và yêu cầu phi chức năng của phần mềm xử lý băng gốc LTE lớp 2. Phần tiếp của luận văn sẽ đi vào thiết kế mô hình kiến trúc đảm bảo được các yêu cầu đã đưa ra và tập trung trọng điểm vào việc thiết kế module chức năng LTE RLC và PDCP.