Năng lực chuyên biệt:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng giờ giảng tích hợp tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 25)

Năng lực chuyên biệt là sự thể hiện độc đáo các phẩm chất riêng biệt, có tính kỹ năng chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu của lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp đạt hiệu quả cao. Trong xã hội có bao nhiêu nghề thì có bấy nhiêu loại năng lực

chuyên biệt: thí dụ nghề giáo viên phải có năng lực sư phạm, người công nhân phải có năng lực kỹ thuật (kỹ năng nghề), người lãnh đạo phải có năng lực tổ chức, quản lý…Trong lĩnh vực kỹ thuật, năng lực chuyên biệt còn được gọi là năng lực chuyên môn kỹ thuật để phân biệt với các năng lực của các nghề khác như: nghề du lịch, văn hoá, nghệ thuật…

Để đào tạo một lực lượng lao động có năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển CNH, HĐH đất nước, chúng ta cần có một đội ngũ GV dạy nghề có đầy đủ năng lực chung và năng lực chuyên biệt, hay nói cách khác là phải có đội ngũ GVDN giỏi toàn diện.

1.2.2.2. Năng lực dạy học:

Năng lực dạy học là một thành tố quan trọng trong năng lực chuyên biệt của người giáo viên(năng lực sư phạm), năng lực dạy học bao gồm các năng lực thành phần: Năng lực chuẩn bị, năng lực thực hiện và năng lực đánh giá.

- Năng lực chuẩn bị gồm các thao tác: chọn lựa tài liệu tham khảo để chuẩn bị cho hoạt động giảng dạy, xác định mục tiêu bài giảng; các yeu cầu về kiến thức và kỹ năng dạy học; chọn các phương pháp, hình thức giảng dạy và kỹ thuật giảng dạy cũng như thiết bị tương ứng; dự kiến các phương án xảy ra và phương án xử lý.

- Năng lực thực hiện được thể hiện trong quá trình thực hành giảng dạy và giáo dục, gồm các kỹ năng: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, định hướng nội dung mới, luyện tập kỹ năng, phát triển kiến thức, kiểm tra đánh giá học sinh... Trong quá trình thực hiện năng lựa thực hiện, có ba yếu tố cần quan tâm: Năng lựa sử dụng ngôn ngữ; năng lực sử dụng các thiết bị và phương tiện giảng dạy; Năng lựa hoạt động xã hội trong và ngoài trường.

- Năng lựa đánh giá giúp cho giáo viên nắm được trình độ và khả năng tiếp thu bài của học sinh để xác nhận kết quả của một hoạt động và để bổ sung, điều chỉnh trong dạy học.

1.2.3. Dạy học tích hợp, năng lực dạy học tích hợp: 1.2.3.1. Dạy học tích hợp:

Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin

hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.

Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết. dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Như vậy, trong dạy học, tích hợp có thể được coi là sự liên kết các đối tượng giảng dạy, học tập trong cùng một hoạt động để đảm bảo sự thống nhất, hài hòa, trọn vẹn của hệ thống dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tốt nhất.

Bản chất của tổ chức dạy tích hợp là tổ chức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành trong cùng một không gian, thời gian. Điều này có nghĩa khi dạy một kỹ năng nào đó, phần kiến thức chuyên môn liên quan đến đâu sẽ được dạy đến đó và được thực hành để luyện tập ngay. Cả hai hoạt động này được thực hiện tại cùng một địa điểm.

Điều lưu ý trong dạy học tích hợp là sẽ sử dụng các PPDH hướng tới đạt được cả mục đích nhận thức nội dung bài học, phát triển năng lực hành động và thái độ nghề nghiệp cho người học.

Từ định hướng về đào tạo nghề và thực tiễn cho thấy, dạy nghề đã và đang đặt ra mục tiêu cần giải quyết đó là quá trình đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ, họ phải có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, sau khi tốt nghiệp học có khả năng hành nghề và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn. Từ thực tiễn sinh động đã đặt ra cho thầy và trò trong các trường dạy nghề nhiều thách thức và cơ hội để phát triển, trong đó lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng hành động là một trong những vấn đề được quan tâm.

Mục tiêu của dạy nghề là năng lực mà người học đạt được sau quá trình học tập. Sau khi học xong một bài học, một mô đun, người học nghề làm được một phần công việc hoặc công việc nhất định của nghề. Bởi thế, nội dung tích hợp trong dạy nghề nhằm hình thành năng lực của người học nghề. Năng lực thực hiện đó được kết hợp giữa kiến thức - kỹ năng - thái độ mà người học có được nhằm thực hiện một công việc hoặc một nhóm công việc.

Dạy học tích hợp có những đặc điểm nổi bật hơn các phương pháp dạy học khác như lấy người học làm trung tâm, định hướng đầu ra … Dạy học theo quan điểm tích hợp là một chỉnh thể thống nhất trong nội dung chương trình đào tạo nhằm bước thực hiện mục tiêu đào tạo, phải có cấu trúc mềm dẻo, linh hoạt và tạo khả năng đa dạng hóa quá trình đào tạo nghề, tạo sự liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo.[30;22-26]

1.2.3.2. Năng lực dạy học tích hợp:

NLDH của GVTH là một tập hợp các nhóm năng lực với các năng lực, kỹ năng thành phần. NLDH giúp GVTH chuẩn bị bài giảng, thực hiện bài giảng và đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy tích hợp với các kỹ năng có tính đặc thù mà các loại giáo viên khác không có như: Phân tích công việc;Thiết kế phiếu hướng dẫn thực hành rèn luyện; phối hợp các phương pháp dạy lý thuyết và thực hành; lựa chọn các thao tác mẫu; làm mẫu các thao tác; phân tích, làm mẫu các thao tác khó; kết hợp lý thuyết với thực hành... NLDH của GVTH ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của học sinh.

Cấu trúc năng lực dạy học tích hợp gồm:

- Nhóm năng lực chuẩn bị bao gồm :Xác định mục đích, yêu cầu của bài tích hợp;Chuẩn bị các điều kiện cho bài tích hợp; (vật tư, dụng cụ, thiết bị...). Biên soạn giáo án, đề cương bài tích hợp; Phân tích công việc; Thiết kế phiếu hướng dẫn thực hành rèn luyện; Lựa chọn phương pháp và đồ dùng dạy thực hành cho phần hướng dẫn ban đầu cũng như rèn luyện kỹ năng;Dự kiến các tình huống sư phạm và phương án xử lý trong quá trình thực hiện giáo án;Xây dựng tiêu chí, thang điểm đánh giá các nội dung của bài thực hành.

- Nhóm năng lực thực hiện dạy tích hợp bao gồm:

+ Năng lực sư phạm: Tư thế, tác phong; Ngôn ngữ;Đặt vấn đề, chuyển tiếp vấn đề;Phối hợp các phương pháp dạy tích hợp; Lựa chọn các bước thao tác mẫu;Sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học;Phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học; Phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh; Giáo dục phẩm chất và tác phong nghề nghiệp;Xử lý các tình huống sư phạm trong giờ giảng;Hướng dẫn cách học,

cách luyện tập cho học sinh.

+ Năng lực chuyên môn: Nội dung dạy học; Cấu trúc bài giảng;Trình tự hướng dẫn các bước; Thao tác mẫu;Phân tích, làm mẫu các thao tác khó; Uốn nắn các thao tác sai, thao tác thiếu chính xác của học sinh trong thực hành rèn luyện;Kết hợp lý thuyết và thực hành; Liên hệ thực tế; Củng cố bài; Chỉ ra nguyên nhân sai hỏng và cách khắc phục.

- Nhóm năng lực đánh giá bao gồm: Phân tích kết quả thực hiện bài thực hành của học sinh; Lượng hóa kết quả tiếp thu bài của học sinh;Xử lý thông tin phản hồi từ học sinh.

1.2.4. Quản lý, các chức năng của quản lý. 1.2.4.1. Khái niệm:

Từ khi xã hội loài người xuất hiện thì nhu cầu quản lý cũng hình thành. Xã hội phát triển thì trình độ tổ chức, điều hành cũng được nâng lên, và phát triển theo. Sự phát triển của xã hội loài người dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố cơ bản là: lao động, tri thức, quản lý.

Quản lý là sự tổ chức, điều hành kết hợp vận dụng tri thức với lao động để phát triển sản xuất xã hội. Việc kết hợp đó tốt thì xã hội phát triển, ngược lại kết hợp không tốt thì xã hội phát triển chậm lại hoặc xã hội trở nên rối ren. Sự kết hợp đó được tể hiện trước hết ở cơ chế, chế độ chính sách, biện pháp quản lý của giai cấp thống trị và ở nhiều khía cạnh tâm lý - xã hội [7-30].Về những nội dung cơ bản của khái niệm quản lý, có nhiều cách hiểu không giống nhau, sau đây:

Thứ nhất, quản lý là một hoạt động thiết yếu nẩy sinh khi con người lao động và sinh hoạt tập thể nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tập thể, tổ chức.

Hoạt động quản lý là nhân tố cần thiết, tất yếu để duy trì sự tồn tại và phát triển của mọi qui mô và loại hình tổ chức người; từ một gia đình cho đến cấp quốc gia, quốc tế, từ các tổ chức kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học…đến bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào của con người, nếu không được quản lý sẽ dẫn đến tình trạng tự phát, hỗn loạn, kém hiệu quả.

Thứ hai, bản chất của hoạt động quản lý là việc phát huy nhân tố con người trong các tổ chức.

Thứ ba, hoạt động quản lý chỉ phát huy được nhân tố con người và đạt hiệu quả cao khi nó tạo ra được cái toàn thể - chỉnh thể từ nhiều cá nhân và tư liệu sản xuất của tổ chức, xã hội.

Thứ tư, quản lý là một nghề đòi hỏi những người làm quản lý phải có đủ trình độ và phẩm chất phù hợp[2-9].

Từ khi xã hội được hình thành và phát triển thì nhu cầu quản lý xã hội cũng được hình thành và phát triển từ thấp đến cao. Xã hội loài người ra đời, phát triển và đã trải qua năm phương thức sản xuất. Từ phương thức sản xuất cổ truyền, đơn giản đến các phương thức sản xuất văn minh, hiện đại, làm cho trình độ tổ chức, điều hành cũng được nâng cao, phát triển theo sự đòi hỏi ngày càng cao của con người như một tất yếu khách quan của lịch sử. Sự phát triển của xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố quan trọng đó là trình độ nắm vững kiến thức quản lý. Mọi hoạt động của xã hội đều cần đến yếu tố quản lý. Khi nói đến quản lý người ta đề cập đến chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, chủ thể quản lý và đối tượng quản lý đều do con người và các tổ chức do con người lập ra. Do những lợi ích to lớn của công tác quản lý đưa lại, mà từ những năm 1950 nhiều nhà quản lý đã dưa ra các công trình nghiên cứu về khoa học quản lý theo nhiều cách tiếp cận khác nhau để xác định bản chất, tìm ra cơ sở lý luận khoa học, nghệ thuật cần thiết cho việc thực hành quản lý. Trong quản lý, chủ thể QL phải biết được chính xác những hoạt động của người khác làm và đánh giá được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất, hiệu quả nhất và đạt được mục tiêu đề ra hoặc không đạt được mục tiêu đề ra. Đó chính là “đối tượng QL”. Quản lý được hiểu như là một khoa học, nghệ thuật nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra, thông qua các điều kiện cụ thể trong hoạt động quản lý.

Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng “quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý (người quản lý) lên đối tượng quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”[6-9].

“Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể QL lên đối tượng QL về mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế, v.v… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”[7-10].

Thực chất QL được coi là sự hoạch định, tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo, kiểm soát công việc và những nghệ thuật, nỗ lực của con người nhằm đạt mục tiêu đề ra, yêu cầu của QL là chủ thể QL biết cách vận dụng, khai thác được các nguồn lực hiện hữu và tiềm năng kể cả nguồn nhân lực con người để đạt được hiệu quả kỳ vọng.Trên cơ sở tiếp cận hệ thống đối với QL giáo dục chúng ta có thể có quan niệm “Quản lý là quá trình lập kế hoạch; tổ chức; Chỉ đạo (chỉ huy, điều hành, kích thích) và kiểm tra, đánh giá công việc của các thành viên thuộc một hệ thống, đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt các mục đích đã định”[14].

1.2.4.2. Vai trò và chức năng của quản lý trong Giáo dục – Đào tạo

Quản lý có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển xã hội. các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã đánh giá rất cao các hoạt động của quản lý xã hội và cho rằng trong mọi loại hình lao động xã hội trực tiếp hay gián tiếp trên một quy mô tương đối lớn thì ít nhiều đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động của các cá nhân trong cộng đồng và xã hội.

Các nhà lý luận hàng đầu về khoa học quản lý như Taylor của Mỹ năm (1856 – 1915); FAYOL của Pháp (1842 – 1925); Max Weber của Đức (1864 – 1920) đều

KẾ HOẠCH HOÁ

KIỂM TRA,

ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN TỔ CHỨC

CHỈ ĐẠO

(phối hợp, điều hành, kích thích)

khẳng định: Quản lý là một khoa học đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trong cuộc sống có bao nhiêu lĩnh vực hoạt động thì có bấy nhiêu hoạt động quản lý, tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội đều có hoạt động quản lý như: Quản lý kinh tế, quản lý khoa học – công nghệ, quản lý diáo dục, quản lý nhân lực, quản lý thiết bị…Mỗi một lĩnh vực quản lý tuy có những nét đặc thù riêng song đều có những nét bản chất chung của hoạt động quản lý và nó luôn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công việc của từng tổ chức cũng như hiệu quả của từng cá nhân trong một hệ thống nhất định.

Như vậy chức năng của quản lý là người quản lý thực hiện nhiều thao tác chức năng, bắt buộc phải vận dụng nhằm điều hành có hiệu quả quá trình sản xuất và hoạt động xã hội đó là:

- Kế hoạch hoá. - Tổ chức. - Phối hợp

- Điều hành - Kích thích. - Kiểm tra, đánh giá.

Đây là 5 chức năng cơ bản của quá trình quản lý[1-54].

1.3. MỘT SỐ YÊU CẦU VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ 1.3.1. Yêu cầu đối với giáo viên 1.3.1. Yêu cầu đối với giáo viên

- Người dạy được đào tạo bồi dưỡng hoặc trau dồi phương pháp dạy học mới, các phương pháp dạy học tích cực hóa học sinh.

- Có trình độ sư phạm; Có khả năng gây động cơ học tập; Có kiến thức chuyên môn sâu rộng.

- Nhiệt tình với công việc, ứng xử tinh tế, kỹ năng tổ chức và điều khiển tốt.

- Đặt vấn đề cho sinh viên phải có độ khó phù hợp.

- Biết định hướng phát triển học sinh theo mục tiêu, đảm bảo được sự tự do của học sinh trong hoạt động nhận thức; Biết ứng dụng công nghệ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng giờ giảng tích hợp tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)