- Biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
2.3.6. Các kênh tiêu thụ sản phẩm và những điểm đặc biệt trong tổ chức tiêu thụ sản phẩm. thụ sản phẩm.
Trang trại
Xuất khẩu Chợ
Sơ đồ 2.4: Quá trình tiêu thụ sản phẩm của trang trại số 508
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2020)
Trong quá trình thu hoạch ớt của trang trại cũng như các trang trại khác trong vùng là các trang trại sẽ hạn chế việc bán sản phẩm ra các chợ để giữ giá được ổn định qua các giai đoạn từ đầu vụ thu hoạch đến cuối vụ thu hoạch. Đây cũng là một cách giữ giá ổn định để đối phó được với tình trạng “được mùa, mất giá”. Đây cũng là một bài học để chúng ta học hỏi để giải quyết thị trường đầu ra cho nông sản Việt Nam.
2.3.6.1. Thị trường xuất khẩu.
- Trang trại sản xuất bán cho công ty thu mua. Công ty xuất khẩu sản phẩm phẩm ra các nước của khu vực các nước châu Âu, Nga, Anh, Cộng hòa Séc... Ngay từ khi trồng, chủ trang trại đã đăng kí đầu ra với công ty đầu ra cho sản phẩm.
2.3.6.2. Thị trường trong nước.
- Chợ, đây là kênh tiêu thụ sản phẩm phụ của trang trại, chỉ chiếm khoảng 20%. Ớt bán cho đầu mối các chợ thường là ớt loại 2 quả nhỏ. Ở khu vực Arava các chủ trang trại hạn chế bán hàng loại 2 mà chỉ tập trung bán hàng loại 1, do muốn giữ giá hàng loại 1 cho xuất khẩu, nếu bán hàng chợ hàng loại 2 với số lượng lớn thì khách hàng sẽ mua hàng loại 2 do giá cả thấp hơn dẫn đến hàng loại 1 dư thừa có nguy cơ mất giá. Do vậy, vào khoảng thời gian gần cuối vụ thu hoạch trang trại sẽ không bán hàng chợ mà chỉ tập trung làm hàng hàng loại 1, hàng loại 2 sẽ đổ ra bãi rác thải tập trung hoặc hiện nay đang tiến hành chế biến sản phẩm để đưa ra thị trường.
Bài học kinh nghiệm: Nắm được cách phân loại sản phẩm để phù hợp cho thị trường tiêu thụ. Học đucợ kinh nghiệm phải có nguồn tiêu thụ mới sản xuất sản phẩm.
PHẦN 3
Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP