Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng dong riềng đỏ

Một phần của tài liệu nghiên cứu xác định mật độ và phân bón cho cây dong riềng đỏ tại tỉnh bắc kạn (Trang 38 - 42)

3. Ý nghĩa của đề tài

4.1.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng dong riềng đỏ

4.1.1.1. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng cây dong riềng đỏ

Kết quả nghiên cứu về 4 mật độ trồng khác nhau cho dong riềng đỏ đến thời gian sinh trưởng cho số liệu ở bảng 4.1.

Kết quả thu được tại bảng 4.1 cho thấy mật độ không làm ảnh hưởng nhiều đến thời gian sinh trưởng cây dong riềng đỏ. Thời gian từ trồng đến ra hoa và thu hoạch của các công thức chênh lệch nhau không nhiều. Thời gian từ trồng đến ra hoa của các công thức dao động từ 151 – 153 ngày và từ trồng đến thu hoạch dao động từ 210 – 215 ngày. Công thức 1 có thời gian từ trồng đến ra hoa và thu hoạch ngắn nhất.

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng cây dong riềng đỏ

Công thức 1

2 3 4

Nhìn chung mật độ không ảnh hưởng nhiều đến thời gian ra hoa và thu hoạch của dong riềng đỏ. Các công thức đều có số ngày tương đương nhau.

4.1.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng một số chỉ tiêu sinh trưởng đến cây dong riềng đỏ

Chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng, qua đó đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống đổ và năng suất thân lá của giống. Ngoài ra, nó cũng chịu sự bởi điều kiện ngoại cảnh; nước, nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ…Nếu gặp điều kiện không thuận lợi (hạn, rét…) sẽ làm cho cây sinh trưởng chậm lại và ảnh hưởng đến tốc độ ra lá. Từ đó ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng dong riềng.

Đường kính thân là một chỉ tiêu để đánh giá năng suất sinh khối và khả năng chống đổ của cây trồng. Đối với cây dong riềng có đường kính càng lớn thì khả năng chống đổ càng cao.

Kết quả theo dõi độ đồng đều, số cây/khóm, chiều cao cây, đường kính thân được trình bày ở bảng 4.2 cho thấy:

Độ đồng đều của các công thức chủ yếu đạt ở mức trung bình và khá đồng đều. Công thức 2, 4 có độ đồng đều ở mức trung bình. Công thức 1, 3 là những công thức đạt ở mức khá đồng đều.

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ đến độ đồng đều chiều cao cây, số cây/khóm, đường kính thân của dong riềng đỏ

Công thức 1 2 3 4 P CV% LSD0,05

Giai đoạn sau trồng 90 ngày:

Số cây/khóm của các công thức dao động từ 2,6 - 3,13 cây/khóm. Kết qảu xử lý thống kê cho thấy tất cả các công thức thí nghiệm có số cây/khóm tương đương nhau và không sai khác so với công thức đối chứng ở độ tin cây 95%.

Kết quả xử lý thống kê cho thấy chiều cao cây sau 90 ngày trồng ở các công thức thí nghiệm cho thấy P>0,05 do vậy chiều cao của cây dong riềng đỏ ở các công thức không có sự sai khác ở độ tin cậy 95%.

Đường kính thân của các công thức dao động từ 1,04 – 1,31 cm. Khi tăng mật độ trồng đã làm giảm đường kính thân ngay ở 90 ngày sau trồng. Công thức 4 với mật độ 0,8 x 0,4 thì có đường kính thấp hơn so với công thức đối chứng và các công thức còn lại ở mức độ tin cây 95%. Công thứ 1, công thức 2 và công thức 3 có đường kính tương đương nhau, nhưng công thức 2 có xu hướng thấp hơn công thức 1 và công thức 4 ở độ tin cậy 95%.

Giai đoạn sau trồng 180 ngày:

Khi tăng mật độ trồng đã làm số cây/khóm giảm dần. Số cây/khóm của các công thức dao động từ 10,46 – 6,8 cây/khóm. Công thức 4 khi tăng mật độ có số cây/khóm thấp hơn so với công thức đối chứng và các công thức còn lại ở mức độ tin cây 95%.

Chiều cao cây của các công thức dao động từ 126,16 – 130,06 cm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy chiều cao cây ở các công thức thí nghiệm không có sự sai khác ở mức tin cậy 95%.

Khi tăng mật độ trồng đã làm giảm đường kính thân khá rõ. Đường kính thân của các công thức 2, công thức 3 và công thức 4 có đường kính thân tương đương nhau và thấp hơn với công thức đối chứng ở độ tin cậy 95%.

4.1.1.3. Ảnh hưởng của mật độ đến số lá, chiều dài, chiều rộng lá cây dong riềng đỏ

Kết quả nghiên cứu về 4 mật độ trồng khác nhau cho dong riềng đỏ đến Số lá trên thân, chiều dài, chiều rộng lá cho số liệu ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mật độ đến số lá trên thân, chiều dài, chiều rộng lá của dong riềng đỏ

Công thức 1 2 3 4 P CV% LSD0,05

Số liệu bảng 4.3 cho thấy: Giai đoạn sau trồng 90 ngày:

Số lá của các công thức dao động từ 5,4 – 5,8 lá. Kết quả xử lý thống kê cho thấy tất cả các công thức thí nghiệm có số lá tương đương nhau và không có sự sai khác với công thức đối chứng ở độ tin cậy 95%.

Chiều dài lá của các công thức dao động từ 26,11 – 27,03 cm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy P>0,05 do vậy có thể thấy chiều dài lá ở cấc công thức thí nghiệm không có sự sai khác ở dộ tin cậy 95%.

Chiều rộng lá của tất cả các công thức thí nghiệm tương đương nhau và không có sai khác với công thức đối chứng ở độ tin cậy 95%.

Giai đoạn sau trồng 180 ngày:

Số lá của các công thức dao động từ 9,0 – 8,6 lá. Kết quả xử lý cho thấy P>0,05 do vậy có thể thấy số lá ở các công thức thí nghiệm không cí sự sai khác

ở độ tin cậy 95%.

Kết quả xử lý thống kê cho thấy tất cả các công thức thí nghiệm có chiều dài lá tương đương nhau và không có sự sai khác so với công thức đối chứng ở độ tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xác định mật độ và phân bón cho cây dong riềng đỏ tại tỉnh bắc kạn (Trang 38 - 42)