Tổng quan về lồi Mỡ Phú Thọ (Magnolia chevalieri)

Một phần của tài liệu Mỡ Phú Thọ (Magnolia chevalieri), Giổi đá (Magnolia insignis) và Ngọc lan hoa trắng (Michelia alba) thuộc họ Ngọc lan (Magnoliacae) ở Việt Nam. (Trang 37)

Mỡ Phú Thọ cĩ tên khoa học là Magnolia chevalieri (Dandy) V. S. Kumar [tên đồng nghĩa: Magnolia phuthoensis (Dandy ex Gagnep.) V.S. Kumar,

Manglietia chevalieri Dandy, Manglietia phuthoensis Dandy ex Gagnep]. Mỡ Phú

Thọ là lồi thân gỗ lớn, chiều cao lên tới 25 - 30 m, đường kính cĩ thể đạt 50 - 60 cm. Thân cây đơn trục, một ngọn chính, lúc non cĩ hình tháp. Cành nhỏ mọc quanh thân. Lá đơn mọc cách, phiến lá hình trái xoan dài, to 17 x 6 cm, đầu tà, đáy nhọn, khơng lơng, gân nổi rõ ở cả hai mặt, cuống lá mảnh, dài 2 cm. Hoa lưỡng tính, to, màu trắng phớt vàng mọc đơn độc ở đầu cành, cánh hoa cao 4.5 cm; tiểu nhụy nhiều, ra hoa vào tháng 4 - 5. Quả kép hình trụ, chín vào tháng 7 - 9. Hạt cĩ lớp vỏ giả màu đỏ, lớp trong màu đen nhẵn bĩng, cĩ mùi thơm [73].

Mỡ Phú Thọ cũng như một số lồi khác thuộc chi Magnolia, là một trong những lồi cĩ hoa lâu đời nhất trên thế giới. Phân bố ở nhiều nơi như châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ. Khu vực Nam Á lồi này phân bố ở Việt Nam, Lào và Nam Trung Quốc [1]. Ở Việt Nam, Magnolia chevalieri phân bố ở các tỉnh Phú Thọ, Lào Cai,

Vĩnh Phúc, Hà Nội, Quảng Ninh, Tuyên Quang và Thanh Hĩa, Hà Tĩnh, Quảng Bình [74].

Hình 1.8. Lồi mỡ Phú Thọ (Magnolia chevalieri) [73].

Alo: β-D-allopyranose, Api: β-D-apiofuranose, Glc: β-D-glucopyranose

Hình 1.9. Cấu trúc các hợp chất phân lập được từ lá lồi mỡ Phú Thọ.

Gỗ của Magnolia chevalieri được sư dụng làm vật liệu xây dựng, các sản phẩm gia dụng, trang trí nội thất và các sản phẩm thủ cơng. Trong y học cổ truyền Việt Nam, Magnolia chevalieri được sư dụng làm thuốc chống viêm [3]. Trong danh mục sách đỏ của các lồi thuộc họ Magnoliaceae năm 2016 thì Magnolia chevalieri (Dandy) V.S. Kumar được xếp vào lồi thiếu dữ liệu để đánh giá [2]. Tuy

nhiên, cho đến nay mới chỉ cĩ một cơng trình duy nhất của Phan Văn Kiệm và cộng sự cơng bố về thành phần hĩa học và hoạt tính sinh học của lồi này. Trong đĩ, hai

phenyl glycoside: manglieside A (335) và B (336), bốn lignan: manglieside D (337), manglieside E (338), 3-methoxy magnolol (339), obovatol (197) và một megastiman: manglieside C (340) đã được phân lập (Hình 1.9). Kết quả thư hoạt tính sinh học cho thấy hợp chất manglieside B (336) và manglieside E (338) cĩ khả năng làm tăng sự phát triển của tế bào xương MC3T3-E1 một cách đáng kể [75]. 1.5. Tổng quan về lồi Giổi đá (Magnolia insignis)

Giổi đá cĩ tên khoa học là Magnolia insignis (Tên đồng nghĩa : Manglietia

insignis, Manglietia yunnanensis) là một lồi thuộc chi Magnolia, họ Magnoliaceae.

Mọc trong rừng cây lá rộng, ở độ cao 900 - 2000 m. Ra hoa vào tháng 5 - 6, quả chín tháng 9 - 10. Gỗ tốt, dùng trong xây dựng và đĩng đồ mộc. Trên thế giới, lồi giổi đá được tìm thấy ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar, Trung Quốc và Thái Lan. Ở Việt Nam, lồi này phân bố ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thanh Hĩa, Nghệ An, Lâm Đồng [1] [76]. Ở phạm vi tồn cầu, lồi này được xếp ở thứ hạng ít lo ngại (LC) [2]. Tuy nhiên, đây là một trong mười hai lồi Magnolia được liệt kê

cĩ nguy cơ tuyệt chủng (EN) tại Việt Nam [76].

Về thành phần hĩa học, đã cĩ hơn 20 hợp chất được phân lập từ lồi

Magnolia insignis, bao gồm: hai sesquitepenoid, maninsigins C (341) và D (342);

một alkaloid, magnocurarine (125); năm neolignan, magnolol (182), manneoinsigins A (343), manneoinsigins B (344), maninsigins A (345) và maninsigins B (346); mười bốn lignan, scaphopetalone (347), mesosecoisolariciresinol (348), lariciresinol (349) và evafolin B (350), mognolol (351), randaiol (232), (+)-balanophonin (352), ficusal (353), syringaresinol (156), isopterocarpolone (354), (+)-5,5′-dimethoxyl ariciresinol (355), (1R,2R,5R,6S)-6-(4- hydroxy-3-methoxyphenyl)-3,7-dioxabicyclo [3,3,0] octan-2-ol (356), (1R,2R,5R,6S)-6-(4-hydroxy-3,5-dimethoxyphenyl)-3,7-dioxabicyclo [3,3,0] octan- 2-ol (357) và 2-(3′,5′-dimethoxy-4′-hydroxyphenyl)-3,7-dioxabicyclo[3.3.0]octan-6- one (358) (Hình 1.10) [77, 78, 79].

Trong đĩ, hợp chất maninsigins A (345) thể hiện khả năng chống lại FXR do CDCA gây ra với IC50 bằng 55.6 µM. Caphopetalone (347) cĩ hoạt tính gây độc tế bào trên dịng tế bào HL-60 ở người với IC50 là 23.5 µM [81]. (+)-balanophonin (353) thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên các dịng tế bào HL-60, SMMC-7721, MCF-7 và SW-480 với IC50 lần lượt là 13.4, 39.4, 19.2 và 19.4 µM. Maninsigins B (346) gây độc tế bào trên dịng HL-60 và MCF-7 với IC50 tương ứng 24.3 và 25.4 µM. Mognolol (351) cĩ tác dụng kích thích phát triển tế bào PC12 với sự cĩ mặt của các yếu tố phát triển thần kinh (NGF 5 ng/mL) ở nồng độ 10 µM. Ở Việt Nam, chưa cĩ cơng bố nào về thành phần hĩa học cũng như hoạt tính sinh học của lồi

Giổi đá. Vì vậy, việc nghiên cứu thành phần hĩa học và hoạt tính sinh học của lồi Giổi đá (Magnolia insignis) ở Việt Nam là cần thiết và cĩ ý nghĩa thực tiễn, nhằm tìm ra các hợp chất cĩ hoạt tính cao, định hướng ứng dụng trong y học và dược phẩm [79].

1.6. Tổng quan về lồi Ngọc lan hoa trắng (Michelia alba)

1.6.1. Đặc điểm thực vật của lồi Ngọc lan hoa trắng

Ngọc lan hoa trắng cĩ tên khoa học là Michelia alba DC., là lồi duy nhất thuộc chi Michelia họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Đây là lồi cây ưa khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, cĩ nguồn gốc từ miền Nam Châu Á, được trồng rộng rãi ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đơng Nam Á [1]. Michelia alba được gọi là “Ginkouboku” hoặc “Byakugyokuran” ở Nhật Bản và “Bai Yu Lan” ở Trung Quốc [80], cịn ở Malaysia được gọi là “Cempaka putih” [81]. Cây cĩ chiều cao từ 10 đến 15 m và cĩ thể phát triển lên đến 20 m nếu được trồng ở khu vực độ ẩm cao [82]. Hoa màu trắng ngà, mọc thành từng cụm, hình dạng giống ngơi sao, cĩ mùi thơm dễ chịu và ngọt ngào. Hoa cĩ thể được dùng làm trà, nhưng đặc biệt là lồi Michelia alba thường được biết đến với giá trị cao về tinh dầu, là thành phần lý tưởng cho

các sản phẩm hương liệu. Tinh dầu của lồi Michelia alba đã được sư dụng là thành phần quan trọng của một số sản phẩm nước hoa đắt tiền nhất thế giới như Joy và

J’adore [81].

Ở Việt Nam, Ngọc lan hoa trắng mọc ở nhiều vùng miền khác nhau, ngồi ra cịn được trồng làm cây cảnh, cây xanh đơ thị. Mùa hoa và quả vào tháng 4 - 9 hàng năm, người dân thu hái hoa, lá và rễ phơi khơ hoặc để tươi dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh trong dân gian [3, 83].

1.6.2. Ứng dụng trong dân gian của lồi Ngọc lan hoa trắng

Michelia alba là lồi cây cĩ nhiều tiềm năng quý giá. Do cĩ mùi thơm hấp

dẫn nên hoa Michelia alba được dùng làm nước thơm để gội đầu, chải tĩc, tắm rưa, ướp quần áo ở nhiều nơi trên thế giới. Người Trung Quốc cịn dùng hoa của lồi này để ướp trà, cĩ vị ngọt đậm [84].

Bên cạnh đĩ, Michelia alba cũng được người dân bản địa của nhiều nước sư dụng trong y học dân gian. Tại Philippin, Malaysia và Indonesia, người ta đã dùng nụ hoa như một loại thuốc sát trùng và được dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ hoặc bị sẩy thai. Vỏ cây được sư dụng để điều trị rất nhiều bệnh như sốt, sốt rét, lậu, giang mai [85]. Hoa khơ của Michelia alba cũng được sư dụng trong y học cổ truyền Thái Lan để duy trì tim mạch, thần kinh và chống say tàu xe [82], [86].

Ở Việt Nam, hoa Ngọc lan trắng (Michelia alba) cũng được dùng để chữa trị nhiều bệnh như ho gà, đau đầu, chĩng mặt, viêm phế quản, đau ngực, viêm tuyến tiền liệt, bạch đới, trấn an tinh thần. Lá dùng chữa viêm phế quản mãn tính, bệnh đường tiết niệu, mụn nhọt. Vỏ dùng để hạ nhiệt. Rễ dùng để chữa bệnh đường tiết niệu, đái dắt, mụn nhọt, viêm mủ da, lợi kinh,… [8] [9].

1.6.3. Thành phần hĩa học tinh dầu của lồi Ngọc lan hoa trắng

Năm 2002, Chunqing Shang và cộng sự đã cĩ cơng trình cơng bố các thành phần dễ bay hơi của hoa Michelia alba ở ba dạng (hoa tươi, hoa đơng lạnh và hoa khơ héo) bằng phương pháp (HS) SPME-GC-MS. Các hợp chất chính trong tinh dầu của hoa Michelia alba tươi bao gồm: (S)-limonene (15.66%), camphor (11.08%), (R)-fenchone (5.36%), germacrene D (5.33%), α-myrcene (4.89%),

caryophyllene (3.63%), linalool (3.18%), α-muurolene (2.19%), eucalyptole (2.12%),… Ngồi ra, cịn cĩ nhiều terpene và este với nồng độ thấp nhưng lại gĩp phần tạo nên mùi hương đặc trưng của hoa. Số lượng hợp chất trong tinh dầu hoa tươi nhiều hơn so với hoa đơng lạnh và hoa khơ héo [80].

Năm 2008, S. Sanimah và cộng sự cơng bố kết quả cơng trình nghiên cứu về thành phần hĩa học ở các giai đoạn phát triển khác nhau của hoa lồi Michelia alba

(cempaka putih). Nhĩm tác giả quan sát 11 giai đoạn phát triển khác nhau của hoa, trong đĩ chiết xuất và đánh giá thành phần hĩa học của 7 giai đoạn, bao gồm: búp mới nhú, màu hơi vàng (S5); búp nhú dài, màu kem hơi xanh (S6); búp chuyển sang màu kem và bắt đầu hé nở (S7); hoa nở khoảng ¼, cánh hoa bên ngồi đã mở ra (S8); hoa nở được ½, các cánh bên ngồi và ở giữa đã mở ra (S9); hoa nở hết, các cánh bên ngồi, giữa và trong đều đã nở ra (S10) và nhị hoa chuyển sang màu nâu, một vài cánh hoa cĩ thể bị rụng (S11). Hàm lượng tinh dầu trong mỗi giai đoạn của hoa nằm trong khoảng 0.18% - 0.25% và cĩ tổng tất cả 78 hợp chất được tìm thấy trong cả 7 giai đoạn của cây. Các thành phần chính chiếm hơn 10% trong mỗi giai đoạn gồm: dihydrocarvol, linalool, methyl 2-methyl-butanate, 1-ethenyl-1-methyl- 2,4-bis (1-methylethenyl) cyclohexane và eugenol methyl ether. Trong đĩ, dihydrocarveol là hợp chất điển hình, xuất hiện trong các giai đoạn từ S5 đến S8 (44 - 65%), trong khi linalool lại chiếm ưu thế hơn hẳn trong các giai đoạn S9 đến S11 (59 - 89%) [81].

Năm 2009, Putthita Punjee cũng cơng bố kết quả nghiên cứu về thành phần hĩa học của hoa Michelia alba với các phương pháp khác nhau. Theo đĩ, hàm lượng tinh dầu thu được bằng các phương pháp chưng cất với nước, nước - hơi nước, hơi nước lần lượt là 0.225%, 0.119% và 0.120% với thành phần chính là linalool tương ứng 85.78%, 91.74% và 83.38%. Hàm lượng thu được bằng phương pháp ướp lạnh (1500 gram hoa/ 200mL mỡ) và ướp nĩng (400 gram/ 400mL dầu) là 0.3511%, 2.7506%. Indole (67.89%), linalool (20.43%) và phenylethyl alcohol (11.67%) là thành phần chính của mẫu ướp lạnh, trong khi đĩ mẫu ướp nĩng chỉ cĩ hai thành phần chính là linalool (91.00%) và ethyl 2-methylbutyrate (9.00%). Phương pháp chiết bằng dung mơi (150 gram/ lít dung mơi n-hexane và petroleum ether extraction) cho hàm lượng 0.00457% và 0.0497%. Indole, linalool và

phenylethyl alcohol là thành phần chính trong cả hai mẫu này với hàm lượng lần lượt là 25.98%, 13.30%, 39.10% (dung mơi n-hexane) và 17.40%, 34.86%, 34.93% (dung mơi petroleum ether) [84].

Cũng trong năm 2009, Huang Xiang-zhong và cộng sự cơng bố thành phần hĩa học dễ bay hơi của tinh dầu lá và cành của lồi Michelia alba DC. chiết xuất bằng phương pháp chưng cất lơi cuốn hơi nước. Theo đĩ, 63 và 78 hợp chất tương ứng được nhận danh từ mẫu tinh dầu lá và cành. Thành phần chính các chất tạo hương từ hai loại tinh dầu hầu hết là giống nhau, bao gồm: linalol (63.31% và 69.62), caryophyllene (4.41% và 3.35%), nerolidol (7.40% và 1.59%), germacrene D (0.37% và 4.49%), β-cubebene (2.60% và 1.81%), (E)-ocimene (0.78% và 2.07%), α-humulene (1.78% và 1.00%) và eucalyptol (0.28% và 0.65%) [87].

Năm 2010, En-Qin Xia và cộng sự báo cáo kết quả sư dụng phương pháp HPLC để nghiên cứu sự phân bố linalool trong các bộ phận của lồi Michelia

alba. Các mẫu thực vật bao gồm hoa, lá và cành non. Lá bao gồm các mẫu lá non, lá

trưởng thành và lá rụng; hoa bao gồm các mẫu trong giai đoạn nụ non, nụ phát triển được 1/2 và nụ trắng. Kết quả cho thấy tất cả các bộ phận lá, hoa và cành non đều cĩ chứa nồng độ linalool tương đối cao, với hàm lượng lần lượt là 0.21 - 0.65%, 1.63 - 4.89% và 0.44%. Trong đĩ, giai đoạn nụ hoa non cĩ nồng độ linalool cao nhất (4.89 ± 0.073). Đặc biệt, mẫu lá rụng cũng chứa nồng độ linalool tương đối cao (0.46 ± 0.009 [88].

Gần đây nhất, năm 2018, DQ Qin và cộng sự cũng cơng bố kết quả nghiên cứu thành phần hĩa học của lá lồi Michelia alba ở 3 dạng lá tươi, lá rụng và lá khơ sư dụng phương pháp SPME-GC-MS. Linalool vẫn là thành phần chiếm hàm lượng cao nhất trong cả 3 mẫu (lần lượt là 26.10%, 40.52% và 36.52%). Các thành phần khác của mẫu lá tươi như isocaryophyllene, aromadendrene, α-caryophyllene và (-)- γ-cadinene; trong khi đĩ thành phần chính khác của mẫu lá rụng là β-elemene và β- caryophyllene; cịn mẫu lá khơ là β-elemene, β-caryophyllene, α-selinene và α- cubebene [89]. Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy Michelia alba là một nguồn tài nguyên tiềm năng để chiết xuất hoạt chất linallool.

Ở Việt Nam, năm 2017, Ngơ Xuân Lương và Đậu Bá Thìn báo cáo kết quả nghiên cứu về thành phần hĩa học lồi Ngọc lan hoa trắng (Michelia alba) thu hái ở Vườn Quốc gia Bến En, Thanh Hĩa. Hàm lượng tinh dầu đạt 0.8% trọng lượng tươi. Tinh dầu cĩ màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước, cĩ mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu được đặc trưng bởi các monotecpenoid chứa oxy chiếm 93,4%. Thành phần chính của tinh dầu là linalool (88,5%), linalool oxit (4,1%), caryophyllen oxit (1,3%) và β-selinen (1,0%) [90].

dầu lá và cành lồi Michelia alba mẫu thu ở Vĩnh Phúc. Hàm lượng tinh dầu cành đạt 0.106% trên hàm lượng khơ với 24 cấu tư được nhận danh, trong đĩ linalool là thành phần chính chiếm 80.65%, một số thành phần khác như (Z)-β-ocimen (2.28%), β-caryophyllene (1.26%), (E)-nerolidol (1.15%), caryophyllene oxide (2.26%) và epi-α-muurolol (T-muurolol, 1.80%). Tinh dầu lá đạt 0.373% trên trọng lượng khơ với 27 cấu tư được nhận danh như: lianalool (72.89%), (Z)-β-ocimen (1.73%), (E)-β-ocimen (2.28%), cis-β-elemene (3.03%), β-caryophyllene (4.04%), α-humulene (1.44%), (E)-nerolidol (4.42%) và caryophyllene oxide (1.36%) [91].

1.6.4. Thành phần hĩa học của lồi Ngọc lan hoa trắng

Từ các bộ phận của lồi Ngọc lan hoa trắng (Michelia alba) các nhà khoa học đã phân lập được 58 hợp chất, bao gồm: 2 steroid, 16 terpenoid (trong đĩ cĩ 2 monoterpenoid, 13 sesquiterpenoid và 1 triterpenoid), 1 amide, 1 coumarin, 1 quinol, 3 lignan, 14 apophine, 14 benzenoid, 3 cholorophyll và 3 aliphatic (Bảng 1.4). Trong đĩ, cĩ 30 hợp chất được phân lập từ mẫu lá [92, 93], 20 hợp chất phân lập từ mẫu cành [94] và 19 hợp chất được phân lập từ mẫu hoa [95] bởi cùng một nhĩm nghiên cứu ở Trung Quốc. Điển hình là các alkaloids (-)-anonaine (85), (–)- norushinsunine (88), liriodenine (94), (-)-ushinsunine (372), amide N-trans- feruloyltyramine (368) và sesquiterpene ficarprenol-10 (368) được phân lập từ cả 3 bộ phận hoa, lá và cành. Ngồi ra, nhĩm nghiên cứu ở Nhật Bản cũng đã phân lập được 8 sesquiterpene và 1 monoterpene từ mẫu vỏ thân [96]. Và nhĩm các nhà nghiên cứu ở Thái Lan phân lập được 6 sesquiterpene và 1 lignan từ mẫu rễ lồi

Michelia alba [97]. Ở Việt Nam, cho đến nay, chưa tìm thấy cơng trình nào trong

nước cơng bố kết quả phân lập các hợp chất từ lồi Ngọc lan hoa trắng.

Bảng 1.4. Tổng hợp các hợp chất phân lập từ lồi Michelia alba

TT Tên hợp chất Bộ phận cây Tài liệu

Steroid

1 β-sitosterol (1) Lá, cành, hoa [92] [93] 95]

2 Stigmasterol (2) Lá, cành, hoa [92] [93] [94]

Terpenoid

3 Linalool (25) Lá, cành, hoa [92] [93] [94] [95]

4 Dehydrolinalool oxide (359) Vỏ thân [96]

5 Costunolide (31) Lá, vỏ thân [92] [96] 6 Parthenolide (32) Vỏ thân [96] 7 Reynosin (42) Rễ [97] 8 Santamrine (43) Vỏ thân [95] 9 Michelenolide (65) Lá [92] 10 11,13-dehydrolanuginolide (74) Lá, vỏ thân [92] [96] 11 (+)-cyperone (360) Lá [93]

12 Caryophyllene oxide (361) Vỏ thân [96]

13 Dihydrocostunolide (362) Vỏ thân [96]

14 Dihydroparthenolide (363) Vỏ thân [96]

16 T-cadinol (365) Rễ [97] 17 3’,4’,5’-trihydroxy-3’-methylbutanoyloyl-11βH- dihydroparthenolide (366) Rễ [97] 18 Ficarprenol-10 (367) Lá, cành, hoa [93] [93] [95] Amide

19 N-trans-feruloyltyramine (368) Lá, cành, hoa [92] [94] [95]

Coumarin

20 Scopoletin (369) Hoa [95]

Phenols

Quinol

21 4-acetonyl-3,5-dimethoxy-p-quinol (370) Hoa [95]

Lignan 22 Lariciresinol (349) Rễ [97] 23 (+)-Syringaresinol (156) Cành, hoa [94] [95] 24 (+)-epi-yangambin (371) Lá [93] Alkaloid Aporphine 25 (-)-anonaine (85) Lá, cành, hoa [92] [94] [95] 26 (-)-norushinsunine (88) Lá, cành, hoa [92] [94] [95] 27 Liriodenine (94) Lá, cành, hoa [92] [94] [95] 28 (-)-asimilobine (100) Cành [94] 29 (+)-Nornuciferine (105) Cành [94] 30 (-)-N-acetylanonaine (106) Lá, hoa [92] [95] 31 (-)-N-formylanonaine (107) Lá, cành [93] [95] 32 (-)-ushinsunine (372) Lá, cành, hoa [92] [94] [95] 33 Atherospermidine (373) Hoa [95] 34 Oxoxylopine (374) Lá, cành [92] [95] 35 (-)-oliveroline (375) Lá [93] 36 (-)-romerine (376) Cành [94] 37 Lysicamine (377) Cành [94] 38 Michelaine (378) Hoa [95] Benzenoid 39 Eugenol (267) Cành [94] 40 Syringin (273) Hoa [95] 41 Vanillin (298) Hoa [95] 42 4-hydroxybenzaldehyde (379) Lá, cành, hoa [92] [94] [95] 43 p-anisaldehyde (380) Cành [94] 44 Veratraldehyde (381) Cành [94] 45 4-hydroxybenzoic acid (382) Lá [92] 46 3,4,5-trimethoxybenzoic acid (383) Cành [94] 47 3,4-dimethoxybenzoic acid (384) Cành [94]

48 Vanillic acid (385) Hoa [95]

49 Syringic acid (386) Hoa [95]

50 Coniferyl aldehyde (387) Hoa [95]

51 Methylparaben (388) Lá [92] 52 Methyl isoeugenol (389) Cành [94] Chlorophyll 53 Pheophytin A (325) Lá [92] [93] 54 Aristophyll C (330) Lá [92] [93] 55 Michephyll A (390) Lá [93] Aliphatic 56 Palmitic acid (391) Lá [92] 57 Stearic acid (392) Lá [92] 58 Linoleic acid (393) Lá [92]

1.6.5. Hoạt tính và ứng dụng của lồi Ngọc lan hoa trắng

Năm 2018, DQ Qin và cộng sự cũng đã cơng bố khả năng khư trùng và nghiên cứu phương pháp mới để chống kiến bằng cách sư dụng tinh dầu lá lồi này [89]. Một số kết quả thư nghiệm cho thấy, các hợp chất β-sitosterol (1), costunolide (31), parthenolide (32), và liriodenine (94) phân lập từ vỏ cây Ngọc lan hoa trắng

(Michelia alba) cĩ tác dụng ức chế sự phát triển của một số dịng tế bào ung thư

[32] [98] [99]. Báo cáo năm 2014 của Chien-Hsing Lee và cộng sự cũng khẳng định

Michelia alba chứa nhiều hợp chất cĩ hoạt tính dược lý tốt, đặc biệt là hoạt tính

chống ung thư và bảo vệ da. Chẳng hạn, (-)-anonaine (85) là ankaloid chính được

phân lập từ lá Michelia alba cĩ nhiều hoạt tính sinh học và dược lý tốt như thuốc vận mạch, kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hĩa, chống trầm cảm và đặc biệt là ức chế các tế bào ung thư. Ở các nồng độ khác nhau, (-)-anonaine (85) cĩ thể gây tổn thương DNA thơng qua con đường tăng oxit nitric nội bào, các loại oxy hoạt động, gây thiếu hụt glutathione, xuyên màng các ty thể gây bệnh, kích hoạt caspase

Một phần của tài liệu Mỡ Phú Thọ (Magnolia chevalieri), Giổi đá (Magnolia insignis) và Ngọc lan hoa trắng (Michelia alba) thuộc họ Ngọc lan (Magnoliacae) ở Việt Nam. (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w