- Ruộng đất đã bán đoạn ( tức là bán hẳn) thì không được quyền đòi chuộc ( trừ trường hợp là ruộng đát hương hoả)
-Nếu làm giấy tờ giả mạo để bán ruộng đát hương hoả thì bị xử theo tội bất hiếu, người ngoài mua thì cho chuộc, người than trong họ mua thì mất tiền. Người bán bị phạt 100 trượng.
- Con cái bán trộm ruộng đất của cha mẹ thì bị xử phạt 50 trượng, biếm 2 tư. Chồng chết con cái còn nhỏ, mà vợ bán của cải, ruọng đất thì bị phạt 50 roi, truy tiền trả lại người mua
- Ruộng đất bán đợ thì cho chuộc,. Nhưng nếu chủ bán xin chuộc mà không cho chuộc hoặc không xin chuộc mà cưỡng bức phải chuộc đều bị phạt 80 trượng. Nếu đẻ quá niên hạn ( 30 năm đối với người trong họ, 20 năm đối với người ngoài họ) thì không được chuộc nữa. Hàng năm có một thời gian chuộc ruộng đát nhất định ( ruộng mùa lấy ngày 15/3 làm mốc cuối, ruộng chiêm lấy ngày 15/9 ) không đúng hạn thì không được chuộc11
Như vậy đến thế kỷ XV việc mua bán ruộng đất ngày càng phát triển, nhà Lê sơ đã theo luật của các triều đại trước khẳng lại lệ giữ đất và hạn chuộc ruuộng. Điều đó có nghĩa là bằng cánh chiếm giữ lâu năm, giai cấp địa chủ có thể mua ruộng đất của nông dân nghèo với một giá rẻ mạt – theo chế độ bán đợ.
3.1.2 Về ruộng đất bán lại cho con cháu
Chế đọ kế thừa ruộng đất nhất là kế thừa hương hoả từ thời lê sơ cũng đựoc quy định rất chặt chẽ. Trong thời Thiệu Hoà (1443 – 1454 ) Nhân Tông ban bố 14 điều luật về tư hữu ruộng đất thì trong đó có 8 điều dành cho việc kế thừa ruộng đất, theo Phan Huy Chú thì: “từ đó về sau các vụ tranh kiện về phân chia tài sản trong dân giân mới có tiêu chuẩn”. Trong luật Hồng Đức còn dành riêng 13 điều quy định việc kế thừa hương hoả. Theo những điều luật ban hành gồm những điểm lớn sau đây: