2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Địa điểm: Tại khoa Thần Kinh Bệnh viện Bạch Mai Thời gian: Từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 8 năm 2011
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU2.2.1. Đối tượng: 2.2.1. Đối tượng:
Tất cả bệnh nhân dưới 15 tuổi được chẩn đoán là động kinh cơn lớn vào điều trị tại khoa thần kinh bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 8 năm 2011
2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.
- Bệnh nhân dưới 15 tuổi.
- Bệnh nhân được điều trị nội trú tại khoa Thần kinh bệnh viện Bạch Mai, được các thầy thuốc chuyên khoa thần kinh chẩn đoán động kinh cơn lớn bằng lâm sàng và điện não đồ.
Bệnh nhân được chẩn đoán động kinh cơn lớn:
Chúng tôi dựa vào tiêu chuẩn:
+ Về lâm sàng: Bệnh nhõn cú hai cơn động kinh vào thời điểm khác nhau có biểu hiện cơn co giật toàn thể trên lâm sàng. “ớt nhất hai cơn động kinh cách nhau trên 24 giờ, không liên quan đến bất cứ một tổn thương cấp tính hay rối loạn chuyển hóa nào”.
+ Điện nóo đồ: Bờnh nhõn động kinh cơn lớn trên điện não đồ có thể bình thường hoặc bất thường. Trong cơn động kinh trên bản ghi điện não thấy
xuất hiện cỏc phúng lực kịch phát, nhọn, nhọn - sóng rất điển hình. Ghi điện não ngoài cơn hoặc giữa các cơn thường thấy nhiều biến đổi một phần là các kịch phát, nhọn hoặc nhọn – sóng, phần khác là một hoạt động nền có thể không bình thường.
Trong những trường hợp trên điện não đồ chưa thấy xuất hiện hoạt động kịch phát động kinh nhưng lâm sàng được trực tiếp và xác định là động kinh cơn lớn chúng tôi vẫn chọn vào mẫu nghiên cứu.
+ Chúng tôi chẩn đoán phân biệt động kinh với:
. Các cơn có biểu hiện thần kinh nhưng không phải do não ví dụ như các cơn Tetani.
. Các cơn không phải là động kinh ví dụ như cơn nhức đầu ( Nhức đầu kiểu Migren) Hoặc các cơn thiếu o – xi não như cơn ngất, cơn đọt quỵ.
. Các cơn loạn thần kinh chức năng do nguyên nhân tâm lý ví dụ như cơn Hysteria.
2.2.3. TIÊU chuẩn loại trừ.
- Bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn trên.
- Bệnh nhõn có cơn động kinh liên quan mật thiết về thời gian với một tổn thương cấp tính của não: Nhiễm khuẩn ( viêm não, viêm màng não, áp xe não...) Tai biến mạch, rối loạn chuyển hóa gây nên.
- Bệnh nhõn cú cỏc cơn được chẩn đoán phân biệt với cơn động kinh ( đó nờu ở mục 2.2.2)
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.3.1. Thiết kế nghiên cứu. 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ để ước tính cỡ mẫu: 12 /2 2 £) ( ) 1 ( p p p Z n = a − −
- Với tỷ lệ mắc động kinh cơn lớn ở trẻ em dưới 15 tuổi theo các nghiên cứu trước đó là khoảng 48,5%.
- Với độ tin cậy 95% (Tương ứng với mức xác suất thống kê p = 0,05) có 2 1,962; 2 / 1−a = Z p = 0,48; .Ê = 0,3. Thay số vào ta có n = 1,962 x 0,48 x 0,52/(0,48.0,3)2 = 46
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu và kỷ thuật chon mẫu: Không xác suất
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2010 và tiến cứu từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 8 năm 2011 theo phương pháp mô tả lâm sàng. Sử dụng mẫu bệnh án thống nhất hỏi, khám và thu thập các xét nghiệm thường quy.
2.3.3.1 Hỏi bệnh:
- Bệnh nhân được hỏi trục tiếp hoặc nghe người nhà mô tả lại với những đặc điểm phù hợp với tiêu chuẩn cơn động kinh toàn thể, chú ý tiền sử, bệnh sử từ triệu chứng đầu tiên liên quan đến cơn động kinh (nhức đầu, chóng mặt, tờ bỡ) cỏc tiền sử của bản thân, gia đình cú liờn qua đến động kinh (như chấn thương sọ não, tai biến nạch não).
- Hỏi đặc điểm cơn, thời gian cơn giật, diễn biến cơn giật. - Khám:
+ Thầy thuốc chứng kiến cơn (bác sỹ chuyên ngành thần kinh) + Khám phát hiện thần kinh khu trú.
Khỏm vựng đầu, mặt, cổ.
Khám vận động và trương lực cơ. Khám cảm giác.
Khám vận động
Khám dinh dưỡng, cơ tròn.
Khỏm các rối loạn thần kinh thực vật. Khám tinh trạng tâm lý.
+ Khám toàn trạng về nội khoa
2.3.3.2. Điện não đồ:
Bệnh nhân được ghi điện não tại Phòng ghi điện não của Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai. ( máy điện não: Nihon Kohden)
* Điều kiện với bệnh nhân ghi điện não:
- Chưa dùng thuốc hoặc ngưng thuốc kháng động kinh tối thiểu trước 3 ngày.
- Ghi ngoài cơn. - Ở trạng thái thức.
- Với trẻ nhỏ gây ngủ bằng siro Phenergan hay Aminazin.
* Tiến hành ghi:
Đặt điện cực theo sơ đồ 10/20 của Jasper.
Quy trình ghi điện não là quy trình thông thường:
Thực hiện ghi theo 5 chương trình gồm 2 chương trình đơn cực và 3 chương trình lưỡng mỗi chương trình 40 giây.
Với bệnh nhân trên 6 tuổi làm thêm nghiệm pháp thở sâu cho 3 chương trình lưỡng cực, mỗi chương trình kéo dài 40 giây. Nếu ghi lần đầu chưa rõ HĐKP làm thêm nghiệm pháp kích thích ánh sáng ngắt quãng.
* HĐKP dạng động kinh:
Cỏc sóng kịch phát điển hình dưới dạng sóng nhọn, gai, đa gai, phức hợp gai chậm, phức hợp nhọn - chậm.
* HĐKP không điển hình:
Phóng lực kịch phát dạng sóng chậm delta, theta với điện thế cao hơn hẳn điện não nền.
2.3.3.3 Chụp cắt lớp vi tính sọ não.
- Tiến hành chụp những lớp cắt ngang, song song với đường chuẩn lỗ tai – đuôi mắt, cắt những lớp liên tiếp có độ dày 5 – 10 mm từ nền lên tới đỉnh sọ, khoảng 12 lớp cắt.
- Đánh giá trên phim chụp.
Hình thái, kích thước và vị trí các bất thường đặc hiệu tùy từng loại nguyên nhân gây tổn thương.
2.3.3.4 Chụp cổng hưởng từ sọ não.
Máy HITACHI 0.3 Tesla, SIEMENS 1.5 Tesla của Khoa Chẩn Đoán hình Ảnh – Bệnh viện Bạch Mai
2.3.4.5. Các xét nghiệm thường quy:
Xét nghiệm máu, nước tiểu, sinh húa mỏu, điện giải đồ được làm tại Khoa Huyết Học và Khoa Hóa Sinh bệnh Viện Bạch Mai.
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU:
Các số liệu sẻ được xử lý theo các thuật toán thống kê y học trờn mỏy vi tính có sử dụng phần mền SPSS 16.0
2.5. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Chúng tôi cam kết tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực, tôn trọng người bệnh. Các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu được bảo đảm tính bí mật.
CHƯƠNG 3