_ Nâng cao nhận thức về tác hại của SVNLXH đối với ĐDSH, sức khỏe con người và kinh tế- xã hội ở các nước phát triển và các nước đang phát triển.
_ Ưu tiên cho công tác ngăn chặn sự du nhập của các loài SVNL ở quy mô cấp quốc gia.
_ Giảm thiểu sự du nhập vô tình- nhập lậu SVNL.
_ Xem xét kĩ các tác động của một loài sinh vật trước khi nhập.
_ Khi nhập cần nuôi trồng thử nghiệm hạn chế, có kiểm soát để đánh giá.
_ Khuyến khích và thực hiện các biện pháp kiểm soát và tiêu diệt các loài SVNLXH cũng như nâng cao hiệu quả của các biện pháp.
_ Khi xuất hiện những đặc tính không mong muốn và có nguy cơ phát triển nhanh, cần nhanh chóng khoanh vùng và tiêu diệt sớm để tránh tốn kém và kéo dài thời gian xử lí.
_ Tăng cường khung luật pháp cũng như hợp tác quốc tế trong việc phòng ngừa, kiểm soát và tiêu diệt các loài SVNLXH.
Kết luận: thông qua những vấn đề đã được đề cập trong báo cáo, chúng ta
cũng có thể nhận ra được mức độ nguy hại mà các SVNLXH có thể gây ra đối với môi trường, ĐDSH, kinh tế- xã hội- đời sống của con người. Bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận một số lợi ích mà SVNL mang lại cho chúng ta. Vấn đề của chúng ta hiện nay là làm thế nào để có thể khai thác được những lợi ích đó đồng thời có những biện pháp quản lý, kiểm soát một cách có hiệu quả SVNL. Đây là một bài toán khó nhưng rất cần lời giải.
Em xin cảm ơn cô vì đã cho chúng em có cơ hội trình bày những hiểu biết của mình về các vấn đề có liên quan đến môn học. Em xin cảm ơn!
PHỤ LỤC 1: Phân loại khả năng xâm lấn
( Theo Wittenberg and Cock. 2001, Shine et at. 2000) _ Danh lục đen: các loài đã biết là SVNLXH , có nguy cơ cao.
Các loài trong các danh lục này có thể gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái, các sinh cảnh hay các loài. Việc du nhập có chủ định đối với các loài này cần tuyệt đối nghiêm cấm. Các danh lục đen rất có ích cho việc kiểm
quản lí hậu quả- chỉ liệt kê được loài khi chúng đã thể hiện là sinh vật xâm hại (Mooney.1999, Shine et at. 2000). Những danh lục kiểu này thường không bao giờ tuyệt đối chính xác và đầy đủ.
_ Danh lục trắng: các loài được đánh giá là không gây hại, thậm chí có lợi, nguy cơ thấp.
Các danh lục này khá hữu hiệu cho các nhóm sinh vật có ít loài, ví dụ như động vật có xương sống. Tuy nhiên, không thể xây dựng các danh lục kiểu này đối với hầu hết các nhóm động- thực vật không xương sống và vi sinh vật. Khi một loài được đánh giá là không gây hại hay có lợi và được cấp phép nhập, nó sẽ được đưa vào một danh lục trắng để giúp đơn giản hóa các đánh giá sau đó. Tuy nhiên, các yêu cầu đối với việc xác định danh lục trắng phải rất chặt chẽ và cho dù như vậy cũng vẫn có thể xuất hiện những sai lầm.
_ Danh lục xám:
Các danh lục này giúp cho việc đánh giá các nguy cơ từ các loài được đề xuất du nhập. Các loài này ( nếu hiện chưa được xếp vào danh lục đen hay trắng) có thể nhóm lại thành: các loài biết đã xâm lấn ở đâu đó( nguy cơ cao); các loài chưa biết có xâm lấn hay không, nhưng có lý do để tin là chúng có thể xâm nhập vào lãnh thổ quốc gia( nguy cơ trung bình); các loài mà nguy cơ xâm lấn chưa biết và loài hoàn toàn không có vẻ sẽ xâm nhập vào quốc gia( nguy cơ thấp).
PHỤ LỤC 2: Một số khái niệm về SVNLXH _ Loài bản địa( Indigenous species):
+ Là loài mới xuất hiện hay đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử một cách tự nhiên trong biên giới quốc gia ngoại trừ các loài đã được nhập bởi con người.(Luật ĐDSH- Nam Phi)
+ Các loài xuất hiện tự nhiên trong một hệ sinh thái nhất định( Luật bảo tồn thiên nhiên- Slovenia).
_ Loài ngoại lai( Alien species):
+ Là các loài động- thực vật hay vi sinh vật mà khu vực sống tự nhiên của chúng không nằm trong lãnh thổ một quốc gia nhưng lại được tìm thấy trong một quốc gia nào đó, cho dù đó là do các hoạt động của con người hay tự thân các loài đó đem đến. ( Luật ĐDSH- Costarica)
+ Là một loài, phân loài hay taxon phân loại thấp hơn, kể cả một bộ phận cơ thể bất kì( giao tử, trứng, chồi mầm…) có khả năng xuất hiện, sống sót và sinh sản bên ngoài vùng phân bố tự nhiên( trước đây hay hiện nay) và phạm vi phát tán tự nhiên của chúng.( IUCN)
_ Loài xâm lấn( Invasive species)
+ Là bất kì loài nào mà sự hình thành và lan rộng của chúng ra khỏi khu vực phân bố của chúng:
. Đe dọa hay có nguy cơ đe dọa các hệ sinh thái, môi trường sống hay các loài khác.
. Gây tổn hại đến sức khỏe con người, môi trường hay kinh tế.( Luật ĐDSH- Nam Phi)
+ Là một loài sinh vật lạ đã thích nghi, phát triển, tăng nhanh về số lượng cá thể trong hệ sinh thái hay nơi sống mới và là nguyên nhân gây ra sự thay đổi về cấu trúc quần xã, đe dọa ĐDSH bản địa.( IUCN)
_ Các khái niệm liên quan:
+ Loài di cư( Migratory species): là toàn bộ quần thể hay một phần quần thể của bất cứ loài hay taxon thấp hơn của động vật hoang dã, một tỉ lệ đáng kể số lượng của chúng xuyên qua một hay nhiều biên giới quốc gia theo chu kì hay định kì. (Luật ĐDSH- Nam Phi)
+ Taxon: cấp bậc chung của đơn vị phân loại dưới loài, loài và khu hệ sinh vật trên cấp loài quy định.( Luật ĐDSH- Bungari)
+ Du nhập( Introduction): đưa các loài động- thực vật vào một hệ sinh thái
mà các loài này chưa bao giờ có mặt ở đó. Du nhập có thể có mục đích để các loài động- thực vật này sống trong một hệ sinh thái mới hay do vô tình của con người.
+ Tái du nhập( Reintroduction): đưa các loài động- thực vật vào trong một hệ sinh thái nơi mà các loài này đã bị tiêu diệt và nơi hầu như các yếu tố vô sinh- hữu sinh tương tự vẫn tồn tại như trước khi bị tiêu diệt.( Luật bảo tồn thiên nhiên- Slovenia)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Bảo vệ Thực vật (2000) Ốc bươu vàng: Các giải pháp quản lý. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
2. IUCN. IUCN Guidelines for the Prevention of Biodiversity Loss caused by Alien Invasive Species. Fifth Meeting of the Conference of the Parties to the Convention on Biological Diversity (5/2000).
3. IUCN (2003) Sinh vật ngoại lai xâm hại: Sự xâm lăng thầm lặng. IUCN Việt Nam và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hà Nội.
4. Pilgrim, J. D. và Nguyễn Đức Tú (2007) Thông tin cơ sở về các loài bị đe dọa và
các loài ngoại lai tại Việt Nam và các đề xuất cho nội dung của Luật Đa dạng Sinh học. Báo cáo trình Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hà Nội, Chương
trình BirdLife Quốc tế tại Việt Nam
5. Minh Viễn. Sinh vật lạ xâm lấn - mối nguy hại tiềm tàng cho sự phát triển bền
vững. http://www.nea.gov.vn/tapchi/Toanvan/10-2k3-09.htm.
6. Cục Bảo vệ môi trường. Các loài ngoại lai xâm hại. http://www.nea.gov.vn/html/ngoai_lai_xamhai/Bioday2001.htm
7. Chi cục bảo vệ thực vập thành phố Hồ Chí Minh - Ốc bươu vàng http://www.mard.gov.vn/ppdhcmc/HTML/Tailieukt/lua-obv.htm
8. http://www.cdfa.ca.gov/phpps/ppd/Entomology/Snails/AMPchap.htm
9. IUCN Việt Nam . Sự xâm lăng kinh hoàng của loài nhuyễn thể Pomacea Caniculata http://www.vncreatures.net/forum/viewtopic.php?t=40
10. Vũ Văn Dũng. Các loài thực vật lạ xâm nhập cần phải nhận dạng và tiêu diệt http://dof.mard.gov.vn/baiviet_index.aspx?ct=1&id=42&so=1-2005
11. GISP (Global invasive species programme) www.gisp.org
12. http://vea.gov.vn/VN/truyenthong