5. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
3.2.4.2. Phản ứng của các mô ở thân
Kết quả thu được ở hình 3.33, 3.34, 3.35 và 3.36 cho thấy nồng độ Pb có ảnh hưởng đến cấu trúc các mô ở thân. Ở nồng độ Pb 200 - 800 ppm, phần lớn các mô đều tăng hơn so với đối chứng (lớp biểu bì dày hơn 5 - 18%; đường kính bó mạch mở rộng hơn 2 - 9% và đường kính ống mạch gỗ tăng hơn 8% - 35%). Ở nồng độ Pb 1000 - 4000 ppm, phần lớn các mô đều giảm hơn so với đối chứng (lớp biểu bì giảm đi 6 - 18%; lớp mô mềm vỏ kể cả kích thước bó mạch giảm xuống 4 - 23%.
Kết quả này có thể là phản ứng của cây dưới tác động gây độc của Pb ở nồng độ cao (Khan và ctv, 2018). Kết quả Pb phân bố nhiều ở bó mạch cũng sẽ làm giảm kích thước bó mạch và mở rộng không gian của ống mạch gỗ (Al-Saadi và ctv, 2013).
Hình 3.33. Kích thước các lớp mô của thân ở các nồng độ chì (µm)
Hình 3.34. Sự thay đổi độ dày (µm) lớp mô mềm vỏ ở thân cây Phát tài khi tiếp xúc ở các nồng độ Pb khác nhau
Hình 3.35. Sự thay đổi đường kính bó mạch của thân ở các nồng độ Pb
Hình 3.36. Độ dày (µm) lớp mô mềm vỏ ở thân cây phát tài ở các nồng độ Pb (Hình xem ở vật kính 10x)
Là một loài thực vật có thể sống được ở cả 2 môi trường đất và nước. Khi sống trong môi trường nước, bản thân cây Phát tài cũng giống như các loài thực vật thủy sinh khác cần có khoảng gian bào lớn để đưa oxy đến rễ. Chính vì thế, trong cấu trúc giải phẫu thân Phát tài, tất cả nồng độ Pb đều có tác động làm tăng đường kính ống mạch gỗ so với đối chứng (tăng 8% đến 35%) (hình 3.33). Kết quả này có thể là cách để cây vừa chống lại sự mất oxy vừa vận chuyển Pb. Al- Saadi và ctv (2013) đã tìm thấy những thay đổi trong ống mạch gỗ ở thân của một loài cây thủy sinh Potamogeton sp. và kết luận rằng sự thay đổi là do kim loại được vận chuyển bên trong nên ống mạch phải rộng ra để vừa có thể vận chuyển cả oxy và Pb. Việc gia tăng kích thước ống mạch có thể là một chiến lược quan trọng của thực vật sống được trong môi trường nước nhiễm kim loại nặng, không chỉ tạo điều kiện cho việc vận chuyển oxy đến vùng rễ mà còn vận chuyển Pb.