Tinh thần lạc quan, nhân đạo

Một phần của tài liệu niên luận triết lý nhân sinh trong tác phẩm “dế mèn phêu lưu ký (Trang 34 - 36)

5. Kết cấu của niên luận

2.2.3. Tinh thần lạc quan, nhân đạo

Trong lúc dế mèn và dễ trũi đang đứng trước cảnh chuẩn bị chết trước dòng sông không thấy được bờ thì hai người đã lạc quan và cố chống chịu đến lúc nước và sóng đã đưa họ lên lại vào bờ tuy có lúc khốn cùng dễ trũi đã muốn hy sinh bản thân để cứu đói cho dế mèn nhưng kết quả đến sau những ngày tháng gian khổ là vô cùng sướng đáng. Nhìn chương tiếp theo khi dế mèn bị bắt nhốt trong hang của lão chim hung ác thì anh ấy cũng cố gắn duy trì được mạng sống và đợi được đến ngày dế trũi đến để được giải thoát.

Đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, người kiên cường, vững chí thì cho là đó là điều hiển nhiên vì có vấp ngã mới trưởng thành, chỉ có vượt qua giới hạn của bản thân. Ở từng thời điểm nhất định thì con người sẽ vươn tới một tầm cao mới và cốt yếu quan trọng đó chính là tinh thần lạc quan, nghĩ đến mặt tốt của sự việc, tích cực suy nghĩ thì sẽ có thể tìm ra cách thức, phương pháp giải quyết vấn đề. Bi quan chưa bao giờ đi đến thành công một cách dễ dàng, người có tinh thần lạc quan luôn tìm thấy ánh sáng trong bóng tối, người bi quan thì lại đến và thổi tắt nó đi. Khi bi quan, đau khổ, bi lụy thì sẽ dẫn đến vô minh, đầu óc không sáng suốt, lúc nào cũng nhìn thấy tiêu cực, mất hết lòng tin vào năng lực của mình, không mảy may có chút lòng tin đối với việc làm thay đổi trạng thái cuộc đời đang sống. Cả đến không muốn cũng không dám đưa ra bất cứ cố gắng nào nữa. Tâm lí người bi quan mù quáng thường tự ti rất mạnh. Người ta sinh ra trên đời nên lạc quan, để có được tinh thần không vì khó khăn, gian khổ mà bị đè ngã, cũng mới có thể tiến thêm một bước dùng hành động cần thiết để chiến thắng khó khăn. Nhưng trong cuộc sống muôn hình vạn trạng, không thể không có bi quan nhưng nhất thiết không được bi quan mù quáng, nó luôn tồn tại trong các giai đoạn của đời con người, nó giống như trên chiến trường vậy tâm giữ được trầm tĩnh, có nhận thức đầy đủ đối với những chông gai, khắc phục mọi hiểm trở.

Tinh thần nhân đạo luôn là những giá trị cốt lõi trong truyền thống đạo đức của người Việt từ ngàn xưa. Niềm cảm thông sâu sắc, đau trước nổi đau của người khác, sự nâng niu, trân trọng trước vẻ đẹp trong tâm hồn và niềm tin vươn dậy của con người trong hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời đó còn là sự xót thương, đồng cảm, sẻ chia với số phận đau khổ. Là sự lên án tố cáo những thế lực chà đạp lên quyền sống, tự do của con người, mơ ước về một xã hội công bằng, bác ái, tôn trọng phẩm giá con người. Tinh thần này sáng rõ trong Tấm Cám, chính sự hóa thân nhiều lần rồi trở về với cuộc đời của Tấm đã biểu hiện sinh động quan niệm về công bằng và hạnh phúc. Đó không chỉ của riêng con người Việt Nam mà đó còn là tin thần của toàn nhân loại, tin thần nhân đạo luôn được nêu cao ở những nước trên thế giới.

Các nước trên thế giới đều hướng đến sự nhân đạo và đấu tranh đến cùng để có được nó, thậm chí trong cả chiến tranh thì tính nhân đạo vẫn có với các tù binh của bên bị bắt.

Mối liên hệ giữa con người với con người cũng như giữ con người với tự nhiên được thể hiện trong triết lý này. Con người cùng sống trên thế giới này đều phải có tấm lòng nhân đạo với nhau thì mới có thể xây dựng nên một cuộc sống đầy ấp sự hạnh phúc và bình an, điều đó giúp thúc đẩy xã hội tiến đến những giai đoạn mới trong quá trình phát triển của mình. Con người từ đó tác động đến tự nhiên để phục vụ tiếp tục cho nhu cầu tiếp theo của bản thân mình. Mọi thứ đều có mối liên hệ chặc chẽ với nhau không có mối quan hệ nào tách biệt nhau cả.

Một phần của tài liệu niên luận triết lý nhân sinh trong tác phẩm “dế mèn phêu lưu ký (Trang 34 - 36)