0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đặc điểm tình hình

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU ĐỨC TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU (Trang 50 -50 )

Châu Đức là một huyện Nông nghiệp thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, số lượng dân cư đông, đa dạng nhiều thành phần, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn. Huyện gồm có 15 xã và 01 thị trấn. Hiện nay với tổng dân số trên 162.781 người, trong đó có 104.994 người ở độ tuổi lao động (nữ 44.514 người), có khoảng trên 70% là lao động sản xuất nông nghiệp. Hiện tại huyện Châu Đức có 41 đại lý làm công tác thu BHYT hộ gia đình trong đó Đại lý thu xã, thị trấn: 18 đại lý; Hội Nông dân có 10 đại lý; Hội Liên hiệp Phụ nữ có 13 đại lý. Tổng số người tham gia BHYT tính đến hết tháng 6 năm 2020 có 125.572/162.781 người đạt 77,1% so với chỉ tiêu giao là 84%.

Với biên chế hiện có 15 cán bộ công chức, viên chức trong đó 01 Giám đốc, 01 phó Giám đốc, 01 bảo vệ, 01 tạp vụ. Thực hiện phân cấp quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan đã phân bổ công việc nghiệp vụ theo số biên chế còn lại phù hợp với tình hình tại cơ quan. Bên cạnh vẫn tồn tại một số thuận lợi, khó khăn cụ thể:

- Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của BHXH tỉnh, của UBND huyện, Huyện uỷ Huyện Châu Đức và sự hướng dẫn về chuyên môn của các phòng nghiệp vụ BHXH tỉnh trong việc thực hiện chính sách, chế độ kịp thời.

- Khó khăn: Là huyện nông nghiệp thu nhập của các hộ gia đình trong những năm qua giảm nên việc phát triển đối tượng BHYT cũng khó khăn; Mặt khác địa bàn rộng, dân cư thưa thớt nên việc tuyên truyền các chính sách cũng chưa xuyên suốt, kịp thời. 4.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

- Bảo hiểm xã hội huyện Châu Đức có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn huyện theo quy định.

- Chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh và chịu sự quản lý nhà nước trên địa bàn của UBND huyện. Có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

- Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt và giao dự toán.

- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT.

- Tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh.

4.1.3. Đánh giá chung

4.1.3.1. Ưu điểm

- Huyện ủy, UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp ủy, đơn vị, ban, ngành, tập trung, chủ động phối hợp thực hiện.

- Chủ động đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách BHYT việc tuyên truyền kịp thời các văn bản thông qua các đoàn thể chính trị- xã hội. Cơ quan BHXH huyện là đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện làm cho các tổ chức, cá nhân và nhân dân thay đổi nhận thức thực hiện có hiệu quả chính sách BHYT.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể, trọng tâm tham mưu Huyện ủy, UBND huyện đưa chỉ tiêu phát triển BHYT vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

- UBND huyện thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành thực hiện bộ Luật Lao động, Luật BHYT đối với các doanh nghiệp chủ sử dụng lao động trên địa bàn.

- Tổ chức các buổi tập huấn, đối thoại chính sách BHYT nhằm nâng cao nhận thức của chính quyền địa phương, người sử dụng lao động qua đó đưa chính sách đến tận người dân cũng như người lao động.

4.1.3.2. Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân

- Huyện Châu Đức là một huyện nông nghiệp, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, mức sống người dân còn thấp, hộ gia đình có nhiều thế hệ (lập gia đình nhưng không tách hộ) do đó, những đối tượng này không có khả năng tham gia BHYT theo hộ gia đình.

- Một vài nơi, nhận thức về vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về BHYT còn hạn chế, chưa xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, chưa thật sự coi đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng cần phải tập trung chỉ đạo thực hiện để đạt kết quả cao nhất.

- Công tác phối hợp giữa một số ngành có liên quan và địa phương còn hạn chế, chưa chặt chẽ, thiếu tích cực trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về BHYT dẫn tới tỷ lệ bao phủ BHYT trong một số đối tượng chưa cao.

- Tỷ tệ BHYT bao phủ năm 2020 giảm 3% so với năm 2019 nguyên nhân do một số xã, thôn, ấp đặc biệt khó khăn không được hưởng các chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 73/QĐ-UBDT ngày 29 tháng 02 năm 2016 và Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về vệc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, xã khu vực II, xã khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 thì thôn 2 xã Bình Trung, ấp Vinh Thanh thị trấn Ngãi Giao và xã Đá Bạc, Suối Rao không thuộc diện được hưởng BHYT (trừ

thôn Lồ Ồ xã Đá Bạc và Thôn 1, Thôn 3 xã Suối Rao) không còn được hỗ trợ nên đều giảm.

- Ở các xã, thị trấn việc triển khai Kế hoạch để thực hiện vẫn chưa được quyết liệt dẫn đến các đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình còn thấp;

- Vai trò Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã, thị trấn trong công tác tuyên truyền vận động còn hạn chế; kỹ năng tuyên truyền còn yếu, đa số các đoàn thể chưa cập nhật đầy đủ các thông tin về BHYT để tuyên truyền, vận động;

- Công tác tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu, do đó còn rất nhiều người dân thiếu các thông tin liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHYT;

- Mạng lưới Đại lý thu BHYT chưa thực sự chủ động, tích cực bám sát người dân để tuyên truyền, vận động và hướng dẫn tham gia BHYT theo hộ gia đình. Người dân thiếu thông tin về BHYT, chưa thấy hết lợi ích, ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm tham gia BHYT.

- Chất lượng khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế tuy có nâng lên, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, nhất là y tế tuyến xã; thái độ phục vụ của một số cán bộ y tế và thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh đối với đối tượng BHYT còn gây bức xúc cho người bệnh; cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được đầu tư nhiều, nhưng vẫn chưa đảm bảo, đội ngũ y bác sỹ còn thiếu;

- Một số quan điểm của người dân cho rằng chỉ tham gia BHYT khi có đau, ốm và có bệnh nặng hoặc có nguy cơ mắc bệnh cao. Nguyên nhân ở đây là do công tác tuyên truyền, vận động chưa được thường xuyên, chưa cụ thể, hiệu quả chưa cao; mặt khác, người dân còn than phiền về dịch vụ y tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

4.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Như đã trình bày trong chương 3, để đảm bảo được số mẫu quan sát tối thiểu là 115 để phân tích nhân tố khám phá EFA được thực hiện 280 bảng câu hỏi được gửi

đi khảo sát trong địa bàn huyện Châu Đức. Với tổng số bảng câu hỏi phát ra là 280 bảng khảo sát thu về và loại bỏ các bảng thông tin trả lời không đầy đủ và không khách quan còn 250 bảng.

Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Chỉ tiêu Phân loại Tần số

(người)

Tần suất (%)

Giới tính Nam 118 47,2

Nữ 132 52,8

Độ tuổi Dưới 30 tuổi 92 36,8

Từ 30 đến 40 tuổi 71 28,4

Từ 41 đến 50 tuổi 51 20,4

Trên 50 tuổi 36 14,4

Thu nhập bình quân Dưới 10 triệu đồng 102 40,8

Từ 10 đến 20 triệu đồng 68 27,2

Từ 20 đến 30 triệu đồng 49 19,6

Trên 30 triệu đồng 31 12,4

Tổng 250 100

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)

Từ kết quả thống kê theo Bảng 4.1 tác giả rút ra một số nhận xét như sau: - Giới tính: Số người được khảo sát là 250 người, trong đó có 132 người là nữ, chiếm tỷ lệ 52,8% so với 118 người là nam, chiếm tỷ lệ 47,2%. Tỷ lệ phụ huynh là nữ cao hơn một chút so với phụ huynh nam giới nhưng không đáng kể cho thấy sự đồng đều về giới tính trong dữ liệu khảo sát.

- Độ tuổi: Kết quả điều tra cho thấy độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là dưới 30 tuổi với 92 người chiếm 36,8%, kế đến là hai nhóm độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi và 41 đến 50 tuổi với tỷ lệ cao thứ hai và ba lần lượt chiếm 28,4% và 20,4%, thấp nhất là độ tuổi 50 chỉ chiếm tỷ lệ 14,4%. Các mức độ tuổi này được phân bổ tương ứng theo tỷ lệ khảo sát các cấp trường trên địa bàn.

- Thu nhập bình quân tháng: Nhóm thu nhập trung bình dưới 10 triệu đồng chiếm đa số với 102 người chiếm tỷ lệ 40,8% phản ánh hợp lý thu nhập của huyện thuần nông như Châu Đức, nhóm thu nhập khá từ 10 đến 20 triệu đồng với 68 người chiếm tỷ lệ cao thứ hai 27,2%, tiếp theo là nhóm thu nhập cao từ 20 đến 30 triệu với 49 người chiếm tỷ lệ 19,6%, cuối cùng là nhóm thu nhập rất cao với 31 người chiếm tỷ lệ 12,4%. Các mức độ thu nhập này được phân bổ tương ứng theo tỷ lệ khảo sát các cấp trường trên địa bàn cũng như độ tuổi.

4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Việc kiểm định độ tin cậy của thang đo là điều cần thiết trong việc phân tích, và để kiểm định độ tin cậy của thang đo các yếu tố trong nghiên cứu, tác giả tiến hành tính toán hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo và xem xét các hệ số tương quan biến - tổng. Các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo khi có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên sẽ được chấp nhận để phân tích trong các bước tiếp theo (Nunnally và Burnstein, 1994).

4.3.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo Thái độ

Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3; hệ số Cronbach’s Alpha tổng là 0,781 > 0,6; ngoài ra các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng. Như vậy thang đo “Thái độ” đạt độ tin cậy về kiểm định thang đo, không có trường hợp biến quan sát nào bị loại bỏ.

Bảng 4.2: Kiểm định độ tin cậy thang đo Thái độ

Thang đo Tương

quan biến – tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến Cronbach’s Alpha = 0,781

TD1 Tôi cảm thấy an tâm khi chính sách BHYT Học sinh được Nhà nước tổ chức triển khai và thực hiện.

Thang đo Tương quan biến – tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến TD2 Tôi thấy tham gia BHYT Học sinh là việc làm

hữu ích

0,588 0,727 TD3 Tôi cho rằng Học sinh được chăm sóc sức khỏe

ban đầu tại trường là cần thiết để đảm bảo sức khỏe học tập.

0,598 0,721

TD4 Tôi cảm thấy tin tưởng vào các quyền lợi mà chính sách BHYT Học sinh mang lại.

0,594 0,725 (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)

4.3.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo Ảnh hưởng của xã hội

Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3; hệ số Cronbach’s Alpha tổng là 0,739 > 0,6; ngoài ra các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng. Như vậy thang đo “Ảnh hưởng của xã hội” đạt độ tin cậy về kiểm định thang đo, không có trường hợp biến quan sát nào bị loại bỏ.

Bảng 4.3: Kiểm định độ tin cậy thang đo Ảnh hưởng của xã hội

Thang đo Tương

quan biến – tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến Cronbach’s Alpha = 0,739

AH1 Những người thân trong gia đình ủng hộ tôi trong việc tham gia BHYT Học sinh cho con em mình.

0,515 0,691

AH2 Những người thân trong gia đình khuyến khích tôi mua BHYT Học sinh cho con em mình.

0,500 0,699 AH3 Tôi biết có rất nhiều người tham gia BHYT

Học sinh cho con em mình có hoàn cảnh giống tôi.

0,547 0,671

AH4 Có rất nhiều cha mẹ Học sinh mà tôi biết đã tham gia BHYT Học sinh.

0,571 0,657 (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)

4.3.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi

Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3; hệ số Cronbach’s Alpha tổng là 0,937 > 0,6; ngoài ra các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng. Như vậy thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi” đạt độ tin cậy về kiểm định thang đo, không có trường hợp biến quan sát nào bị loại bỏ.

Bảng 4.4: Kiểm định độ tin cậy thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi

Thang đo Tương

quan biến – tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến Cronbach’s Alpha = 0,937

NT1 Tôi hoàn toàn đủ khả năng, hiểu biết và thu nhập để tham gia BHYT Học sinh.

0,798 0,934 NT2 Nếu muốn tôi có thể dễ dàng đăng ký tham gia

BHYT Học sinh trong tháng tới .

0,900 0,902 NT3 Tôi cảm thấy việc tham gia BHYT Học sinh

không có gì cản trở.

0,800 0,934 NT4 Về mức đóng, thời gian đóng, phương thức

đóng BHYT Học sinh tôi có thể tìm hiểu dễ dàng.

0,908 0,899

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)

4.3.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo Ý thức tình trạng sức khỏe

Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3; hệ số Cronbach’s Alpha tổng là 0,848 > 0,6; ngoài ra các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng. Như vậy thang đo “Ý thức tình trạng sức khỏe” đạt độ tin cậy về kiểm định thang đo, không có trường hợp biến quan sát nào bị loại bỏ.

Bảng 4.5: Kiểm định độ tin cậy thang đo Ý thức tình trạng sức khỏe

Thang đo Tương

quan biến – tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến Cronbach’s Alpha = 0,848

YT1 Tôi nghĩ mình là người rất ý thức đến sức khỏe của con em mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

0,686 0,821

YT2 Tôi đang rất quan tâm đến sức khỏe của con em tôi.

0,751 0,754 YT3 Tôi thấy con em mình cần được nhận thức về

sức khỏe đối với chính bản thân.

0,716 0,789 (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)

4.3.5. Kiểm định độ tin cậy thang đo Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3; hệ số Cronbach’s Alpha tổng là 0,863 > 0,6; ngoài ra các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng. Như vậy thang đo “Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT” đạt độ tin cậy về kiểm định thang đo, không có trường hợp biến quan sát nào bị loại bỏ.

Bảng 4.6: Kiểm định độ tin cậy thang đo Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT

Thang đo Tương

quan biến – tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến Cronbach’s Alpha = 0,863

CL1 Thái độ ứng xử, chuyên môn của nhân viên y tế tốt.

0,716 0,825 CL2 Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người

bệnh khám chữa bệnh BHYT tốt.

0,674 0,836 CL3 Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT nhanh

chóng.

Thang đo Tương quan biến – tổng

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU ĐỨC TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU (Trang 50 -50 )

×